Vạn Pháp Cung
* Nguồn gốc
Danh từ này có hai khái niệm trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
– là một Thiên Cung ở Cửu Trùng Thiên.
– là tên riêng một Tịnh Thất của Đạo Cao Đài ở gần chân núi Bà Đen Tây Ninh, Đại Việt.
* Hình dạng và các tính chất đặc trưng của cõi Thiên
– Cung Thiên này được hình thành bởi khí chất thanh nhẹ, có màu sáng trắng, lan tỏa ánh bạch quang thuần khiết.
– Khi đến Cung này, các chân hồn được chư vị Thánh Tiên phụ trách nơi ấy giúp cho nhìn thấy được các nhân duyên tiền kiếp của mình đã từng tu dưỡng và đạt được Đạo Quả gì. Chân hồn ấy từ do đâu sản sinh ra, là chiết linh của một vị cao trọng nào đó, hay là một chân hồn có phẩm vị đã nhập trần đầu kiếp, một Nguyên Nhân đã trải nghiệm bao kiếp sống trong Tam Giới từ khi xuất hiện để độ hóa nhân duyên loài người. Tất thảy những điều còn ẩn tàng về nguồn gốc của chân hồn ấy, nguyện vọng thiện hành qua các đời kiếp và đã gặt hái được thành tựu gì đều được hiển hiện rõ ràng.
– Sau khi xem các thành tựu Đạo Quả mình từng gặt hái được, chân hồn sẽ có thêm dũng khí, định lực tiến bước đến các Cung Thiên khác tiếp tục hành trình tịnh hóa nhân duyên. Quá trình ấy giúp chân hồn thông suốt nhân duyên, định quyết nghiệp quả của mình sao cho sự tồn tại của họ trong Tam Giới có ý nghĩa phù hợp với tâm thành, tri ngộ của chính họ.
* ở Thánh Địa Tây Ninh, Cao Đài Đại Đạo
– Nhân Hòa Động tọa lạc dưới chân núi Bà Đen, hay còn gọi là Linh Sơn, Thạnh Tân, Tây Ninh.
Nơi đây là một trong Tam Cung Tam Động đặc biệt trong cửa Đạo Cao Đài.
Là nhà tu chân, tịnh luyện của tín đồ nam nữ theo Phạm Môn do Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc thành lập.
Ở đây có vườn rau, ruộng lúa và một số loại vườn tược trồng cây ăn quả, hoa màu nhầm phục vụ cho việc tự cung tự cấp của tín đồ tu chân nơi đây. Có khi thu hoạch được nhiều thì sẽ chia sẻ cho bà con xung quanh, hỗ trợ các trai đường nấu ăn phục vụ bữa ăn chay hàng ngày cho bá tánh.
Trí Huệ Cung – Thiên Hỷ Động thì nghiêng về tu tịnh, giảm thiểu tối đa các nghi tiết so với các Thánh Sở khác trong Đạo Cao Đài.
Trí Giác Cung – Địa Linh Động thì nghiêng về an dưỡng tuổi già, không vướng thế tình, đặc biệt dành cho chức sắc về hưu, chức sắc hàm phong không còn nhiều sức khỏe đi hành Đạo.
– Nhân Hòa Động thì nghiêng về hoạt động phước thiện tự cung tự cấp nuôi dưỡng tín đồ tu tập.
* Trong kinh điển
Kinh Đệ Lục Cửu – Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Bạch Y Quan mở đàng rước khách
Cõi Kim Thiên nhẹ tách Tiên Xa
Vào Cung Vạn Pháp xem qua
Cho tường cựu nghiệp mấy tòa thiên nhiên
Cung Lập Khuyết tìm duyên định ngự
Lãnh kim sa đặng dự Như Lai
Minh Vương Khổng Tước cao bay
Đem chơn thần đến tận Đài Huệ Hương
Mùi ngào ngọt thơm luôn thánh thể
Trừ tiêu tàn ô uế sinh quang
Thiên thiều trỗi tiếng nhặt khoan
Đưa linh thẳng đến Niết Bàn mới thôi.
Tam Giới Toàn Thư 10

Tam Giới Toàn Thư – 1760055050853723