TỰ TIN VÀO CHÂN NHƯ
Nếu con đang cố gắng nhìn thấy chân như, hãy nhớ rằng
Nỗ lực muốn thấy chân như là thừa thãi
Ngay cả sự căng thẳng và nóng lòng khi cố gắng cũng chính là chân như
Cố gắng để thấy chân như chính là rời xa khỏi chân như
Thay vào đó, hãy thấy rằng: kể cả sự cố gắng lẫn người đang cố gắng
Cũng là biểu hiện tự nhiên của chân như
Bất cứ khi nào con cố gắng, đó chính là chân như đang biểu diễn cảnh “tôi đang cố gắng nhìn thấy chân như”
Nếu con tự tin vào điều này, chân như sẽ tự nhiên hiển lộ
Khi lòng tự tin được củng cố vững vàng
Mọi cố gắng nỗ lực tự tan biến
Không còn mảy may hoài nghi gì nữa, người đang cố gắng sẽ nghỉ ngơi
Và hòa nhập với chân như làm một
Cố gắng = rời xa
Tự tin = tan biến mọi cố gắng = chính là chân như
Yêu quý con,
Trong Suốt
Không có gì nên làm hay bắt buộc phải làm
Chưa bao giờ từng có người làm,
Chưa bao giờ từng có sự lựa chọn,
Chưa bao giờ từng có sự chú ý,
Chưa bao giờ từng có sự cố gắng,
Chỉ có một dòng chảy tự nhiên của sự hiện ra trống không.
‘Tôi’, ‘lựa chọn’, ‘cố gắng’, ‘chú ý’ đều được suy diễn từ dòng chảy tự nhiên đó.
Hiểu được như vậy, ‘cái tôi’ – người làm – và hành động làm sẽ tan biến
Chỉ có dòng chảy sống động của trống không sáng tỏ,
Không hề có cảm giác về người làm hay hành động làm
Đó gọi là ở trong dòng chảy không cố gắng của không thiền định.
❤️,
Trong Suốt
Trích trà đàm “Không có gì nên làm hay bắt buộc phải làm” – Sài gòn, 10/12/2017.
Xem thêm :
MỌI VIỆC ĐỀU HOÀN HẢO, NGAY LÚC NÀY!
Thực tại, cái đang là, thì luôn hoàn hảo và không có một vấn đề gì. Mọi vấn đề chỉ nằm trong các xu hướng sai lầm của tâm trí.
Tâm trí có xu hướng đối tượng hóa và khái niệm về thực tại. Khi nắm bắt thực tại – cái đang xảy ra thành những khái niệm xong, do không hiểu những điều này chỉ là suy nghĩ, tâm trí gán lên thực tại một sự thật mà vốn không hề có. Đó gọi là vô minh, hay cái thấy bị che mờ. Vô minh khiến quá trình thích, ghét thực tại xảy ra, sau đó sự bám chấp và sân hận sẽ xảy ra, và đau khổ là kết quả không thể tránh khỏi của quá trình đó.
Để kết thúc đau khổ, người tu hành cần nhìn thấy sự thật, thoát khỏi ảnh hưởng của tâm trí. Tâm trí cần các đối tượng để suy nghĩ, không có đối tượng, tâm trí sẽ không thể vận hành.
Ngược lại với vô minh, cái thấy bị che mờ, cái thấy trong suốt là gì? Bằng học hỏi về kiến từ một người thầy và thực hành sống trọn vẹn trong hiện tại, hành giả Trong suốt dần dần biết rõ và hoàn toàn thấu triệt rằng mọi sự vật hiện tượng, trong cả sinh tử và niết bàn, đều trống rỗng, không đối tượng, không có một cái tôi nào đứng phía sau. Đó còn gọi là trí tuệ thực chứng tính không đối tượng của những thứ vốn không có thật và trống rỗng. Bằng sự nhận ra rằng vốn không hề có một đối tượng nào, tâm trí mất chỗ dựa là các đối tượng. Mọi suy nghĩ đều được nhìn rõ là không có cơ sở, và tự mất khả năng đại diện cho thực tại. Suy nghĩ không còn xu hướng nắm bắt thực tại, không còn khả năng gây ra thích, ghét, bám chấp… nữa và trở về đúng với nó vốn là: suy nghĩ chỉ là suy nghĩ, một biểu hiện sống động trong thực tại đang là, không hơn, không kém.
Bởi phương pháp mạnh mẽ này, mọi sự vật hiện tượng xuất hiện và các trạng thái khác nhau của tâm trí sẽ dần dần bị tiêu tan vào trong bản tính tự nhiên – sự thật tuyệt đối, giống như một ngọn núi vĩ đại bằng đất bị tan dần xuống do hơi ẩm của đại dương bao quanh nó.
Đó cũng là con đường Trongsuot đang chia sẻ với các bạn.
Yêu quý bạn
Trongsuot
Trần Đình Hiền Trong Suốt ơi làm sao có thể nhận biết và tách rời giữa tâm trí và suy nghĩ ạ. Hai khái niệm này theo kinh nghiệm thì cứ mắc dính vào với nhau như 1.
Trong Suốt
Trong bài viết trên của Trongsuot thì tâm trí chính là tập hợp các suy nghĩ, quá trình suy nghĩ hay là sự suy nghĩ.
Dac Nguyen
Ba khái niệm “tập hợp các suy nghĩ”, “quá trình suy nghĩ”, với “sự suy nghĩ” khó hiểu quá. Anh Trong suốt có thể tách rõ hơn đc ko ạ?
Trong Suốt Tâm trí = Sự suy nghĩ, đơn giản hơn chưa bạn Dac Nguyen
Dac Nguyen Thú thật là em chưa hiểu. Chắc cần tìm hiểu thêm ạ.
Hong Yun
E có đọc dc 1 câu tiếng Pháp, tạm dịch là: Hiện tại vắng quá khứ thì không có tương lai. Nhưng khi đọc bài viết trên và trc đó của Trong Suốt về hiện tại thì là chúng ta nên trân trọng, sống đúng với hiện tại đúng ko ạ?
Đàm Ngọc Minh Anh
“Suy nghĩ chỉ là suy nghĩ, một biểu hiện sống động trong thực tại đang là, không hơn, không kém”
Vô cùng dễ hiểu. Thật tuyệt vời. Cảm ơn Trong Suốt nhiều lắm
Le Pham
Theo mình nghĩ, nếu chúng ta hiểu được kinh Bát Nhã, thì bài này sẽ dễ hiểu hơn. Cái “không” và cái “có” là do “Tâm” (sự suy nghĩ) tạo nên. Cuốn sách “Phép lạ của sự tỉnh thức” (tên cũ là Ý thức em rạng tỏ mặt trời) của thiền sư Nhất Hạnh nói nhiều về điều này.
Minh Trí
Thật tuyệt vời cám ơn trong Suốt: Sự khai thị sâu sắc từ Trong Suốt là kim chỉ lam để chánh kiến hiển lộ ngày càng vững trắc.
Linh Nga Linh Nga
Để kết thúc đau khổ, người tu hành cần nhìn thấy sự thật, thoát khỏi ảnh hưởng của tâm trí. Tâm trí cần các đối tượng để suy nghĩ, không có đối tượng, tâm trí sẽ không thể vận hành.
Ho Kim Phuc
xin lỗi Trong suốt xin mạo muội trao đổi thế này (có thể mình sai) vô thường luôn đến và ta phải dùng trí tuệ để hiểu ,hiểu đúng nghĩa của sư thât , ta sẽ ko còn chấp nưa tâm sẽ nhẹ nhàng. nhưng để đạt và đến Con Đường Trong Suốt có thật là cần phải nhổ cỏ tận gốc thì trong suốt mới hiện hữu ko vì thật ra cuộc đời này vô thường cả trong tâm trong thân trong hoàn cảnh luôn hiện hữu. “Con Đường Trong Suốt, là cái mình luôn muốn hướng tới chẳng để làm gì cả chỉ vì Trong Suốt trong tâm” nhưng cách làm của Trong Suốt mạnh mẽ . cần có một bước chuyển tiếp nào để dễ dàng hơn cho những tâm hồn chưa được khai sáng.chưa đạt được trí tuệ không. Cảm ơn Trong Suốt !
Trong Suốt
Bạn Ho Kim Phuc thân mến, con đường tuy dài và khó khăn nhưng cứ đi sẽ đến đích. Khó nhất thường lại ở bước đầu tiên.
Bước đầu tiên là bạn phải ý thức về Vô thường và thực sự nổi lên nỗi sợ vô thường. Chỉ khi ý thức rõ về vô thường bạn mới xác quyết được việc bước đi trên con đường ra khỏi đau khổ và đến với hạnh phúc và trí tuệ thực sự là cần thiết.
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác của Trongsuot trong thời gian tới để rõ hơn về điều này.
Trần Vũ Mình cũng muốn được gặp những thiện tri thức để học hỏi, bạn Lê Minh Thức nói chuyện có điểm giống với giáo pháp của Làng Mai do thầy Thích Nhất Hạnh sáng lập. A di đà phật!
Ái Dương lời cuối cùng của Phật Thích Ca trước khi rời thân thể là :Hãy là ánh sáng lên bản thân mình
Tuyen Vo Quoc Ưng vô sở trú nhi sanh kỳ tâm!
Ưu Bà Tắc Ai hỏi phật thì ngài sẽ trả lời ngay tức khắc . Ngài ko bao giờ cần phải suy nghĩ .
Vì chúng ta là phàm phu dùng cái vọng tâm nên cần suy nghĩ. Chứ phật dùng chân tâm ngài đâu cần phải suy nghĩ.
Vậy cái vọng tiêu thì cái chân sẽ hiện. Chân vọng chỉ là 1 do vô minh mà khởi vọng. Như có gió thì thành sóng. Sóng và nước chỉ là 1 .
Bản tính của chúng ta là diệu minh chân tâm. Do vô minh khởi mà sinh ra vọng tưởng phân biệt và chấp chước nên tâm đó là tâm vọng là cái tâm sinh diệt. Nên ta không có được trí huệ và đức tướng của phật. Phật là người giác ngộ được chân tâm ngài đã thấy được bản tánh của mình. Vậy ta tu hành là chở về bản tánh của mình. Các pháp tu chỉ là phương tiện đưa ta về nhà. Còn chân lý thì bất khả thuyết ko thể dùng ngôn ngữ mà nói được
Bài viết trên thì dõ dàng rồi khuyên ta ko nên phân biệt chấp chước và vọng tưởng xa lìa vọng tâm trở về với chân tâm. Bảo ko vọng tưởng ko phân biệt nge khó nhỉ. Thế nên có pháp môm niệm phật để thu nhiếp tâm. Thế nên tôi niệm a di da phật thật nhiều haha đúng đấy các bạn ạ
Hoc Nguyen Van Sóng và nước là 1..Đi tìm cái đang là.. là khó quá..khó quá.
Ưu Bà Tắc Nói khó rất khó. Nói dễ rất dễ. Nếu có thể buông bỏ được thì rất dễ ko buông bỏ được thì rất khó
Tuyen Pham Không phải nói buông là buông được dù thấy được, nói được, hiểu được, vì vậy vẫn phải để cho đau khổ dìm xuống đến tận cùng rồi, thấy rõ vô thường, cùng với chánh niệm sẽ đẩy bật lên cao. Khi không còn sợ hãi khổ đau, sẵn sàng để đón nhận, để cho nó nhấn chìm ta xuống càng sâu, sức bật có thể càng lớn. Việc đầu tiên chính là tập từ bỏ sợ hãi…
Ưu Bà Tắc Nếu có tránh niệm thì sao có đau khổ. Nếu để cho đau khổ dìm suống đến tận cùng rồi thì sợ rằng lại thoái tâm. Đứng còn chẳng vững nói gì đến bật được
Đừng lo lắng về chuyện giác ngộ – Phật vốn đã ở nơi tâm con, sẵn sàng thị hiện
Đừng lo lắng về chuyện giác ngộ; Phật vốn đã ở nơi tâm con, sẵn sàng thị hiện. Nhưng bởi vì chúng ta không hướng được vào bên trong mà thường xuyên bị phóng tâm nên chúng ta không nhận ra được Phật. Khi một niệm (tư tưởng) quá khứ đã ngừng dứt và niệm tương lai chưa khởi lên, thì trong khoảng cách giữa các niệm bám chấp ấy, con có thể thoáng nhìn thấy được chân tâm đang an trú như không gian; đây chính là Phật
Nếu con thường xuyên ở trong trạng thái thì con đang giác ngộ. Khi nào con thôi không bám chấp nữa thì không có nguyên nhân nào để đưa con trở lại luân hồi. Khi nào con bắt đầu bám chấp thì con tiếp tục gieo nhân cho luân hồi. Thực sự thì Phật không ở đâu xa. Phật luôn luôn sẵn sàng thị hiện. Nếu con không từ bỏ chấp ngã nhưng lại cố thoát khỏi luân hồi bằng cách sống ẩn cư thì con vẫn sẽ không được giải thoát. Nếu con thôi không chấp ngã trong lúc tiếp tục sống trong thế gian này thì con sẽ được giải thoát.
~ Đức Garchen Rinpoche
Một bình giảng ngắn về ba lời tuyên bố của Garab Dorje
do Đức Dudjom Rinpoche
I. Về sự trực tiếp đưa vào bản tánh của chính mình:
Cái tỉnh giác tươi mới hiện tiền này của khoảnh khắc hiện tại, siêu vượt mọi tư tưởng liên quan đến ba thời, chính là cái tỉnh giác bổn nguyên hay trí huệ (ye-shes) bổn nguyên, nó là tánh Giác (rig-pa) tự tại. Đây là sự trực tiếp đưa vào bản tánh của chính mình.
II. Về quyết định dứt khoát ở trong trạng thái độc nhất này:
Bất cứ hiện tượng nào của Sanh tử và Niết bàn biểu lộ ra, tất cả chúng đều hiển hiện trò chơi của năng lực hay tiềm năng sáng tạo của tánh Giác tự tại trực tiếp của chính mình. Bởi vì không có cái gì ra khỏi cái này, người ta cần liên tục ở trong trạng thái của tánh Giác kỳ diệu và độc nhất này. Bởi thế, người ta phải quyết định dứt khoát ở trong trạng thái độc nhất này cho chính mình và phải biết rằng không có gì hiện hữu ngoài Cái Này.
III. Về liên tục trực tiếp tin vào giải thoát:
Bất cứ tư tưởng thô hay tế nào khởi lên, chỉ bằng nhận biết bản tánh của chúng, chúng sanh khởi và tự-giải thoát đồng thời trong cảnh giới bao la của Pháp thân, nơi đó tánh Không và tánh Giác không một chút tách lìa. Bởi thế, người ta cần liên tục tin ngay vào sự giải thoát của chúng.
Dịch bởi Vajranatha Baudhnath, Nepal, 1978

Xem thêm các bài viết liên quan: