Tụng Kinh Niệm Phật bắt buộc phải Quy Y?
Chùa quy y cho Phật Tử là bổn phận, không được lấy tiền gì cả. Phật Tử tùy hỷ cúng dường bao nhiêu là bổn phận của họ. Nếu chùa lấy tiền khi Phật Tử quy y, họ còn tệ hơn Phật Tử chưa biết tu. Các Thầy tu đúng nghĩa chẳng ai làm như thế cả.
Hỏi: Con nghe phải Quy Y rồi mới được Tụng Kinh Niệm Phật. Nếu chưa quy y mà tụng niệm là tu ké mà con lại chưa quy y. Con sẽ để mọi sự tùy duyên, cái gì cần đến sẽ đến. Con cũng mong là do con nông cạn nên chưa hiểu được hết ý của vị hòa thượng kia nói.
Thầy Hoàng Quý Sơn: Dĩ nhiên làm Phật tử quy y là điều tốt và rất cần thiết. Nhưng lỡ không phải quy y Thánh Tăng mà quy y Sa Tăng (quỷ) thì sao?
Vậy chi bằng chưa gặp Thánh Tăng thì cứ quy y Thánh Tăng trong Tâm mình hay hơn.
Nếu bảo chưa quy y không được tụng kinh vậy là hóa ra Phật Pháp chỉ nhằm độ Phật Tử, còn những người ngoại đạo tà giáo thì đời đời kiếp kiếp không ngóc đầu lên được rồi. Vậy là Tà Đạo chứ đâu phải là Phật Đạo. Thế nếu ai đó vô tình đọc được Bát Nhã Tâm Kinh rồi đại ngộ là bỏ đi? Nhưng bỏ thế nào được khi Tâm họ ngộ thì cấm họ bằng cách nào?
Lục Tổ ngộ Kinh Kim Cang khi giao củi, ngài mù chữ và cũng chưa quy y, nghe người đọc Ngài liền đại ngộ thì sao? Đến khi gặp Ngũ Tổ đắc Pháp được trao Y Bát cũng chưa quy y. Sau 16 năm thành Đạo vẫn là một cư sĩ, lúc đó mọi người biết rồi mới cạo đầu, và làm lễ quy y. Vậy thì sao?
Tu đến khi Đắc Đạo rồi mới làm lễ quy y như Lục Tổ có vấn đề gì? Nếu có vấn đề sao khi Ngài chưa quy y mà các vị hòa thượng lại đến đảnh lễ xin tham vấn?
Những việc quy y, cạo trọc, mặc áo vàng, áo lam, tuy là người Phật Tử cần nhưng đó chỉ là hình thức; mục đích để khỏi bị người đời lợi dụng tự cạo đầu, mặc áo vàng nhưng không có giấy tờ chứng minh, rồi đi quyên góp hoặc làm bậy khiến Đạo Phật mang tiếng thôi.
Việc thành Phật đâu có dành riêng cho những ai trọc đầu và cấm những kẻ có tóc? Nếu thế thì sao Ngài Hư Vân để tóc dài mà lại là người Đắc Đạo mà ai cũng kính phục, đến sau này người ta còn cho rằng Thiền Sư như Ngài sau thế kỷ 20 không còn nữa?
Bởi vì Phật Tâm hay Tự Tánh nó không có mặc áo vàng, áo nâu, áo lam…. Nó cũng không có quan tâm trọc đầu hay có tóc, là đàn ông hay đàn bà, già hay trẻ, hoặc quy y hay không quy y, hoặc đi chùa nhiều hay không đi chùa hoặc gì gì cả….
Làm gì có chuyện bạn quy y hay đi chùa nhiều thì bạn đọc tụng kinh sẽ hiểu khác và hơn bạn không đi chùa hay không quy y? Ngài Thần Tú chả phải đã làm thầy giáo thọ dạy các thiền sinh, tu và ngồi thiền mòn đít mà có hiểu Tự Tánh là cái gì đâu khi bị hỏi. Trong khi một người như Lục Tổ đối với họ là một kẻ man di (mọi rợ) vừa nghe lại hiểu ngay.
Tu Phật là tu Tâm, nên có dính dáng gì đến hình tướng của bạn ăn mặc thế nào, đàn ông hay đàn bà hoặc tuổi tác gì của bạn đâu. Nếu đã giống nhau cả tùy theo ngộ tánh (duyên) của mỗi người, thế quy y hay không quy khác nhau gì?
Nguyện cầu cho tất cả ai đọc được bài này sẽ được nhiều lợi ích và một thời đồng trọn thành Phật Đạo!
Thầy Hoàng Quý Sơn
Vấn đáp
Hien Truong
Thầy cho con hỏi câu ngu ngu tý ạ.(đây ko chỉ là thắc mắc của con mà là thắc mắc của mấy ng trong gđ nhà con nữa. Con mong thầy chỉ giúp cho con)
Tại sao mọi ng tu theo pháp môn Dược Sư nhưng khi đến nghiệp vãng sanh thì ko xin về cõi Đông Phương mà cứ xin được về cõi Tây Phương ạ
Trương Đạt
Đới nghiệp vãng sanh cực lạc là pháp môn adi đà. Đới nghiệp vãng sanh là vãng sanh cực nhọc hi hi. PM Dược sư là tiêu nghiệp vãng sanh. Muốn đi đâu tùy ý.
Vân Anh Hà
Em nghe nói, Đông Phương là “trường học” dành cho các vị bồ tát, Thanh văn, duyên giác… kiểu như trường cao cấp (kiểu như cấp học sau đại học). Tây Phương là “trường học” bình dân hơn so với Đông Phương (ví như đại học), có thể mở cửa cho những hàng chúng sinh như chúng ta khi đã rốt ráo tu tập và “đủ điều kiện” để về được Tây Phương. Nếu quả như vậy thì để về được Đông Phương thì bắt buộc phải tu học tốt ở Tây Phương trước. Đến đây thì xin ý kiến chỉ dạy của thầy Sơn Quý Hoàng ạ
Trương Đạt Vân Anh Hà
ko nên nghe nói, phân biệt lung tung vô căn cứ như vậy. Cứ lo tu đi, ngày nào tới được mới hay biết hi hi. Trong kinh Phật ko nói như bạn nghe thấy đâu hi hi
Sơn Quý Hoàng Vân Anh Hà
nghe ai nói như thế hihihi?
Vân Anh Hà
Dạ, em cảm ơn Lão Trương đã nhắc nhở ạ. Chuyện nghe nói và tin ngay là 2 vấn đề khác nhau ạ. Tất cả chúng ta tu sau thì đều là đọc lại, nghe lại người đi trước, em xem như tham khảo thôi ạ. còn để chứng thực được thì không phải dễ phải không ạ. Em còn nghe nói, kinh sách ngày nay, sau nhiều nghìn năm truyền lại cho con cháu, đến thời mạt pháp cũng bị tam sao thất bản nhiều ạ.
Dạ, em xin phép thầy Sơn Quý Hoàng không nêu tên người nói ở đây ạ . Em chỉ muốn xin nghe thêm ý kiến từ thầy thôi ạ.
Sơn Quý Hoàng Vân Anh Hà
người nào nói điều đó là người hoàn toàn chưa bao giờ đọc Kinh điển. Hoặc có đọc Kinh thì cũng chỉ là đọc chơi cho vui chứ bản thân người đó chẳng hề biết là mình đang đọc gì cả!!!
Vân Anh Hà Dạ thầy Sơn Quý Hoàng
Kim Quý
Nên Phật nói: Chúng sinh đều bình đẳng.Chúng sinh đều có Phật tánh.Nghĩa là ai cũng có thể Tu được kể cả súc sinh hay loài thực vật….vv
Nhuan Vu
Cảm ơn Quý Thầy, Thầy đã chỉ bầy đúng chính Pháp của Đức Phật. Tu tâm để đi đến giác ngộ cho bản thân, để đc giải thoát khổ đau trong cs hiện tại và khi lâm chung đc vãng sinh về cõi Phật, đó là mục đích cao quý nhất của ĐẠO PHẬT. Thời buổi này Minh Sư thì ít, tà sư thì nhiều? Buồn lắm Thầy ạ, con kính chúc Thầy thật nhiều sk, trí tuệ để giúp mng nhất là giới trẻ VN hiểu đc chân lý mà tu, ko phải lặn lội đi tìm ở đâu cả, vừa tốn tiền, vừa mất thời gian mà lại ko có kết quả. Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Con hơi dài dòng, có điều gì thất lễ, hay phạm thượng mong Thầy hoan hỉ và đại xá cho con nhé.
Nguyen Nhu Nguyen
Ha ha con thick cách viết của chú quá Chú Sơn oi!! Cái gì mà tào lao. Ba láp, ba trợn. Vậy mới là Chú chứ.
Phan Thanh Hien Em cũng chưa quy y nè thầy, vẫn tu ké hoài 😀
Nhung Tỉnh Thức
Cảm ơn chú! Trước kia cháu học Phật cũng có nghe nói thế. Chưa quy y là tu ké, trộm Pháp. Nghe cũng sợ! Sau đọc nhiều, nghe chú nói đâu phải cứ cạo đầu mới thành Đạo cháu hiểu ra rằng: tu là để an lạc ngay trong đời hiện tại, tu tâm! Tâm tịnh thì mọi việc đều thông. Tại nhiều cư sĩ tâm đạo còn hơn nhiều thầy chùa. Bây giờ cháu cũng chưa quy y, sau này gặp được vị sư tốt sẽ quy y khi đủ duyên.
Vân Anh Hà
Nói về vụ đóng phí, khoảng hơn 3 trước đây khi con có mong muốn được quy y Tam bảo thì có tìm đến chùa Trấn Quốc để hỏi lịch quy y. Con được biết là mỗi người đăng kí quy y thì đóng phí 500.000 đ, nhà con 3 người thì vị chi là 1.500.000 đ. Con cũng lấy làm thắc mắc chút, nhưng lúc đó chưa nghĩ nhiều nên cũng định chờ đến khi nào chùa báo có lịch quy y thì đăng kí. Vậy mà sau đó không lâu, đã có duyên quy y tại 1 chùa khác ngoài dự tính, và ở đó là tùy tâm cúng dường Tam bảo ạ.
Ngọc Lục Bảo
Mong cho nhưng người nào đang muốn tu tập mà đang vướng lầm chấp thì sẽ đọc được bài này của Chú để yên tâm mà tu tập.
Sơn Quý Hoàng
Công nhận từ sau khi viết bài này rồi, không con thấy ai hỏi tụng Kinh, trì Chú, Niệm Phật, có cần quy y nữa 0???
Nếu ai đã đọc bài này rồi thì cũng đâu còn quan trọng, vấn đề là phải đi tu từ nhỏ thì tốt hơn là già mới đi tu…
Vậy chứ Đức Phật và Ngài Hư Vân bị bắt có vợ rồi 19-20 tuổi mới đi tu. Ngài Lục Tổ cũng 19-20 tuổi mới tu… Hoặc ngài Tuyên Hóa lúc tu Lạy Sám Hối mỗi ngày Lạy Sám Hối mấy ngàn lạy mà chẳng biết lạy ai, chỉ chí thành lạy và phát tâm lạy vì lợi ích của thế giới và chúng sinh…
Ngay như ngài Quảng Khâm đến 42 tuổi mới tu. Thế sao các Ngài đều đắc Đạo cả? Bới vì việc đắc Đạo có dính dáng gì đến chuyện đi tu lúc bao nhiêu tuổi đâu!!!
Hễ còn suy nghĩ như thế thì đều là chấp trước. Muốn đắc Đạo chắc hơi khó hehehe !!!
Xem thêm: Tụng Kinh Gõ Chuông Mõ Đúng Hay Sai?