TÙY KHẢ NĂNG MÀ PHÁT NGUYỆN
Có rất nhiều vị phát nguyện tu tập nhưng không chịu dựa vào khả năng của mình đến đâu, cứ thấy người khác làm và bắt chước làm theo.
Để rồi khi nguyện xong thì không tu nổi, sau đó bối rối, lo lắng vì nghĩ mình đã thất hứa với Phật, sợ bị tội,…..
Một vài ví dụ về sự phát nguyện của nhiều vị như sau :
1. Con nguyện với Phật là chỉ ăn ngày một bữa, không ăn quá giờ ngọ.
(Phát nguyện xong thì ăn không nổi, do không chịu đói được).
2. Con nguyện là sẽ tụng 100 biến Chú Đại Bi mỗi ngày.
(Và nhiều ngày bận quá, thế là cũng không làm được).
3. Con nguyện sẽ ăn chay trường, ăn chay mãi mãi.
( Nhưng ăn được một tháng thì sức khoẻ không đảm bảo, vì ăn sơ sài đạm bạc quá, thế là có ý muốn chuyển sang ăn mặn trở lại ).
4. Con nguyện mỗi ngày sẽ lạy 500 lạy để lễ Phật, Bồ tát.
Nhưng nguyện xong, thì lễ không nổi, do tuổi già lưng đau.
5. Con nguyện sẽ chỉ ngủ ngồi không ngủ nằm.
Nhưng rồi cũng không làm được vì khó quá.
…………
Ở trên là những nguyện rất khó chứ không phải dễ mà làm được.
Những nguyện như thế chỉ dành cho những Bậc căn cơ cao, ý chí và sự kiên trì lớn, chứ không có dành cho Bậc hạ căn với tâm tính còn giải đãi còn lười, còn đam mê hưởng thụ.
Do đó, quý vị phải tùy khả năng của mình mà phát nguyện tu tập, không nên làm quá cái khả năng hiện có, và điều kiện cho phép của mình.
Xác định và phát nguyện hợp lý như thế, sẽ làm cho con đường tu hành của quý vị bền bỉ hơn, và tuy tiến chậm nhưng sẽ tiến đều hơn.
Chứ còn hơn quý vị phát nguyện cao rồi làm không được, sau đó tỏ ra có lỗi với Phật Bồ Tát, rồi sinh tâm phiền muộn, lo âu ….vậy là không nên.
Tu hành cốt yếu là để an lạc, để hạnh phúc mà, tại sao quý vị lại tự làm cho mình phải bị phiền muộn chứ.
Tóm lại các vị phải nhớ là :
” Hãy nên dựa vào khả năng và điều kiện hoàn cảnh của mình đến đâu mà phát nguyện tu cho hợp lý nhé “.
Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
Cư sĩ Nhuận Hòa