Vấn đề Vận Động trong Tu Tập Thiền
Ngày nay có 1 thực tế, người tu thiền nói chung có thể có trạng thái tinh thần tốt nhưng lại khá nhiều người bị bệnh về thân như đau cổ vai gáy, thoái hóa xương chân v.v… Nguyên nhân là do bệnh thời đại, ngồi nhiều, cúi đầu xem ĐT, máy tính nhiều, tư thế ngồi sai khiến các sợi cơ trong cơ thể sản sinh, trì kéo, chèn ép vào các cơ quan nội tạng. Xương thoái hóa do ít vận động, ngồi nhiều và ăn nhiều v.v… phần này thuộc y học tôi không đi sâu thêm.
Khi thân không khỏe, khí năng hơi thở cũng sẽ không khỏe, từ đó tâm cũng sẽ có sự kết nối lỏng lẻo với các cảm thọ qua thân. Mật tông Phật giáo chủ trương, thân tâm phải khỏe mạnh. MỌI HOẠT ĐỘNG TU TẬP ĐỀU PHẢI TRONG TRẠNG THÁI TỈNH GIÁC, NHẬN BIẾT CAO ĐỘ SẮC BÉN. Không được để trạng thái mơ hồ khi tu tập như ngủ quên hay mờ ám, hôn trầm. Càng không để tâm lay động quá, ko an định được. Muốn làm được điều này thân tâm phải rất khỏe và minh mẫn!
Có 3 Thừa Phật giáo thống nhất và bổ sung cho nhau như 1 thể hoàn chỉnh. Mỗi Thừa có hệ giáo lí riêng và cả bài tập vận động riêng. Tiếc là thời nay, ít ai thực hành đủ cả Thân và Tâm cân bằng nên có nhiều vị tu thiền thường cần lưu tâm về vấn đề sức khỏe.
Phật giáo Nguyên Thủy Theravada có bài tập Thiền Hành cực kì lợi hại! Người tu tập đi bộ quanh nơi thiên nhiên như hồ nước, công viên trong lành. Giữ tỉnh giác chánh niệm khi đi bộ. Từng hơi thở, từng bước chân đặt xuống đều nằm trong chánh niệm. Đặt chân xuống mặt đất là quán tưởng 1 bông hoa sen thanh khiết nở dưới chân. 1 chân đặt xuống là rải tâm từ ái và hoa sen tới cả quả Địa Cầu. Tập thiền hành như vậy đều đặn sẽ chữa dc rất nhiều bệnh và an lạc lớn lao phát sinh khi chánh niệm. Tôi từng tập phương pháp này kiên trì 1 thời gian dài, và thực sự có lúc đột nhiên giật mình vì Sự An Lạc Nhiệm Màu xuất hiện khi đi bộ. Kinh nghiệm là ko nên tập đi bộ ở chỗ đông người xe cộ, sẽ hút trược khí vào người. Nên đi ở nơi thiên nhiên thoáng mát. Người tập môn thiền hành đi bộ này tinh tấn, sắc mặt sẽ rất điềm đạm, khỏe mạnh. Nhìn sắc diện tốt vì thể trạng tinh thần an lạc và sức khỏe dẻo dai.
Phật giáo Đại Thừa Mahayana có bài tập Dịch Cân Kinh, vẩy tay của Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ. Có pháp Lạy Phật, ngồi kiết già hoặc bán già, hoặc đứng. Lạy Phật kéo dãn cột sống và ép sát các cơ của chi trên với chi dưới. Kết hợp hơi thở cũng vô cùng màu nhiệm. Trước khi Thiền hay niệm Kinh trì Chú, hành giả lạy Phật cho ra mồ hôi, thanh lọc thân tâm, tích lũy phước báu, giảm trừ ngã mạn. Vấn đề là phải tập kiên trì và đủ lượng để phát nhiệt và ra mồ hôi. Điều này giúp người tu khỏe mạnh, tăng phước, sáng sủa và tinh tấn.
Phật giáo Mật tông Kim Cương Thừa có 2 bài tập thể lực rất mãnh liệt. Một là lạy Phật theo kiểu Tây Tạng, uốn cong cột sống và hạ thẳng người xuống đất. Việc này làm bung trược khí, khai thông kinh mạch rất mạnh, đồng thời làm tẩy nghiệp nhờ lực quán tưởng chư Phật và hơi thở bổ trợ. Tác dụng như ở lạy Phật của Đại Thừa nhưng tăng trưởng mạnh hơn nhờ thần chú và quán tưởng. Hai là bài tập Kim Cương Hợi Mẫu Quyền Thức. Bài tập này gần như thất truyền, chỉ có 1 số vị Thầy Kim Cương cao cấp nắm giữ và truyền dạy. Bài tập này phải có chỉ dẫn và ban quán đảnh. Kết hợp hơi thở, thở bình 9 hơi, kết hợp với đưa ánh sáng hào quang Tịnh Quang vào để thanh lọc kinh mạch, quán các chữ Phạn ánh sáng chạy trong kinh mạch và huyễn thân Đại Ấn.
Đức Liên Hoa Sinh – Tổ Mật Tông Tây Tạng có chỉ dẫn về vấn đề tập thể lực quan trọng. Đó là khi tập hãy chọn những bài tập có tính chất nhẹ nhàng, thở sâu và đều. Để tâm trong trạng thái không dụng công. Tránh tập những bài tập mạnh, khiến thân tâm quá mệt mỏi và nỗ lực. Tâm thức đâu, cảnh giới đó. Tập mà khiến quá mệt mỏi sẽ dc phần thể lực, nhưng tâm sẽ hút những việc nặng nề tới tương ứng. Vì thế các cõi thiền sâu, họ chỉ tập những bài tập nhẹ như yoga, đi bộ… mang tính chât kiểm soát thân tâm cùng hơi thở.
Dưới đây là video minh họa các bài tập Kim Cang Quyền Thức trong Mật tông để tham khảo. Các động tác này khi tập và quan sát kĩ sẽ thấy nó giúp kéo dãn cột sống, đưa các dòng khí ở dưới hướng thượng lên trên, tăng sức nóng thân nhiệt và đả thông những bế tắc trong thân. Mỗi người có thể tùy nghi chọn cho mình 1 phương pháp phù hợp. Phương pháp nào cũng được, chỉ cần kiên trì và tinh tấn đều. Lượng đủ, chất sẽ đổi! Khi số lượng luyện tập tăng, tới 1 ngưỡng nó sẽ làm thay đổi thể trạng, tinh thần của người tập!
Dharma Dipo – Lê Nguyễn Quỳnh, 5/11/2020
Bạn đọc comment:
Kim Trấn bài thực hành lạy trên phối rất nhiều động tác của yoga, khí công rất tốt chơ cơ thể người tu, tuy nhiên chưa thấy chùa nào ứng dụng các động tác này
Lê Nguyễn Quỳnh Kim Trấn rất tiếc là hiện đạo pháp ko phải nơi nào cũng áp dụng đủ sự cân bằng thân và tâm như vậy. Thời xưa khi Đức Phật còn tại thế, hàng ngày Ngài đều đi bộ thiền hành và thiền định. Các động tác lạy uốn cong cột sống rất giống yoga, tập đều đặn sẽ rất nhiều lợi ích.
Kim Trấn ngẫm lại thấy lời anh nói đúng, các kinh , chú đều nói rằng nếu thực hành đều đặn cơ thể sẽ tự chữa lành không bệnh có lẽ còn thiếu 1 đoạn phía trước nữa. Do đó có thể suy luận phải phối hợp cách đi Kinh Hành, cách ăn uống tức tập Thân (Thân) cho khỏe kết hợp với trì kinh mật đều đặn (tức Khí) + phương pháp hành trì, tu luyện (tức Tâm) thì mới đạt được đều các kinh kệ hướng tới, có phải vậy không anh
Lê Nguyễn Quỳnh Kim Trấn đúng thế, e đọc lại tiểu sử Đức Phật mà xem. Trước khi tu hành, Ngài là Thái tử trong cung điện, dc rèn luyện võ thuật, Ngũ Minh là các môn nghệ thuật, âm thanh, biện luận, y học, chiêm tinh, công nghệ… đủ văn võ song toàn, cầm kì thi họa. Thậm chí Ngài luyện võ còn thắng cả các vị tướng dạy Ngài. Như vậy về thể lực, y học và rèn luyện thân của Ngài cực kì tốt!
Kim Trấn Lê Nguyễn Quỳnh Cảm ơn anh đã nhắc , em cũng cùng quan điểm của anh , nghiên cứu kỹ quá trình từ lúc sinh ra và đi tu của Đức Phật em quả đúng vậy.
Chien Tran Em có nội dung bài tập này không
Đại Đại Chien Tran em có video hướng dẫn tập nhưng phải xin quán đảnh mới được tập
Mai Chí Thanh Lúc tập bài này mình thở và có đưa ánh sáng hào quang vào thanh lọc kinh mạch và quán các chữ Phạn ko ạ?
Lê Nguyễn Quỳnh Mai Chí Thanh phải có Thầy truyền thừa quán đảnh chỉ dẫn mới tập dc
Mai Chí Thanh Lê Nguyễn Quỳnh dạ. Hiện tại mình vẫn đang thiền nạp chữ. Nhưng là thiền tĩnh
Lê Nguyễn Quỳnh Quan trọng là vị Thầy và nơi bạn được dạy các cách thiền đó, các vị có pháp tu vận động này, và ban truyền cho phép bạn dc thực hiện sau nghi trải qua những thứ bậc tu tập. Còn ko bạn cứ đi bộ thiền hành hoặc lạy Phật cũng rất tốt rồi
Mai Chí Thanh Lê Nguyễn Quỳnh vâng cám ơn ạ
Nhài Bùi anh cho e hỏi bài tập trong video cần quán đảnh không ạ
Đại Đại Nhài Bùi có chị ạ bài tập này ở trong nội pháp đó chị. Em thấy các anh bảo st chỉ dạy trực tiếp ko quán đảnh từ xa. Nhưng em nghĩ là tùy st
Lê Nguyễn Quỳnh Nhài Bùi bài tập này phải có Thầy ban quán đảnh. Với ai chưa có quán đảnh có thể tập Lạy Phật, đi bộ hoặc Yoga Suối Nguồn Tươi Trẻ của Tây Tạng. Yoga Suối nguồn tươi trẻ có sách và video miễn phí trên mạng. Tập rất tốt và phù hợp với năng lượng Kim Cương Thừa.
Nhài Bùi Lê Nguyễn Quỳnh vâng e cám ơn anh ạ
Hằng Phương Hữu thân hữu khổ. Luyện tập nó đau kiểu luyện tập. Ko tập thì yếu. Mà dừng tập thì nó tự ốm mỏi do khí ứ trệ. Khi đã vượt 100 lạy một ngày nếu như dưới 100 lạy nó lại đình công. Lại đau mỏi nhức đầu, phải đủ nó mới hưng phấn lại. Tóm lại đời là bể khổ, ng ta phải luôn cố để thân ko mỏi, để tâm ko chán.