Ung dung An nhiên tự tại nghĩa là gì?
Nghĩa của từ Tự tại
- Ung dung thảnh thơi, làm chủ bản thân và không bị ràng buộc.
- Thư thái, không có điều gì phải lo nghĩ, phiền muộn.
- Là trạng thái tịnh về tâm, không chịu sự tác động bên ngoài.
- Tự tại, là không ngăn ngại, là giải thoát, là kết quả hoàn toàn của kẻ tu hành.
An nhiên là gì? An yên là gì?
An nhiên là 1 từ Hán Việt dùng để chỉ trạng thái tâm hồn và một cuộc sống bình yên, tĩnh lặng, thư thái của con người.
Theo nghĩa cơ bản thì “An nhiên” có nghĩa là:
- – An: Hàm ý cho sự an toàn, an lành, bình an, an toàn,…
- – Nhiên: có nghĩa cho sự tự nhiên, không cưỡng cầu
Vậy nên “An nhiên” mang ý nghĩa về sự thư thái trong tâm hồn, một lối sống vui vẻ, thoải mái, không sầu lo muộn phiền. Có thể gặp chuyện không nhưng mong muốn, tuy nhiên vẫn sẽ suôn sẻ, như ý,… an yên, bình yên, tùy duyên, thong dong..
An nhiên tự tại là gì? Sống an nhiên là gì?
An nhiên tự tại là để chỉ thái độ sống lạc quan, biết cách tận hưởng. Nói một cách hoa mỹ hơn, cụm từ này là để nói giống như cách sống mà các vị thiền sư khuyên bảo chúng ta. Sống không tham sân si, không vương vấn bụi trần. Mang thái độ độc lập tiền tài, danh vọng, để tự do cảm nhận từng khoảnh khắc của cuộc sống.
Tóm lại là an nhiên tự tại là hướng đến một lối sống chỉ có tích cực, bỏ qua mọi tiêu cực để không cảm thấy buồn phiền. Sống tĩnh lặng, thong dong giữa dòng đời hối hả, tấp nập.

Ý nghĩa của an nhiên
Ý nghĩa của cuộc sống an nhiên
Nghe qua định nghĩa thì chắc chắn bạn đọc đều cảm nhận được rằng đó là một thái độ sống mà hầu hết ai cũng mong muốn có. Để có thể dễ dàng bỏ qua những tiêu cực cứ xảy đến hằng ngày. Ý nghĩa của lối sống an nhiên đối với mỗi con người chúng ta là:
- – Giúp tâm hồn nhẹ nhàng, luôn luôn vui tươi, trẻ trung. Có thể giúp tuổi thọ được kéo dài hơn.
- – Không ganh đua, tị nạnh với đời, làm bất cứ điều gì mình muốn, tự do hơn, thoải mái hơn.
- – Dễ dàng bỏ qua những áp lực, buông bỏ mọi thị phi, thì bản thân sẽ không dễ dàng đánh gục bởi những khó khăn.
- – Khi sống an nhiên tự tại thì bạn sẽ có cái nhìn về cuộc sống một cách đa chiều hơn.
- – Có thái độ sống chủ động, luôn biết nhìn vào những mặt tốt lành trong mọi hoàn cảnh sống.
Làm thế nào để có một cuộc sống an nhiên tự tại?
Thử hỏi ai trong mỗi chúng ta lại không muốn có một cuộc sống an nhiên tự tại? Tuy nhiên, dù có phấn đấu đến đâu, thì cuộc sống này rất khó có thể cho bạn sự an nhiên được.
Hằng ngày, mỗi người trưởng thành mở mắt dậy là phải bắt đầu với cuộc chiến mưu sinh, lo về cơm áo gạo tiền. Việc “không cầu mà có” chỉ diễn ra với những trường hợp rất ít ỏi trong đời mà thôi, còn lại tất cả đều phải do chính bản thân chúng ta tự thân vận động, không ngừng tìm kiếm cơ hội và chăm chỉ làm việc để có được. Nên thực sự mà nói cuộc sống an nhiên giữa dòng đời tất bật này là vô cùng khó khăn.
Tuy vậy, ta thường nghe người đời nói: “Điều gì xảy đến với bạn không quan trọng, cái quan trọng là cách bạn đối diện với nó”. Bản chất của cuộc sống an nhiên là ở thái độ sống, chứ không phải những gì diễn ra xung quanh chúng ta. Vậy nên hãy rèn luyện cho mình thói quen và thái độ sống tích cực, thì cũng sẽ tới một lúc bạn có thể mặc kế những điều diễn ra ở bên ngoài, mà sâu thẳm bên trong nội tâm vẫn an nhiên tự tại.
Một số giải pháp dành cho các bạn muốn hướng đến một cuộc sống an nhiên tự tại:
Nuôi dưỡng tinh thần
Nuôi dưỡng tình thần bằng cách không tham lam hay cố chiếm đoạt thứ không thuộc về mình. Cũng không buồn vì người khác có được gì đó mà mình không có được.
Nên tìm hiểu về chính bản thân mình, để hiểu rõ hơn về giá trị của bản thân. Bớt ganh đua, ít tính toán sẽ giúp cho tinh thần bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Chăm sóc sức khỏe
Xây dựng cho mình chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều các loại rau củ quả, giảm thiểu chất béo và dầu mỡ. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao như một thói quen. Khi cơ thể khỏe mạnh thì dù cuộc sống có vất vả tới đâu, thì vẫn có thể vượt qua được nhiều hơn.

Sống thiện lương – cầu tiến
Hãy nên nghĩ đến những điều tốt đẹp, làm những thứ tốt đẹp. Dù bản thân có thể thiệt thòi một chút, tuy nhiên tâm hồn sẽ cực kỳ thanh thản.
Thể hiện một quan điểm sống vươn lên, tự đạt lấy những gì mình xứng đáng. Như vậy sẽ không phải đau đầu để kiếm kế mưu sinh, không tham sân si, thì cuộc sống mới ung dung, an nhiên, tự tại được.

Tự do và Tự tại
Có lẽ không ở thế kỷ nào mà nhân loại bàn và đòi hỏi về tự do bằng thế kỷ thứ XX này. Nào tự do cá nhân, tự do tư tưởng, tự do ngôn ngữ, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do kinh doanh, v.v… Đây là không kể những cái tự do thông thường như tự do ăn mặc, tự do ăn ở… mà mỗi người được quyền sắp đặt tùy ý và tùy túi tiền mình.
Tuy nhiên, như chúng ta biết, các thứ tự do đó đều là những tự do tương đối, có giới hạn: mỗi người được tự do làm những gì mình muốn miễn đừng đụng đến tự do của người khác, hay miễn đừng phương hại đến an ninh công cộng, quyền lợi chung của số đông, sinh tồn của xứ sở… Bị hạn chế như thế vì những tự do của thế gian không ít thì nhiều đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với đời sống duy vật, hữu vi, mê chấp của chúng sinh. Còn sống trong xác thịt, vì xác thịt, trong cảnh giới hữu hình hữu tướng, mỗi người đều tự thấy khác với bao nhiêu người xung quanh, mỗi chúng sinh chẳng những muốn giữ chặt phần của mình mà còn muốn khuếch trương là khác, thì bảo làm sao có tự do tuyệt đối được.
Xét cho thật kỹ, đi thật sâu vào vấn đề, chúng ta sẽ thấy những tự do hạn chế đó lắm khi vì lỗi lầm của mỗi người mà hóa ra con số không.
Như tự do cá nhân, thí dụ: Khi bản thân chúng ta không bị bắt bớ giam cầm, tù tội một cách vô cớ, trái với luật pháp, thì chúng ta tự cho là tự do cá nhân của chúng ta được tôn trọng. Đúng như vậy, nhưng chỉ đúng với đối lập, còn tự ta đối với ta, ta có thể từ ngày lập gia lập thất, mỗi người chúng ta tự truất cái quyền tự do cá nhân rồi. Câu “Vợ dây con trói” là một nhận xét rất chân xác của người xưa về cảnh con người tự bắt bớ, tự cột trói lấy mình. Thêm vào đó còn gia nghiệp, càng to lớn bao nhiêu lại càng giam cầm, làm tù làm tội con người bấy nhiêu.
Hay một thí dụ khác: Tự do đi lại. Có quyền đó rồi mà cứ mắc lo giữ của giữ nhà, sợ hao sợ mất, hóa ra một tấc đường chẳng dám ra đi. Vậy cái tự do đi lại có cũng như không.
Đến những cái tự do khác, như tự do tư tưởng, tự do ngôn ngữ, tự do tín ngưỡng… cũng đều tùy thuộc ta mà có hay không, mà bị hạn chế nhiều hay ít. Tâm ta có hướng về một vấn đề nào đó mới phát sinh những tư tưởng, ngôn ngữ, tin tưởng về hướng đó, còn không thì thôi. Không là vì hướng ấy bị che khuất, bị chướng ngại.
Tóm lại, vì con người thế gian bị vấp ngã chấp, pháp chấp, chưa thấy được cái Chân, cái Thật của mọi sự vật cho nên không thông đạt với muôn sự muôn vật, hóa ra vốn tự tại mà lại bị ngăn ngại.
Tự tại là tự do hoàn toàn trong cái thấy nghe hay biết sự nhận định không chân xác thành ra bao nhiêu hành động phải bị hạn chế theo.
Con người thật là Tâm là Tánh, nhưng chúng ta chấp thân và ý làm “ta” cho nên những hoạt động về thể xác cũng như tinh thần của chúng ta phải bị sự hạn cục của thân và ý chế ngự. Tiếp xúc với ngoại cảnh, chúng ta không thể đi quá mức thấy của mắt, nghe của tai… Tư tưởng suy tư, chúng ta không vượt qua nổi bức tường rào của những tri kiến, thành kiến, tập quán, phong tục tích tụ trong đầu óc chúng ta.
Bồ tát tu hành đến mức độ cao (đệ bát bất động địa) là đã thấy rõ cảnh Chân, trái với cảnh giả của thế gian, và năng thông đạt với tất cả các pháp (muôn sự muôn vật), vì vậy mà được tự do hoàn toàn hay đắc viên dung tự tại. Rồi từ cấp thứ tám lên cấp thứ mười, Bồ tát mới dứt khoát với những tư tưởng phân biệt nhân ngã, thân tâm thanh tịnh, ở trong hoàn cảnh nào, lòng vẫn thanh tịnh, không thấy buồn thấy vui, hết còn bị phiền não nghiệp phược làm chướng ngại nữa, tha hồ mà ban bủa lòng thương, thuyết pháp hóa độ chúng sanh một cách bình đẳng.
Tự do của thế gian không thể so sánh với tự tại của các bậc giải thoát.
Trích Từ Quang số 238
tháng 12/1972 – (P.L. 2516)
Tự tại tự nhiên và tự tại gượng ép
Gần đây tôi phát hiện ra, có rất nhiều Vị tu mà làm ra vẻ mình là tự tại, an nhiên.
Nhưng nhìn kĩ chút, tôi thấy họ tự tại theo kiểu gượng ép, cố gắng thủ công, chứ không phải là tự tại một cách tự nhiên, hay giải thoát của những Bậc chứng đạo.
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về hai sự tự tại này :
Thế nào là sự tự tại gượng ép ?
Gượng ép nghĩa là sự tự tại ấy không có tự nhiên, trong tâm không an, không tĩnh mà cố làm ra vẻ là an là tĩnh.
Ví như gần đây tôi thấy một số Vị hay ngồi uống trà.
Ngồi nhâm nhi tách trà, nhìn qua thì có vẻ tự tại lắm, an lạc lắm.
Nhưng thực chất, nhâm nhi như thế vẫn bị tính vô là phạm giới hưởng thụ, bị kẹt, dính mắc trong sự an ổn tạm.
(Trước đây có lần tôi cũng thử nhâm nhi như thế, vậy mà tối về ngủ tôi thấy các Hộ Pháp la, vì tâm đang kẹt trong sự hưởng thụ. Và như tôi nói trên, đó vẫn chỉ là sự tự tại gượng ép, không phải là tự tại tự nhiên ).
Thế nào là sự tự tại tự nhiên?
Tự tại tự nhiên nó xuất phát từ một nội tâm an lạc, yên tĩnh, định tâm thực sự.
Sự tự tại tự nhiên, hay tự tại đúng nhân quả này có được bởi do hai yếu tố cơ bản sau :
1. Sự hỗ trợ của phước :
Phước báu đóng một vai trò rất lớn trong việc làm an tâm, và làm an lạc.
Giống như nếu trong tài khoản ngân hàng của Quý Vị có vài nghìn tỷ.
Và hằng ngày Quý Vị vẫn còn đi làm cho vui.
Nếu nhìn một người như thế, Quý Vị sẽ thấy ít nhiều gì thoảng trên gương mặt họ một nét an lạc, bình yên.
Sự an lạc này có được, chính là do sự hỗ trợ của phước.
Khi Quý Vị nhìn một Bậc Thánh chứng đạo, dù Vị ấy thích sống đời đơn giản, thanh bần.
Nhưng Quý Vị đừng nghĩ là Vị ấy kém phước nha, phước nơi Bậc Thánh ấy là vô cùng tận, nhưng các Ngài chỉ muốn sống đời đơn giản, khước từ mọi sự sung sướng, giàu sang.
Khác hoàn toàn với một người tập tự tại gượng ép, sống trong nghèo khổ, đói rách, do đang bị thiếu phước.
2. Tâm định, đã chứng ngộ một phần, hay nhiều phần
Tâm định được thiết lập vững dựa trên công phu tu tập thực sự như thiền định, thiền hành mỗi ngày,…..
Và cao hơn là tâm đã chứng ngộ một phần, hay nhiều phần.
Mức độ phát triển của tâm định này, dựa trên nền tảng của việc trì giới để phòng hộ tâm, tránh làm ác, tránh gieo nghiệp, cùng với sự phát triển của việc tu tập tâm từ bi.
Sự kết hợp hai yếu tố cơ bản trên, làm cho một người tu sẽ có được sự tự tại tự nhiên, an ổn thực sự từ bên trong tâm.
Dù Vị ấy không thể hiện ra ngoài, nhưng chỉ cần nhìn qua là Quý Vị sẽ biết rằng người này đang có bình an thật sự, đang thật sự tự tại, làm chủ thân tâm, chứ không phải sự tự tại gượng ép, gượng gạo hay giả dối, không thật.
Do đó, khi đang trong giai đoạn mới tu, tâm chưa có kết quả gì, Quý Vị chỉ cố gắng tu, thúc liễm thân tâm, đừng học hay tập ai đó rồi làm ra vẻ tự tại gượng ép.
Nó chẳng tốt tí nào, chỉ làm Quý Vị tổn phước mà thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
>>> Tìm hiểu thêm tại: https://xn—hay-uqa.vn/tam-linh/tu-hoc-moi-ngay/
Bạn đọc comment:
Thu Le Còn rat nhieu thầy nhìn mình vẫn biết tâm còn động.. Và rất nóng tánh nữa.. Nhưng nghĩ đến lời Phật dạy.. Tu sao cho trí tuệ sáng suốt để ta nhận ra bậc chân tu để nương tựa.. Nghiệp ai tạo thì nhận lai quả nay.. Có nhân quả phán xét..
Nguyễn Bá Hùng Thu Le Quán xét các Bậc Chân Tu. một phần, còn Hai phần tự Quán xét lấy chinh tâm mình, Vì các Thầy là Các Thầy. mình là mình , mới mong được giải thoát
Vũ Nhôm Việt Nam Hay nhỉ !! Sư phụ cũng là người tu hành sao lại sân si vậy? Mỗi người có quyền tu theo cách của họ. Phật tại tâm!
Nhất Tâm Cư Sĩ Người tự tại đang thuyết pháp cho mình, người không tự tại đang thuyết pháp cho mình. A Di Đà Phật chúc an lạc ạ.
Trần Quốc Vương Ông đã an nhiên tự tại chưa ???? Nghiệp đã phai chưa ???
Cư Sĩ Nhuận Hòa nếu rồi tôi ở đây chi
Trần Quốc Vương Cư Sĩ Nhuận Hòa biết vậy là tốt . Thôi chuẩn bị hành trang dần là vừa
Nguyễn Hoài Nam Bạn nhìn SƯ này có TẠI TỰ ko ?
Cư Sĩ Nhuận Hòa Nguyễn Hoài Nam mặt hơi buồn, chắc còn nghiệp chướng chưa phai.
Nguyễn Hoài Nam Sai ! Vừa thắp hương cho đồng đội ngã xuống trong bảo vệ biên giới …
PHẬT dạy :
Kẻ nào tìm ta qua âm thanh cảnh sắc . Kẻ đó là tà ĐẠO.
– Một ng khi đã GIÁC NGỘ thì khuôn mặt luôn tươi ko cười mà như cười ! tất cả đều toát lên vẻ khoan thai nhẹ nhàng ko gượng ép …
– Ng chưa giác Ngộ hoặc tỏ vẻ như thánh nhân thì lòi đuôi chuột ngay …
Bạn viết và trình bầy kiến thức cùng đại chúng để trao đổi trau dồi Pháp Đạo là nên … nhưng chú ý đừng ….
Còn Vị này trong ảnh dưới Bạn thấy sao ?
Cư Sĩ Nhuận Hòa Nguyễn Hoài Nam nhìn tươi hơn, nhưng còn thích chụp hình là tâm còn động.
Nguyễn Hoài Nam Cư Sĩ Nhuận Hòa
KKKKK sảo ngôn nhận xét ng là kẻ chưa Tu kkkkk SƯ chỉ thử 2 nt mà đọc ko HỘI thì chán lắm đi đi kkkk
Phật Pháp Nhiệm Màu Thử và chấp thì sao hả thầy ? A DI ĐÀ PHẬT.
Trần Quốc Vương Nguyễn Hoài Nam sao lại nói vậy . Giữa sư và phàm khác chổ nào ?
Nguyễn Hoài Nam Phật Pháp Nhiệm Màu Kkkkk Với SƯ – Vào thẳng ng đó đọc và biết . Rồi thử qua BL … cố chấp thích mít-Tơ-oai … Mời ra khỏi nhà này … SƯ ko có thời gian mà láo nháo cháo cũng như cơm .
1. Chưa biết Tôn trọng người xuất gia .
2. Chưa biết thu mình học hỏi Đại chúng ngỡ mình là Thầy Thiên hạ sao ?
Bạn đọc các bài SƯ đăng Và các BL của SƯ xem … Có bao thể hiện cái TÔI ko … Cảm Ơn Bạn đã bl
Không Lương Lính Nguyễn Hoài Nam
Ngài giỏi nè chẳng chấp trước gì hết mới là bậc chân nhân tự tại tâm mình Hihi kính ngài an vui
Đạt Bồ Đề Cư Sĩ Nhuận Hòa thầy chụp hình thì động còn thầy thì chấp cái động ấy ?