Vô Tự Kinh
* Nguồn gốc
– Vô Tự Kinh là quyển kinh không có chữ. Là quyển sách quý, chỉ những ai đủ duyên thì nhìn vào Kinh này mới thấy được hình ảnh hay chữ viết hiển thị.
– Vô Tự Kinh được tạo nên nhằm mục đích lựa chọn đúng đối tượng phù hợp được xem nội dung mà tác giả Vô Tự Kinh muốn gởi gắm đến độc giả vậy.
– Vô Tự Kinh là cụm từ ám chỉ về những kinh nghiệm, huyền công, bí pháp đặc biệt mà không được viết lại thành văn tự rõ ràng, có khi đó là những hình ảnh mang tính mật ngữ chờ người đủ duyên ngộ tính giải được nội dung ấy.
* Hình dạng và tính chất đặc trưng
– Vô Tự Kinh có hình dạng một quyển sách mà trong ấy chỉ toàn là những trang giấy trắng với bìa sách có khi cũng chẳng đề chữ chi cả.
– Vô Tự Kinh khi tồn tại lâu năm, hấp thu linh khí Thiên Địa đủ để tự thức tỉnh linh tánh của mình thì có thể thị hiện thân ảnh nhân dạng, gọi là Thư Linh Tử hay Điển Linh Tử. Thân ảnh này thường là hình ảnh của chủ nhân đã sáng tác nên quyển Vô Tự Kinh ấy. Có khi lại thị hiện thành hình ảnh các dạng tồn tại được đề cập trong Vô Tự Kinh ấy, nhất là nhân vật hoặc lý sự chính xuyên suốt nội dung lưu trữ trong kinh.
– Phần nội dung được lưu giữ trong kinh cũng chính là phần tri thức, năng lực đặc trưng và tính cách của Thư Linh Tử.
– Vô Tự Kinh là một cầu nối trung gian đặc biệt đảm bảo được việc nội dung thông tin quan trọng được lưu truyền đến đúng đối tượng cần truyền một cách bí mật. Thông tin không thể bị người vô duyên đánh cắp nội dung ấy mà chưa được sự đồng ý của người tạo nên kinh đó, hoặc là sự đồng ý của truyền nhân kế thừa nội dung kinh.
– Nhằm mục đích bảo vệ Vô Tự Kinh không bị người ta dòm ngó, tranh giành chiếm đoạt thì tác giả thường ngụy trang Vô Tự Kinh trông như một quyển sách bình thường, không có gì đặc biệt.
* Vô Tự Kinh nơi Ngọc Hư Cung – Cung Ngọc Diệt Hình
Vô Tự Kinh nơi Ngọc Hư Cung – Cung Ngọc Diệt Hình hay Diệt Hình Cung – ở cõi Xích Thiên trong Cửu Trùng Thiên. Là quyển kinh văn được đặt nơi chánh điện của Diệt Hình Cung.
-Kinh này chỉ toàn giấy trắng. Khi nhìn vào đấy người ta có thể thấy được đường đi của nhân quả tình duyên. Gieo nhân gì, thiện ác nghiệp của nhân ấy ra sao, có thể gặt những quả ngọt đắng thế nào. Nếu quyết tâm thay đổi đường đi của nhân duyên, thì có thể chuyển hóa theo hướng tích cực ra sao.
– Việc nhìn thấy các nhân duyên nghiệp quả này duy chỉ có chính người đang xem kinh thấy lý sự của mình mà thôi. Nhưng khi người ấy quyết định chia sẻ, mở lòng mình với người nào đó ở gần đấy thì người ta cũng có thể nhìn thấy những gì trong Vô Tự Kinh này biến hiện ra.
– Có thể xem được Vô Tự Kinh là nhân duyên tốt lành của một chân hồn khi về được cõi Xích Thiên. Dù về nơi đấy bằng phương thức gì, do trợ lực của chư Chánh Thần cùng lời nguyện cầu thành tâm và thiện nghiệp của thân nhân họ, hay là do chính thiện nghiệp của họ khiến họ đủ tư cách để được đưa đến đây.
– Chân hồn xem Vô Tự Kinh cũng có cơ hội được hiểu rõ hết thảy một cách minh bạch những gì họ từng nghĩ, nói và làm trong nhiều các kiếp sinh nhiều đời kiếp của mình trải qua.
– Việc này trợ duyên rất nhiều cho sự thấu hiểu chính mình, hồi quang phản chiếu mạnh mẽ căn duyên nghiệp quả. Từ đó chân hồn đã xem qua Vô Tự Kinh nhân duyên nghiệp quả chính mình sẽ ý thức được rõ hơn sự tồn tại của mình trong Tam Giới, tại sao họ ở đấy, họ sinh ra vì cái gì, làm gì để giá trị sinh tồn của mình có ý nghĩa tích cực.
* Vô Tự Kinh được nhắc đến trong kinh điển
Kinh Đệ Ngũ Cửu – Cửu Thiên Thập Nhị Kinh – Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Ánh hồng chiếu đường mây rỡ rỡ
Cõi Xích Thiên vội mở ải quan
Thiên Quân diêu động linh phan
Cả miền Thánh Vực nhộn nhàng tiếp nghinh
Đài Chiếu Giám Cảnh Minh nhẹ bước
Xem rõ ràng tội phước căn sinh
Lần vào Cung Ngọc Diệt Hình
Khai Kinh Vô Tự đặng nhìn quả duyên
Đắc văn sách thông Thiên định Địa
Phép huyền công trụ nghĩa hóa thân
Kị Kim Quang kiến Lão Quân
Dựa xe Như Ý oai thần tiễn thăng.
Tam Giới Toàn Thư
Tham khảo:
- Vô Tự Chân Kinh – Hán Tạng – Trang Nhà Quảng Đức
https://quangduc.com › vo-tu-chan-kinh
— Trao cái không để đổi cái có (vô tự kinh,) đó chính là có. Hữu Tự Kinh có thể luận bàn vì vẫn còn trong giới hạng của nhị nguyên và hữu thường. - Vô Tự Kinh – Đạo Phật Ngày Nay
https://www.daophatngaynay.com
— Vô Tự Kinh … 1.6.5 Vũ Trụ, Thời Gian và Không Gian Trong Kinh Hoa Nghiêm.. 50 … 11.5 Không Trụ Vô Thượng Chánh Đẳng Mà Sanh Tâm.. 117. - Chân Kinh Vô Tự – Thiền Phật Giáo
https://thienphatgiao.org › Chân Kinh Vô Tự
— Rốt cuộc thì kinh vô tự là gì? Tức là “một niệm không sanh.” Quý vị mà có thể một niệm không sanh thì tự nhiên sẽ trở về với không tịch. Tất cả … - Có Kinh Vô Tự Trong Phật Giáo Nguyên Thuỷ Không?
https://tuniemxu.org › co-kinh-vo-tu-trong-phat-giao-n…
— Nguồn gốc khái niệm Kinh vô tự bắt nguồn từ câu tuyên ngôn về Thiền Tông của ngài Bồ Đề Đạt Ma: “Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền. Trực … - KINH VÔ TỰ, VÔ TỰ CHÂN KINH – vovijapan
http://www.vovijapan.com
Kinh vô tự là ở đâu? Ở đâu chúng ta tìm ra kinh vô tự? Thấy không? Cái thể xác của các bạn là cái kinh vô tự, và các bạn chịu luyện, chịu khai thông thể xác … - Kinh Vô tự – ĐẠO PHẬT CHÁNH TÔNG
http://phatgiaodoinay.blogspot.com › kinh-vo-tu
— – Này huynh, có người nói rằng trong các loại Kinh, chỉ có kinh vô ngôn vô tự, tức kinh không lời không chữ, là kinh cao siêu nhất, tối thượng … - BÀI KINH VÔ TỰ – Khuong Viet Tu
http://www.khuongviettu.com › bai-kinh-vo-tu
— Câu kinh “vô trước” (không vướng bận) được chép vào lòng hư không. Nhỏ như hạt bụi chiếc lá cánh chim, to lớn như mặt trăng mặt trời, đi ngang …