Xã hội thi cử
Năm lớp 9, con tôi được tham gia một lớp hướng nghiệp do trường THCS phối hợp với trung tâm lao động việc làm của quận tổ chức.
Chỉ có hai nghề để lựa chọn là nấu ăn và nhiếp ảnh. Con tôi và rất nhiều bạn cùng khối 9 chọn nghề nhiếp ảnh. Hàng trăm cháu được đưa ra một hội trường rộng để học mỗi tuần một buổi. Ba tháng sau khóa học hoàn tất. Nhưng trình độ chụp hình của con tôi còn xa mới có thể làm nghề.
Ở một thành phố lớn như TP HCM, chương trình hướng nghiệp trong trường phổ thông cơ sở thường dừng ở mức độ khiêm tốn như vậy.
Nếu con tôi không đủ sức thi đậu vào các trường công và gia đình không đủ tiền cho học trường tư, cháu sẽ gần như không được trang bị gì để bước vào con đường học nghề ngay sau bậc THCS.
Có một lượng nhất định học sinh THCS không tiếp tục lên THPT. Điều này là bình thường ở mọi quốc gia trên thế giới. Các em này sẽ học nghề và đi làm, thay vì vào đại học.
Các quốc gia tiên tiến thường phân luồng đào tạo và hướng nghiệp cho học sinh kỹ lưỡng, thậm chí từ bậc tiểu học. Các trường nghề cũng được chuẩn hóa. Do đó, học sinh và phụ huynh khi đã theo mô hình này hoàn toàn chủ động và tích cực tham gia. Họ cũng sẽ an tâm hơn rằng con mình có tương lai đảm bảo.
Nước Đức là một điển hình. Từ cuối thế kỷ 19, việc phân luồng hướng nghiệp đã được triển khai. Cuối cấp tiểu học, học sinh được trường khuyến nghị bằng văn bản về việc sẽ học tiếp ở trung học cơ sở thế nào. Các cháu có thành tích học tập thấp, khi tốt nghiệp tiểu học được giới thiệu vào trường định hướng học nghề gọi là Hauptschule. Học sinh thành tích trung bình được giới thiệu vào loại trường thứ hai gọi là Realschule, cũng là định hướng học nghề nhưng đòi hỏi trình độ cao hơn.
Hiểu nôm na, loại trường thứ nhất dành cho các cháu làm lao động phổ thông sau này. Loại trường thứ hai dành cho cháu nào muốn học nghề ở trung học chuyên ngành, trung học nghề để làm các việc cần trình độ cao hơn. Tất cả đều được học tới hết lớp 10.
Học sinh khá giỏi thường vào loại trường thứ ba là Gymnasium sau khi kết thúc lớp 12. Mỗi trường Gymnasium có thể dạy sâu về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngôn ngữ hay âm nhạc, thể thao… Học xong các cháu sẽ có bằng tú tài Đức. Cũng có nơi tích hợp cả ba loại trường này vào một trường trung học, tuy nhiên sẽ có ba chương trình khác nhau cho ba nhóm học sinh.
Để dạy nghề sau khi phân luồng, học sinh Đức có thể học nghề trong các trường nghề, cũng có thể học trong các nơi vừa học vừa làm. Và để nâng cao trình độ, đồng thời tạo điều kiện cho những ai học nghề, nước Đức có cả một hệ thống đại học khoa học ứng dụng.
Bằng cách này, chính phủ Đức đảm bảo khoảng 40% học sinh vào đại học, 60% còn lại đi học nghề và làm lao động phổ thông. Các trường nghề ở Đức, sau hàng thế kỷ trau dồi, có chất lượng đào tạo tốt. Thời gian học nghề ngắn, cho học sinh cơ hội làm việc sớm và đa dạng.
Năm 2018, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”. Trong đó nêu mục tiêu phấn đấu tới 2025, bất cứ trường THCS hay THPT nào cũng có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của địa phương. Các trường này cũng được đầu tư giáo viên kiêm nhiệm tư vấn hướng nghiệp; sao cho ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS sẽ đi học nghề và 45% học sinh tốt nghiệp THPT sẽ đi học nghề (tỷ lệ này sẽ thấp hơn tại các địa phương khó khăn).
Còn ba năm nữa để đạt mục tiêu đề ra, tuy nhiên kết quả phân luồng và giáo dục hướng nghiệp cấp THCS và THPT còn rất khiêm tốn. Hệ thống trường nghề nhiều năm thiếu học viên. Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2021, với hơn 1.900 trường nghề, cả nước có khoảng 1,95 triệu người học nghề, chỉ đạt 85% kế hoạch. Số học viên tốt nghiệp đạt 1,65 triệu – thiếu 20% so với mục tiêu.
Hệ lụy của sự mất cân đối này là không khí “xã hội thi cử” nóng bỏng trong những ngày hè này. Đặc biệt, cuộc đua vào lớp 10 công lập tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM những năm gần đây thậm chí còn khốc liệt hơn thi vào đại học. Hệ thống trường công ở hai thành phố lớn này chỉ đáp ứng được 60-70% nhu cầu học tập của học sinh. Cuộc thi vì thế trở nên “sống còn” với những gia đình không đủ tài chính để cho con vào trường tư, nhưng cũng không đủ niềm tin để thả con vào trường nghề.
Nếu được tư vấn hướng nghiệp tốt hơn và đặc biệt, nếu hệ thống trường nghề ưu việt hơn, học nghề sẽ là không còn là lựa chọn bất đắc dĩ. Và các mùa hè sẽ không còn khốc liệt với phụ huynh và học sinh.
Nguyễn Anh Thi
Nguồn: https://vnexpress.net/xa-hoi-thi-cu-4485380.html
Bạn đọc comment
phattaiqy Tôi và con tôi cũng không phải trường hợp ngoại lệ; cháu là con gái, nhút nhát, học lực trung bình, mặc dù gia đình rất quan tâm, đầu tư cho cháu học; cháu rất chịu khó học mặc dù gia đình không khi nào gây sức ép về kết quả của cháu; nhìn quyển học bạ… sáng láng những điểm số nếu người ngoài chắc hẳn nghĩ cháu học rất tốt, mà tôi cũng không hiểu các cô làm thế để làm gì “thành tích ư’ hay vợ tôi là trưởng ban đại diện cha, mẹ học sinh…; tôi không muốn và rất ghét sự ru ngủ kiểu điểm số đó.
Đến ngày đăng ký thi, tôi hỏi cháu: NV1 vào trường A chứ?, cháu bảo con không tự tin, con chọn vào trường C (vì xác định điểm trường C sẽ thấp hơn nhiều trường A); rồi cũng đến ngày thi, đưa con đến điểm thi nhìn nét mặt ai cũng căng thẳng dưới cái nắng nóng oi nồng cứ như là mình đang đi thi; lắng nghe các bậc phụ huynh đưa con đi thi bàn luận, mong chờ, than vãn đại loại “nếu không đỗ vào cấp 3, con tôi không biết làm gì”.. Khi báo điểm, tôi cũng buồn và hơi hụt hẫng vì cháu nhà tôi không đổ NV1 (trường cách nhà 2Km) nhưng cũng may mà đỗ NV2 (trường cách nhà 11Km); trong khi đó còn rất rất nhiều các cháu không vào được trường công phải vào trường tư và Trung tâm GDTX để học. Qua câu chuyện của tác giả và chuyện của mình mong rằng Nhà nước nhanh chóng chỉ đạo Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ LĐTB&XH sớm triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” để giảm tải cho áp lực XH.
tieunho1967 Con tôi cũng thế, dù cháu tự tin khi thi mà chuyện không muốn đã đến, không đạt 1 nguyện vọng nào, chúng tôi cho cháu vào trường tư nhưng câu chuyện ở đây là sao chúng ta cứ mong muốn có con trẻ để nối tiếp đất nước nhưng sao lại bắt con trẻ phải thi áp lực nhiều lần thế, chuyện học từ 1 đến 12 là chuyện cháu phải buộc học nhưng sao bắt thi áp lực thế, người lớn cũng khổ theo. Hãy thắt chặt chất lượng đầu ra khi thi ra trường sau khi xong đại học, hãy để con trẻ được học hết 12 1 cách êm ả, để có tấm bằng hay hướng nghề thì hơn, với chỉ hết lớp 9 mà đã bắt cháu hướng nghề, liệu có sớm quá không trong khi tương lai còn dài quá
hoang90.supreme @tieunho1967: Nhiều bạn học sinh cấp 1 rất giỏi, cấp 2 cũng giỏi, nhưng rồi lên cấp 3 lại trung bình khá??? Không ai có thể biết trước điều gì cho đến khi lên cấp 3 hoặc xa hơn là đại học, … Hãy cho các em cơ hội để thay đổi và hoàn thiện bản thân hơn.
myle010118 @tieunho1967: theo mình cấp 1,2 nên bỏ bớt các kỳ thi. Nhưng lên cấp 3, đại học cần tăng cường những kỳ thi và tuyển chọn. xào xáo cho các em nhiều kỹ năng về cuộc sống và nghề nghiệp. Nếu tuổi trẻ nhàn hạ, về già sống trong chật vật.
Tran Thi Huong Thuy @tieunho1967: Tôi cũng cùng chung ý với tác giả, hãy để con trẻ được học hết lớp 12 một cách yên ả. Mới lớp 9 mà đã bắt con học trường nghề, với độ tuổi quá non nớt (trẻ thời nay thấy non nớt hơn xưa nhiều: xưa kia lớp 2- lớp 3 đã làm thạo việc nhà, trông em; nhưng nay thậm chí đến cấp 2 bố mẹ vẫn phải đưa đi đón về). Thả các em vào học nghề từ sau lớp 9 quá thiệt thòi cho các con. Liệu sức lao động vào nghề từ lớp 9 (15 tuổi) các con có theo đuổi được 45 đến 50 lao động nếu bắt đầu vào nghề từ năm lên 15???
LanhGio @Tran Thi Huong Thuy: bạn hiểu sai thì phải, ko ai yêu cầu đi làm từ năm 15 tuổi, Trường nghề có nghĩa là bạn sẽ học song song vừa học văn hóa c3 vừa học nghề. ra trường vẫn có bằng c3 nhưng có chứng chỉ hoặc bằng nghề. lúc đó 18 tuổi, theo luật đi làm được rồi.
rất nhiều cha mẹ thích giáo dục nước ngoài, nhưng ở nước ngoài từ c3 nhiều học sinh đi làm thêm, cũng bưng bê, phục vụ, cọ WC nhà hàng bình thường… ở VN 15-16 tuổi vừa học văn hóa, vừa học nghề có gì mà khổ.
Xưa kia lớp 3 đã trông em, làm việc nhà được là do đâu? do cha mẹ yêu cầu chứ Nhà trường nào làm được. Nói như vậy là độc lập, sáng tạo, dạn dĩ của hs đừng đổ trách nhiệm cho Nhà trường khi các em chỉ ở Trường có 4h-8h/ngày. Ở nhà, 6 tuổi còn đút cơm, lớp 8 chưa phải quét nhà, rửa bát, được phục vụ từ a-z thì thày cô nào, trường lớp nào đào tạo được tính tự chủ, độc lập.
Ở tây, ngủ riêng từ khi nhỏ, tự bê bình ti sữa, ăn dặm ngồi ghế, 15-18 tháng đi nhà trẻ, ko có chuyện cha mẹ ông bà bê bát chạy theo để đứa trẻ 3 tuổi ăn cơm… nên tính độc lập của trẻ cao. giáo dục gia đình quan trọng để định hình năng lực, tính cách của 1 đứa trẻ. Định hướng của GD phân luồng từ hết c2 là ko sai đâu.
qlclnb @Tran Thi Huong Thuy: Sao lại vào nghề từ năm 15 tuổi? Học nghề từ năm 15 tuổi, 18 tuổi mới đến tuổi lao động mà.
tamduc @LanhGio: Đúng ra với cái tư tưởng của nhiều người VN là con mình phải có bằng đại học và làm ông nọ bà kia mới oai. Còn học nghề chỉ là danh công nhân nên họ thấy hèn. Rồi họ cũng chảng hiểu là học nghề từ sau lớp 09 là vừa học cái nghề, vừa học văn hóa để tới 18 tuổi học sinh đó có cái nghề mà đi làm và học lên nữa nếu học sinh đó có năng lực khả năng học lên đại học kia mà. Song khó với nhiều người VN vì họ tới 15 tuổi còn người hầu hạ, chẳng làm gì đến cái quét nhà hay đóng cái cổng nhà nên khó tự lập học nghề hay hoc nghề song song mà tự đi làm hay học lên thêm.
Trần Minh Mình đồng ý
Lê Tú Theo tôi vấn để cốt lõi ở đây không phải là tư vấn hướng nghiệp mà là cách nhìn nhận và nhu cầu của xã hội đối với những người học nghề. Tất cả các nước châu Á bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo đều có cùng chung vấn đề: Sĩ, nông, công, thương. Thêm nữa, nền công nghiệp của Việt Nam còn quá non trẻ, các nhà máy thì cũng chỉ cần công nhân lao động ở mức làm dây chuyền thì sao có thể có lương cao, thúc đẩy phấn đấu. Chỉ khi nào tư tưởng trọng sĩ thay đổi, người lao động phổ thông có cơ hội thăng tiến và tăng thu nhập thì tự khắc sẽ đi học nghề.
Nguyen Quan đúng rồi, do định kiến xã hội còn lạc hậu ko theo kịp thời kỳ toàn cầu hoá thôi, học kết quả cao hay thấp ko quan trọng bằng mình nhận được gì, áp dụng được gì cho cuộc sống. coi giáo dục là 1 sản phẩm, thì sản phẩm đó có giá trị cao hay ko, xem khi ra trường các e làm có được việc ko, áp dụng công việc ổn ko. chứ cứ học thuộc lòng, học vẹt, kiến thức xã hội có trên google cả, có kỹ năng tìm kiếm là đc, nhớ nhiều mệt óc, bây giờ thế giới của công nghệ người ta cần sáng tạo, mơ ước, cởi bỏ trói buộc tư duy ,tầm nhìn suy nghĩ cũ lạc hậu,hướng ra thế giới ,cao hơn là vũ trụ..
PhuongV Ngoài xã hội người đi học nghề ra làm công nhân trình độ cao lương 10-20tr đầy ra, ngược lại cũng có rất nhiều cử nhân ra trường phải giấu bằng đi làm công nhân. Giới trẻ giờ nhận thức rất tốt, chỉ có phụ huynh của các em định kiến bắt con phải theo đường học vấn thay vì học nghề vì họ luôn mong con họ được ngồi máy lạnh, việc nhẹ lương cao. Vậy nên chính là các phụ huynh phải là “be the change you wish to be” chứ đừng có cái gì cũng đổ tại xã hội..
Thu Vũ Thị Khối trường kinh tế điểm cao chót vót, thương đấy mà sao ai cũng chọn vào.
Lê Tú @PhuongV: 1. Đừng đổ lỗi cho bố mẹ, mà hãy tự chịu trách nhiệm; 2. Đầy người làm công nhân 10-20tr là bn người, sau bn năm làm việc? So với cử nhân mới ra trường đã có lương đầu vào 8-10tr mà lại có tiếng tăm hơn. 3. Không phải đổ lỗi cho xã hội, mà đây là nền kinh tế thị trường, bao gồm tất cả các yếu tố về kinh tế, xã hội, … nếu như bạn nói thật thì đầy người đã đổ xô đi học nghề rồi.
quang tran @PhuongV: phụ huynh quả thực còn nặng về định kiến cũ, hoặc nhìn con nhà người ta rồi ép con mình làm theo, tưởng rằng theo số đông sẽ an toàn. Bằng cấp bây giờ đầy ra, làm không được thì người ta không tuyển. Nhiều em học ĐH ra mà không dám đi làm chuyên ngành hoặc làm không nổi, hoặc thấy ” không hợp”
Phong Nguyen @PhuongV: nếu nói như bạn thì người ta đổ xô đi học nghề rồi, học đại học ra trường mà không làm được việc thì xem lại bản thân có học đàng hoàng không hay đại học là học đại, không ít tỉ phú xuất thân từ những đại học hàng top của việt nam đâu, và bạn thấy có bao nhiêu tỉ phú là không học
anhlq.trithuctrebooks Người Việt Nam, đặc biệt là các gia đình trí thức, bố mẹ làm công việc văn phòng, còn nặng tư tưởng: “Áo lành không bằng danh cao” nên muốn nhồi con vào đại học bằng được. Có người, con học đại học xong, chưa tìm được công việc như ý, lại nói con đi học cao học.
Một điểm nữa, tôi cho là thiệt thòi của học sinh ở thành phố lớn, đó là tỉ lệ cạnh tranh ở đây khá cao. Ở quê tôi, thi vào cấp 3 không khốc liệt như ở Hà Nội, vì trẻ em ở độ tuổi học cấp 3 ở quê tôi ít hơn so với thành phố, nên việc vào cấp 3 công lập khá nhẹ nhàng. Tất nhiên, vào trường chuyên, hoặc những trường top đầu thì vẫn khó.
Ở quê, tôi thấy kỹ năng chăm sóc cá nhân của trẻ nhỏ tốt hơn ở thành phố. Lớp 4-5, các bạn nhỏ đều biết quét nhà, nấu các món đơn giản như luộc rau, luộc thịt, rán trứng. Lớn hơn vẫn phải phụ bố mẹ làm vườn, chăn nuôi. Nhưng ở thành phố trẻ con được bao bọc kỹ hơn, cái này không hoàn toàn là do lỗi của bố mẹ, vì môi trường ai cũng nuôi con như thế, nên họ nghĩ mình cũng nuôi con như vậy mới đúng.
Việc học nghề, đi làm từ năm 18 tuổi với các bạn trẻ ở HN cũng khó khăn hơn các bạn ở quê. Ở quê tôi, nhiều gia đình đi lên từ làng nghề, buôn bán, họ nghĩ đơn giản hơn: “Không học được đại học, đi học nghề cũng chẳng sao, nên dễ chấp nhận việc con làm thợ, không nhất thiết phải làm thầy.
Người trẻ lao đến thành phố lớn làm việc, nhiều người nghĩ là sẽ tạo được một tương lai tốt cho con cái, nhưng mặt khác, họ đẩy con vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn.
Năm Nhân Cảm ơn chị đã nói về việc này! Ngay như cháu mình, học 12, tư thục. Trường yêu cầu đi học chính thức từ đầu tháng 7, nhưng tin nhắn gửi về bố mẹ cháu lại ghi Sinh hoạt hè. Chưa gì GV đã nói trước là “nghỉ học thêm bên ngoài, học trong trường là đủ”. Cái “đủ” mà họ đề cập là bắt buộc tụi nhỏ phải ở lại trường đến 18h30 hoặc thậm chí 20h30 sau khi cả ngày phải ở trong trường từ 6h30 sáng. Điều một người đã lớn tuổi như tôi cảm thấy bức xúc là nhà trường tự ra quy định, bắt buộc PH -HS phải theo từ việc học phí, học thêm, nội quy cứng nhắc và nhiều thứ khác mang tính bảo thủ, khắc nghiệt và lạm quyền. Giáo dục dạy con người ngay thẳng nhưng chính họ lại đi ngược, chỉ qua 1 việc trước mắt: học chính thức, thu tiền chính thức nhưng lại “Sinh hoạt hè”. Cho dù lớp 12, cho dù phải thi ĐH,,, những đứa trẻ này vẫn cần nghỉ ngơi, vẫn cần một sự tôn trọng từ người lớn.
vvbinh2015Học mà không thi cử khác gì đem con bỏ chợ ông ơi.
Nguyen Trang @vvbinh2015: Thi ĐH phản ánh thực chất nhất rồi.
sonth.vaeco Chả có ở đâu không phải thi cả, cái khác là người ta học nghề tử tế thôi
ebankubu111444 Nói đi cũng phải nói lại, vấn đề ở đây là tiền thuế, đóng tiền thuế bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu chứ một đất nước thu nhập trung bình thấp như VN không thể so sánh với một nước thu nhập cao như Đức.
Giả sử Đức có trường học chuyên về nhiếp ảnh đạt chuẩn chất lượng thì VN muốn như Đức thì đầu tiên phải có trường học y chang Đức thì mới đảm bảo chất lượng.
Nhưng vấn đề ở đây là thu nhập ở VN thấp là chủ yếu so với Đức, dĩ nhiên là thuế VN đóng góp so với Đức thấp hơn nhiều, do đó việc muốn trường học chất lượng y như Đức là một điều cực kì phi lý, do đó mới xuất hiện trường tư.
Tóm lại, muốn như Đức thì hãy đóng thuế và có ngân sách như Đức
oanh le Dĩ nhiên là ngân sách nước nào cũng dựa vào thuế. Nhưng giáo dục là cấp bách, và y tế là cần thiết. Vậy có thể nào nước ta dành phần trăm ngân sách cho giáo dục, và y tế đầy đủ hơn được chăng ?
Hồng Thái Phạm Thề ngày xưa nước Nhật nghèo hơn chúng ta sao giờ họ thành cường quốc vậy bạn và chúng ta đang qua nước họ du học. Đừng có đỗ lỗi lên người dân như vậy
vuhongdang @Hồng Thái Phạm: vậy bạn biết thi ở Nhật khốc liệt gấp ngàn lần ở VN không, tỉ lệ tự tử trước khi thi cũng thuộc top châu á. Đừng nói tại sao nhật giàu, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng chính sách giáo dục tất cả các cường quốc châu á đều là học tập và nỗ lực khủng khiếp nhé
longlgbz5 @Hồng Thái Phạm: Đúng vậy, nhiều nước đã thực hiện chính giáo dục miễn phí khi họ còn nghèo hơn chúng ta vài lần. Quản trị ngân sách tốt mới có thể tạo ra nguồn lực
Hưng @Hồng Thái Phạm: trong toàn bộ chiều dài lịch sử, có lúc nào Nhật nghèo hơn Việt Nam vậy bạn?
ebankubu111444 @oanh le: Mình đã nói ở trên rồi, chẳng qua dân đóng thuế thấp thì lương giáo viên, y tế, công viên chức rất thấp, bạn không bao giờ đặt câu hỏi tại sao lương giáo viên, y tế ở Mỹ lại cao à? Do đó thuế cao cả đấy, dân Mỹ đóng bảo hiểm y tế là 255tr VNĐ/năm, còn người VN là 1-2tr VNĐ/năm.
Tiền không phải tự nhiên mà có đâu bạn
thanhluanx3 @Hồng Thái Phạm: Nhật nghèo hơn VN ở giai đoạn nào ? trước khi bại trận thế chiến họ luôn là cường quốc tung hoàng khắp châu á , thi cử ở Nhật, Hàn , Trung còn khủng khiếp hơn VN nhiều lần , họ học kinh khủng , làm việc cũng nhiều hơn VN , cái gì cũng có giá của nó hết không tự nhiên được
quang tran Dạy nghề thì phải có giáo viên đủ trình độ chuyên môn. Như dạy nhiếp ảnh thì phải là người thực sự làm nghề này, có tác phẩm cụ thể. Có những khóa học chụp ảnh và làm video bằng điện thoại di động, nó cũng khá rẻ chứ không đòi hỏi gì nhiều về tiền hay cơ sở vật chất như những nghề mộc, cơ khí, sủa chữa đồ điện tử,….
Ở Đà Nẵng từng có nhóm những bạn làm đồ họa 3D đến dạy nghề miễn phí cho học sinh. Cái chính ở đây là trường phải chủ động liên hệ với cộng đồng những người làm nghề đó, trao đổi về mục đích dạy nghề. Chứ dạy nghề cho có thì cũng như không.
oanh le @ebankubu111444: Bạn nói quá xa điều tôi mong mỏi là bất cứ giá nào ngân sách quốc gia cũng phải dành ưu tiên cho giáo dục để dân trí tiến bộ. Cũng như những gia đình nghèo muốn con cái đổi đời, họ phải tiết kiệm mọi chi tiêu khác để lo cho con có đủ điều kiện học hành. Xin ngắn gọn như vậy.
lananh06sh @Hồng Thái Phạm: Thi cử ở Trung, Nhật, Hàn còn căng thẳng hơn VN nhiều. Đơn cử cứ nhìn vào việc cày ngày cày đêm của học sinh cao trung của Trung đi thì biết. Học từ 6h sáng tới 9h đêm. Hs Việt Nam mới học cực tí là than, là đòi bỏ hết k cần học. Trong khi nước hàng xóm khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão. Nghĩ mà chán.
ebankubu111444 @oanh le: Thì bạn cứ đảm bảo con cái của họ kiếm được và trả lại số tiền đó cho Nhà nước là ok, ví dụ Nhà nước cho con bạn 100tr để đi học thì bạn phải trả lại Nhà nước đủ 100tr đó chứ tiền ở đâu ra mà đòi?
Bạn cố tình không hiểu đấy chứ không phải mình nói sâu xa đâu
ebankubu111444 @quang tran: Dạy miễn phí nhưng phải chất lượng, phải dạy liên tục trong 10 năm là mình thường, dĩ nhiên là chẳng ai rảnh đến mức dạy miễn phí rồi cạp đất mà ăn cả.
Chưa kể đó chỉ mỗi phần chụp ảnh, quay video, còn phần hậu kì phải đầu tư thêm Desktop, Laptop để hậu kì nữa nhưng vấn đề là để đầu tư thêm thì phải có tiền, nhưng tiền ở đâu ra thì lại không chịu nói.
ebankubu111444 @longlgbz5: Vậy VN không phải đang miễn phí à bạn? Những tiền bạn đóng trong trường cấp 1, cấp 2, cấp 3 chỉ là tiền cơ sở vật chất, điện, nước, tiền hao tổn vật chất, tiền bảo vệ, tiền vệ sinh trường học, tiền lao công… chứ bạn có trả lương giáo viên đồng nào đâu?
Điện, nước, cơ sở vật chất, bảo vệ, vệ sinh, lao công.. thì ai học, ai sử dụng, ai gây ra vết dơ là người đó phải trả chứ mắc gì Nhà nước phải miễn phí toàn bộ học phí?
Thêm nữa bạn liệt kê các quốc gia giáo dục miễn phí, nghèo hơn VN và nền kinh tế hơn VN xem? Nói thẳng ra là chẳng có quốc gia nào đâu.
oanh le @ebankubu111444: Cám ơn bạn, thật ra tôi không đủ trình độ để hiểu.
tusardeva Hệ thống giáo dục Anh quốc quy định chỉ cần hết lớp 10 là bạn có thể đi học nghề, trung cấp v.v Việc học lớp 11-12 được coi là dự bị đại học, với những người có nguyện vọng học lên cao. Chương trình lớp 11-12 chủ yếu là các môn tự chọn, VD: nếu bạn định theo ngành y, bạn có thể tập trung học toán, hóa, sinh, ngoại ngữ v.v
Quy định này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc cho XH, đồng thời tăng hiệu quả và tính chuyên môn hóa trong giáo dục.
Mưa thu Giờ VN đang phân loại y như vậy đúng không bạn. Học thì lẹt đẹt nhất là toán lên cấp 3 khó thế không theo được lại bảo khó. Mình nhớ cách đây 20 năm cũng thi mà sao ai cũng kêu ca, thi ngày đấy còn thi tốt nghiệp 4 môn xong mới thi văn toán.
tusardeva @Mưa thu: Mình nghĩ nên phân ra 2 tiêu chuẩn. GD bắt buộc đến lớp 10 thôi, được tài trợ toàn bộ. Lớp 11-12 ai có nhu cầu và đk thì học lên.
Lái taxi hay thợ nề, thợ hàn, thợ may v.v. thì cần gì học đạo hàm tích phân, để thời gian đấy học các kỹ năng nghề hiệu quả hơn. Khi số lượng hs lớp 11-12 giảm đi thì XH có đk đầu tư cho học nghề hơn.
Mưa thu @tusardeva: Thế giờ sớm một năm có sao đâu bạn, mà giờ học sinh cao lớn lắm rồi. Các bạn con mình vào 10 thấy toàn trên 1m7, nữ thì nhiều bạn cũng rất cao. Nên phải chọn lựa để học thôi.
ebankubu111444 @tusardeva: Ai không cần học cao thì học đến lớp 9 ra làm lái taxi, thợ nề, hàn, may được rồi chứ đâu ai mượn bạn phải học lớp 10, 11, 12 rồi than đạo hàm, tích phân, vi phân, hóa hữu vô, vô cơ, gia tốc trọng trường, định luật, ADN, ARN,… khó?
Chẳng qua vì cái bệnh sĩ diện thôi bạn, biết bản thân yếu nhưng không chịu học trung cấp nghề sau khi có bằng cấp 2, muốn học cấp 3 rồi la khó.
Don Qzx Bệnh của phụ huynh Việt Nam là chuyện gì xảy ra với con em cũng đổ tại nhà trường và xã hội, trong khi gia đình thì chỉ làm mỗi việc cho con ăn và đưa đón con đi học. Giáo dục cơ bản là ở gia đình, nhà trường và xã hội chỉ đóng góp 1 phần. Phụ huynh nên dành thời gian nói chuyện, trao đổi và hướng nghiệp cho con, bớt học luyện các môn ở trường để thi cử, dành thời gian để con tìm hiểu xã hội và nghề nghiệp tương lai, cũng như học một số nghề mà nó thích. Trẻ từ 12 tuổi phải biết tự lập, tham gia quán xuyến việc nhà như người lớn, từ 15-16 tuổi nên đi làm part-time để tập sự kiếm tiền và tích lũy kinh nghiệm xã hội. Ngoài ra, ko nên tách các trường nghề ra khỏi Bộ Giáo Dục, dẫn đến đứt gãy liên kết giữa học hàn lâm và học nghề.
Hải Thu Cái gọi là học nghề ở cấp 3 tại các trường TH hiện tại rất phù phiếm, hoàn toàn không mang lại một hiệu quả nào. Ngay cả GV trong trường không biết là họ trấn an HS hay như nào khi nói Bộ GD bắt học nghề từ năm lớp 11, buồn cười là GV nhưng người này nói có cộng điểm, GV khác lại bảo không. Buồn cười hơn là học nghề, hướng nghiệp nhưng trường chỉ dạy 1 môn duy nhất: Tin học!? Và dĩ nhiên, PH phải đóng học phí cho môn này, HS phải ở lại trường muộn hơn để học. Không dám so sánh hay ước ao GD VN như nước ngoài, chỉ mong Bộ-Sở chỉ giải quyết để chấm dứt các vấn đề này, HS được đi học nhưng vui vẻ theo đúng khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường đều là ngày vui”
thecuongxd82 Buồn cười là cứ làm xong không thèm lấy ý kiến hay khảo sát xem có tí hiệu quả gì không.
Phạm Minh Tôi đồng ý với bài viết của nhà báo, thuộc thế hệ 8X và thấy thời tôi đi học việc phân luồng còn tốt hơn bây giờ. Điểm số phản ánh đúng trình độ của học sinh do đó những em học yếu kém, bố mẹ cũng xác định ngay từ đầu sẽ cho học nghề sau khi học cấp 2, hoặc có bạn học xong cấp 3 cũng học trung cấp, cao đẳng nghề. Còn bây giờ thì sao, đúng là xã hội phát triển, giáo dục được bố mẹ quan tâm hơn, không có nghĩa là các con chúng ta bây giờ ai cũng học giỏi nhưng nhìn kết quả thi chủ yếu là điểm 9, 10 thành tích chủ yếu học sinh xuất sắc như hiện nay thì bố mẹ nào chả kì vọng cho con sẽ theo con đường khoa bảng. Rồi thi vào cấp THPT nhiều phụ huynh sốc khi con nhà mình 9 năm là học sinh xuất sắc và giỏi bị trượt THPT, thành tích quá cao từ nhỏ vô tình đẩy các em vào áp lực vô hình khi đối diện với kì thi thật, nhiều em trầm cảm vì vậy. Còn ở cấp THPT việc xét tuyển thẳng bằng học bạ đang vô tình đẩy điểm tổng kết lên ngày càng cao, vượt xa khả năng của học sinh. Giáo dục Việt Nam chúng tôi hay nói đùa bây giờ toàn đào tạo siêu nhân vì thành tích quá cao.
Mưa thu Có kỳ thi thử khoảng 4 lần lúc đó thi 3-4 môn sẽ thi lúc đó con mình giỏi hay kém nó phô ra hết bác ạ. Chứ điểm cao trong năm có môn phụ cứu. Nói thật nhìn bảng điểm thi thử lần 2 lớp con mình lấy theo điểm năm 2020 cả lớp chỉ 1-2 bạn đỗ .Kể cả học khá đến nỗi khi điền thử nguyện vọng cô còn bảo sao lại chọn nguyện vọng thấp thế này vì lo sợ trượt. Cái chính là gia đình phải đồng hành để biết con mình đến đâu, Nhiều bạn lớp con mình không kém nhưng toàn chọn NV quá cao kể cả NV 2 nên các bạn trượt dù gần 40đ. Phải lấy NV2 cách NV1 tầm 5-6 điểm cho các bạn ý có nơi học khi trượt chứ không thì đành đi học dân lập.
thu hien nguyen Con t cũng trượt cả 2 nv, mặc dù đã rất cố gắng, trung bình hơn 7 điểm 1 môn nhưng vẫn ko thể đỗ, mặc dù đã gắng lựa trường theo sức học của con nhưng năm nay thực sự quá đông thí sinh…con t ko thể chọi nổi
An Thụy Hãy bên cạnh con chị nhé! Con mình ngày trước cũng vậy, thật sự học không tệ, vậy nhưng khi đi thi, có lẽ do áp lực, căng thẳng, cũng chỉ được 27đ, thiếu 0.25 để vào NV1. Mỗi đứa trẻ đều có tâm tính, cảm xúc riêng. Có đứa tự trấn an được, có đứa lại không nói ra được nhưng cũng không tự trấn an được, nên rất tội. Rồi mọi thứ sẽ qua thôi mà!
lqthanh142 Hàng ngàn năm qua, các nước Á Đông vốn có truyền thống trọng khoa bảng. Rồi thì các cụ ngày xưa từng nói “Làm thầy nuôi vợ, làm thợ không đủ nuôi miệng”.
Chính suy nghĩ đó nên người ta cố gắng đầu tư cho con em học hành, đi du học, ép học ngày học đêm, thay vì đi học nghề, hay phát triển các năng khiếu. Trong mắt nhiều người, họ khinh miệt những em trượt cấp 3 thi vào trường nghề, họ cảm thấy cực kỳ xấu hổ và mất mặt nếu con em mình vào học trường nghề
Cũng cần phải nói thêm là chất lượng của các trường nghề của chúng ta chưa được tốt, nên không nhận được sự tin cậy từ phụ huynh.
phanchungpt Theo tôi vấn đề quan trọng ở đây theo tôi là nhu cầu lao động có chứng chỉ nghề có nhiều đến mức đó không để cho các con đi học nghề. Nếu nhu cầu không đủ, việc cho đi học nghề chỉ tốn thêm thời gian, chi phí để rồi … thất nghiệp.
t.anh.nguyen1991 Học lên ko xong, học nghề cũng ko. Thế làm gì để sống sau này ?
phanchung pt@t.anh.nguyen1991: Có những nghề tự do không cần phải học bạn ạ (lao động phổ thông, bán hàng tự thân, làm công nhân…)
t.anh.nguyen1991 @phanchungpt: Thế lại có những người kêu lương thấp ko đủ sống bạn ạ. Có cái tay nghề lương cũng cao ko kém người học đại học đâu. Có thể chỉ vất vả tay chân hơn thôi
Thu Hà Nội Buồn thật, gần 8 điểm 1 môn mà vẫn trượt nv1 trường Quang Trung – Đống Đa, trường ở vị trí thấp nhất khu vực 3, chỉ vì dân số mấy quận này quá đông nhưng trường lớp thì vẫn vậy. Thôi chán không nói gì thêm nữa, bao giờ cho có điểm sáng trong ngành này???
dungsocencoop TP.HCM có Trường dạy nghề mà, mới chỉ cách đây hơn chục năm còn là trường Trung học kỹ thuật dạy các nghề mà nay thì Trường đào tạo 3 hệ: Cao đẳng kỹ thuật, Trung học kỹ thuật và Công nhân kỹ thuật bậc 3/7. Học sinh sau khi tốt nghiệp đều có việc làm và được xã hội tín nhiệm. Vấn đề ở phương pháp giáo dục và hướng nghiệp hiện nay tại các trường phổ thông. Cộng với các trường TC nghề chưa cuốn hút học sinh (cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, và nhất là công tác PR kết hợp với khối THCS, THPT tư vấn sớm cho học sinh). Ý kiến của nguyên 1 phó HT trường TC nghề.
c0nyeub0me Từ T7 và CN thấy nhiều nhà khoe điểm đầu vào cấp 3 của con rần rần, những nhà có con điểm thấp mà xem chắc thấy chạnh lòng ghê nhỉ. Năm nay thấy rộ lên vụ khoe điểm đầu vào các trường, nhộn nhịp hẳn so với mọi năm. Cháu mình chơi với 1 bé lớp 9, sáng sớm nay chưa ngủ dậy bé lớp 9 bấm chuông loạn lên sang chia sẻ niềm vui đỗ , 2 chị em dắt tay nhau đi mua đồ ăn sáng để ăn mừng luôn =))
Dũng Lan- Giáo dục chưa hỗ trợ hướng nghiệp được tốt thì bản thân mình hướng nghiệp cho các con cũng được mà.
– thi cấp 3 với học đại học ở việt nam, là điều kiện cần nhưng ko đủ. vì khi đi xin việc đâu cũng cần bằng cấp nhưng không đủ ( thiếu kinh nghiệm).
– ngay từ khi các cháu học, nếu phụ huynh không áp lực điểm số, ko chạy theo thành tích, mà để cho con em phát triển tự nhiên. thì đến cấp 3, các cháu có thực lực tự lên học tiếp. không có thực lực thì tìm phương án cho tương lai, tại sao lại cứ phải tranh nhau tìm mọi cách thi vào trường chuyên lớp chọn (tìm cách đi cửa sau…) rồi lại kêu áp lực ???
quangcaodongduong Thực ra, đến ngay cả những bậc học cao hơn cũng không trang bị đủ kiến thức để người học có thể làm việc được ngay. Gần như toàn bộ những sinh viên tốt nghiệp Đại học đều phải đào tạo lại ở các doanh nghiệp. Ở bậc sau Đại học cũng vậy. Có rất nhiều nghiên cứu sinh có những bài báo mà không hiểu tại sao lại được đăng ở những tạp chí khoa học có thứ bậc xếp hạng thấp. Những cấp học thấp hơn như hướng nghiệp, đào tạo nghề thì hiển nhiên là đào tạo xong sẽ không làm việc được theo ngành nghề ghi trên chứng chỉ. Điều này trái ngược với hình ảnh những em học sinh cõng hàng chồng sách vở, học chính khóa, học phụ đạo hơn 8 tiếng/ ngày. Đi học mà cực nhọc hơn cả công nhân tăng ca. Sự tương phản này cho thấy mục tiêu đào tạo thực chất còn rất xa vời. Giáo dục hình thức, chạy theo thành tích…chỉ là phần nổi của tảng băng chìm mà phải rất lâu nữa mới khắc phục được
USSR_CCCP Trong xã hội có rất nhiều nghề, thế mà suốt mấy năm THCS và THPT tôi thấy học sinh chỉ học và thi môn nấu ăn. Vậy thì hướng nghiệp gì đây?
oanh le Ở nước tôi cư trú. Trường nào cũng có một xưởng nhỏ. Học sinh từ cấp 2, nam nữ đều được dạy làm những món đồ thủ công nhỏ, đơn giản, liên quan đến mộc, gò, hàn… Mục đích để các cháu thao vát, ít nhất biết cách dùng cưa, kềm,kéo, khoan, búa, biết đo đạc, tính toán.
Nhờ thế khi có gia đình, những việc lặt vặt nam nữ đều có thể tự làm. Nhất là dễ theo học một nghề, hoặc có khả năng tìm việc lao động tay chân sau này
Mikey Takowski Nói chung là làm ba mẹ phải thông cảm cho con cái, đừng có so sánh nói là con nhà người ta thế nào, rồi hồi xưa khó khăn thế nào….Không phải ai cũng phù hợp với việc học trên trường lớp và cách dạy trên trường lớp. Ba mẹ làm lụng để con có thể có cuộc sống dễ thở hơn, nhưng khi thấy phàn nàn một tí thì lại nói này nói kia. Mỗi thời đều khó khăn như nhau, bây giờ tuy có thể không khó khăn về vật chất nhưng lượng kiến thức trong mọi lĩnh vực đã quá nhiều; các em thi nhiều, học trên trường nhiều, giờ lại phải học thêm (hai) ngoại ngữ mới cạnh tranh được (đó là còn chưa kể học thêm về công nghệ, nghệ thuật…)
truongnganluong Phải định hướng và chuẩn kiến thức để hết cấp 2 là đủ để học nghề. Nếu các cháu học ở trường nghề sau cấp 2, thì trường nghề cần dạy thêm 1 ít môn với kiến thức cơ bản phục vụ cho việc học nghề. Còn học sinh khá giỏi lên cấp 3 cũng nên chỉ học vài môn để phục vụ cho nghành sau này học đại học.. Tôi thấy học sinh học tràng giang đại hải, nhiều môn cố học để lấy điểm rồi quên ngay như học trồng trọt..với học sinh nội thành, rất mất thời gian. để thời gian này cho các cháu học thể dục để nâng cao thể chất còn tốt hơn nhiều.
tuyen.dzoan Nhà có điều kiện thì cho con đi du học này nọ. Còn như tôi chấp nhận con cái phải cố gắng chơi theo luật chung thôi … chả lẽ để con cái sau này lại đi làm lao động chân tay như bố mẹ.
Nguyen Billon2810 Phó Giáo sư quá cố Văn Như Cương đã từng nói: “Ai cũng vào đại học là lạc hậu”.
Điều đó rất đúng và là tình trạng hiện tại của nền giáo dục của chúng ta. Khi mà hệ thống giáo dục không sàng lọc kĩ những thành phần ưu tú nhất để lên bậc đại học mà chỉ cần ở mức trung bình thì cũng đủ để “đại học” mà thực chất là “học đại”.
Giáo dục để đào tạo con người. Sau đó những người được giáo dục này sẽ phục vụ cho hoạt động sản xuất, phát triển của một quốc gia. Chứ giáo dục không phải để thi cử, là áp lực gánh nặng lên thế hệ trẻ của chúng ta.
DINH VANG Thi vào cấp ba trường công lập để rồi lặp lại cái vòng luẩn quẩn: Dạy và học thì yếu kém nhưng nặng bệnh thành tích. Học sinh học trên lớp thôi thì không thể học giỏi được, lại phải học thêm tại trường, tại nhà thày cô….Học sinh vẫn không được đào tạo nhiều thứ thiết thực cho cuộc sống!
Bee Còn trẻ thì đi học, lớn thì đi làm. Xã hội luôn vận động theo cách để tất cả đều phải cố gắng nỗ lực. Người lớn thì mong trẻ học hành nhàn hạ mà vẫn nên người, người già thì mong người trẻ làm việc nhàn hạ mà cuộc sống vẫn ổn định, đầy đủ. Thử hỏi như thế thì xã hội có phát triển hay không và có đúng quy luật hay không?
dangnhuanbl2014 Sao không xây thêm trường công để tất cả học sinh cả nước có thể theo học?
Du Có một bài hát: đừng bao giờ em hỏi,,,,,
hongnhungpaticusi Các thành phố lớn do dân số cơ học ( di cư) tăng đều hàng năm nên dân số đông trẻ con cũng tăng theo áp lực rất lớn lên ngành giáo dục. Đợt covis vừa qua mới thấy nhiều tỉnh dân di cư vào thành phố cả mấy chục ngàn người, cộng lại cả vài triệu người một gánh nặng quá sức cho thành phố trong khi biên chế công liên tục phải cắt giảm. Chỉ mong các tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp dịch vụ kéo dân về không phải ly hương nữa. Áp lực thi cử chọn trường cũng sẽ bớt căng thẳng hơn cho học sinh thành phố. Còn việc phân luồng học nghề chúng ta đã tích cực làm nhưng kết quả rất hạn chế. không phải ai cũng có điều kiện học đại học mà là học nghề xong cũng không ra nghề được bởi cơ sở vật chất để học nghề quá lạc hậu so với thời cuộc. Cho nên tâm lý của phụ huyng là thôi thì cứ cố cho con học lên cao sau rồi tính.
thecuongxd82 Đến cả nhu cầu được đi học cũng không đáp ứng thì khổ quá.
tannghia1959 Chính sự chênh lệch thu nhập, nhìn nhận xã hội… đã dẫn đến tình trạng chạy vào đại học ( trong số này không biết tương lai sẽ ra sao vì không chọn đúng sở trường) mà không chọn học nghề.
Viet Vu Không thể trách phụ huynh bắt con phải học trường tốt, đại học. Vì làm gì có con đường nào khác tốt hơn?
quang tran trường nghề ở mình cũng chán, học cơ khí mà phải tự ra ngoài học thêm về các phần mềm thiết kế-gia công thì mới đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Giáo án của trường thì cũ, học chỉ được mỗi kiến thức nền về lý thuyết, mà cái quan trọng là thực hành thì mới làm nghề được. Giảng viên bộ môn thì gần như ai cũng có xưởng sản xuất riêng và lớp dạy phần mềm ở nhà, nên hầu như học ở trường kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”, cái chính vẫn là tự tìm tòi học thêm bên ngoài.
meocun268 Đúng vậy, Việt Nam thiếu hệ thống định hướng nghề nghiệp bài bản, dẫn đến việc chạy đua vào lớp 10 công lập ở các thành phố lớn mỗi năm thật là khốc liệt. Nếu như có định hướng nghề bài bản và tiên tiến như các nước, tôi tin chắc các con không có khả năng đỗ vào lớp 10 công sẽ không quá lo lắng vì có thể có hệ thống trường nghề đảm bảo cho tương lai.
Tran Luc Cảnh người người học đại học, nhà nhà cho con học đại học, sống chết gì cũng phải cố vào học đại học..đã ăn sâu vào tiềm thức của con người thời nay, dẫn đến thừa “thầy” (chất lượng kém ?!), thiếu thợ và cũng đã làm cho bức tranh thị trường lao động trở nên méo mó ?! Nhìn các cháu sau khi tốt nghiệp đại học trầy trật xin việc và thường phải làm những công việc trái với chuyên ngành được học mới thấy sự phí phạm: Người học phí phạm thời gian, công sức, cha mẹ phí phạm tiền bạc, kỳ vọng, xã hội phí phạm lực lượng lao động ( vì phải đào tạo lại)..Nhưng điều hệ lụy đi kèm liền sau đó mới thực sự khủng khiếp (chạy chọt, thất vọng, chán nản và buông xuôi..?!). Do vậy, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống đào tạo nghề ( Cả cơ sở vật chất và chương trình đào tạo dựa trên nhu cầu thật của xh ). Cha mẹ nên định hướng nghề nghiệp từ sớm (vô cùng quan trọng) tùy theo năng lực của các cháu và xu hướng pt của xã hội!
Hiếu Dương Từ gần nửa thế kỷ nay, khuynh hướng giáo dục thế giới là bỏ các kỳ thi trung chuyển từ cấp THPT trở xuống, đầu tư mạnh vào các trung tâm dạy nghề và phát triển hệ thống Đại học. Như một số bạn đã ý kiến, nhiều người VN vẫn còn mang nặng đầu óc phân biệt sĩ nông công thương, phải có bằng cấp này nọ thì mới được kính trọng, còn xem khinh nghề lao động chân tay. Trong khi đó, ở các nước phát triển, bằng cấp chỉ là một loại chứng nhận người đó đã hoàn thành một chương trình đào tạo nào đó mà thôi. Cái quan trọng là vào cuối ngày, họ làm được bao nhiêu tiền với khả năng lao động của mình. Anh thợ sửa ống nước thường khi làm nhiều tiền hơn cả anh kỹ sư, cho nên họ không so sánh ngành nghề bằng cấp. Họ chỉ khinh thường những người còn khoẻ mạnh nhưng lười lao động hay tìm cách lươn lẹo để ăn bám xã hội. Cho nên họ rất thoải mái trong việc chọn học lên đại học và theo học một nghề nào đó thích hợp với khả năng của mình mà ít bị chi phối bởi vấn đề sĩ diện. Ngày nào chúng ta vẫn còn chưa thoát được cái nhìn hạn hẹp về bằng cấp, nhất là tạo quá nhiều áp lực trong thi cử ở cấp 1-12 thì cơ hội phát triển đất nước vẫn còn dậm chân tại chỗ.
ttbn.construction Tôi đã đọc hết bài viết và comment bài viết thấy có 2 vấn đề nổi cộm, là vấn đề phân luồng cho học sinh tốt nghiệp THCS hiện nay còn kém, nếu các cháu không đỗ cấp III thì nên phân luồng học nghề ngay từ khi hết lớp 9. Vấn đề thứ 2 là trường nghề của ta hiện nay chưa đáp ứng được thời cuộc, thiếu trang thiết bị, thiếu thời gian thực hành, chưa kể là hệ thống thầy giáo trong các trường nghề một số đang không đáp ứng được nhu cầu. Mong rằng những trường nghề, đẩy mạnh hơn nữa vấn đề thực hành trong nhà trường, sao cho các cháu ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp ngay (tất nhiên là doanh nghiệp nào cũng phải đào tạo thêm các cháu do tính đặc thù của từng doanh nghiệp, nhưng về cơ bản thời gian đào tạo đó không nhiều).
buixuanphuchd Nội dung nêu trên theo tôi là rất quan trọng; Có thể coi vấn nạn quốc gia nếu các cơ quan Ban ngành có nhìn nhận đúng đắn về vấn đề này; Hiện nay giáo dục phổ thông thì chạy theo thành tích ảo; giáo dục đại học thì chạy theo thành tích phổ cập đại học ảo, đồng nghĩa việc trình độ đại học là ảo; Xã hội, nhà tuyển dụng chưa có cái nhìn đúng đắn về nhân lực trung cấp có tay nghề…. Đã có tính toán về tổng mức chi phí học đại học, thời gian học và các chi phí liên quan khác và thời gian tiền bạc phải học lại đh để phù hợp với công việc đang làm … để rồi khi đi làm không làm đúng ngành nghề, trình độ chưa đảm bảo theo yêu cầu của nhà tuyển dụng bậc kỹ sư, cử nhân… để rồi phải làm công việc cho nguoi học trung cấp nghề…..
ktksteel.jsc Phần lớn xã hội cho rằng, học giỏi sẽ có nhiều điều tốt đẹp khi trưởng thành, có cầu ắt có cung, mọi người xô nhau tìm cách trở thành giỏi nhất qua các kỳ thi, vậy thôi mà. Trừ một chút tiêu cực, còn là thực ra là rất tốt đẹp
dotanphong17py Có chương trình giáo dục vừa THPT kết hợp trung cấp nghề. Sau khi ra trường sẽ vừa có bằng cấp 3 vừa có bằng nghề và được miễn toàn bộ học phí mà. Có chăng là do suy nghĩ của bậc cha mẹ muốn con có tấm bằng đại học vừa nở mày nở mặt vừa bằng bạn bằng bè.
nguyenminhquang9290 Vấn đề này năm nào tới mùa thi báo chí cũng nói nhiều và phản ánh nhiều nhưng chẳng thấy ngành chức năng liên quan nào giải quyết, nói riết rồi cũng nhàm chán, thôi kệ tới đâu hay tới đó.
kimanhngnth Theo tôi nên tạo điều kiện cho các cháu được đi học, học xong lớp 12 rồi hẳn tính là phân luồng: Cháu nào học giỏi thì đại học, cao đẳng. Cháu nào học kém thì trung cấp, nghề. Chứ mới 14 tuồi nếu các cháu không đậu vào lớp 10 thì các cháu nên làm gì ở tuồi đó?. Độc giả hãy đặt mình vào vị trí của phụ huynh có con em ko đủ điểm vào lớp 10 công lập mới cảm thấy thật khó xử
Rosy Em không biết sao chứ thế hệ e 89 e thấy bạn làm giáo viên thi ban A đc 12 điểm . sau này ra dạy cấp 3. Bản thân em thấy , không biết tại làm sao mình có thể tốt nghiệp cấp 2 cấp 3. E học bằng thực lực , Ban A các môn từ 8,5-9,1 nhé. Nhưng học lắm cũng chắng sử dụng gì trong khi đó cần học là kĩ năng mềm, ngoại ngữ thì chẳng thấy chú trọng. Chứ học đạo hàm tích phân rồi hình học không gian để làm gì ko biết. Gánh nặng học tập quá nhiều trong khi đó ko tập trung phát triển đạo đức lối sống , ứng xử xã hội và thể chất .
Titoe Tôi thấy bộ GD cần đẩy mạnh truyền thông cho phụ huynh và học sinh về việc con sẽ có những con đường nào để đi nếu con thi trượt vào lớp 10 công thì tùy tình hình tài chính và lực học của con mà chọn học trường nghề, trường tư thục, trung cấp, dân lập. Định hướng cho con ngay từ đầu để con hiểu và chuẩn bị tâm lý.
hien.vo123123 Nếu các cháu đủ năng lực lên lớp 10 thì tiếp tục học còn nnhững cháu khác chuyển qua học nghề + văn hóa (các môn chính thôi) và tất cả các cháu vẫn được hưởng đủ quyền lợi như nhau, không nên phân biệt xã hội hóa như thế này tâm lý các cháu hiện vẫn chưa thật sự đón nhận những cú sốc như kỳ thi tuyển 10 hiện nay.
wasabanker2013 Ctrinh của đức cũng ko phải ko có nhược điểm. Phân loại quá sớm thì mất đi cơ hội của các cháu. Các cháu bé thế còn chưa biết định hướng của mình ntn thì xh đã phân loại hộ. Có những cháu c1 c2 học hành bt nhưng cấp 3 chú tâm học mới tốt. Ko phải cái j của đức cũng tốt và ưu việt. Đồng nghiệp tôi tốt nghiệp bên đức đại học nhưng rất bt, suy nghĩ logic còn cực kém…
Huong Cái vấn đề của mình là cha mẹ ai cũng muốn con làm ông nọ bà kia thôi.
Lê Văn Học nghề cũng có ra nghề đâu, cũng chỉ chủ yếu học lý thuyết nên khi ra trường vào doanh nghiệp phải đào tạo lại, đào tạo bổ sung. Thế là sự phối hợp giữa trường dạy nghề và doanh nghiệp là rất vênh bây giờ trường nghề lại dạy thêm cả văn hóa nữa thì không biết sự phối hợp giữa Bộ GD-ĐT và Bộ LĐTBXH thế nào thi và công nhận bằng TN ra sao; học và dạy như thế liệu có đảm bảo chất lượng không. Học nghề là phải gắn với doanh nghiệp vì DN là nơi SV nghề làm việc khi ra trường.
minhtbtsg Khi gặp nhiều người học kế toán 3 năm nhưng không thể thao tác excel, kỹ thuật điện không thể nối được một mạch điện đơn giản, thợ cơ khí xoay vặn ngược chiều ốc vít.. thì mới thấm thía cảm xúc vừa buồn, lo, tiếc và bức xúc đến mức nào. Chất lượng giáo dục nghề không ít nơi cũng đang có quá nhiều vấn đề phải chấn chỉnh.
Một sự thật đơn giản mà một xã hội phát triển thực hiện được đó là người rẽ ngang học nghề được tạo chổ đứng, cụ thể là công việc làm, được nhìn nhận, được có cơ hội tự lập, có thu nhập ổn định cuộc sống sớm. Được tạo cơ hội quay lại học hành, học nâng cao dù phải trải qua những kỳ sát hạch hay theo học đại cương. Và còn được có cơ hội phát triển, tiếp tục phấn đấu. Người theo đuổi việc học lên đại học, nâng cao thì phải phấn đấu kiên trì, được hổ trợ vay để học, có mức thu nhập khi tốt nghiệp ra trường vượt trội hẳn, cơ hội thăng tiến cũng nhanh hơn, nhiều hơn.
Ở nước ta thì chưa được như vậy.
Đầu tư cho giáo dục là một đầu tư hiệu quả nhất. Nhưng phải là chọn đúng ngành, đúng sức và phù hợp, phải là giáo dục hiệu quả, không để phí hoài thời gian.
Xin đừng để xã hội có lỗi với giáo dục, còn giáo dục thì lại có lỗi với tương lai của mọi người.
Học cần đi đôi với thực hành. Công đoàn lao động cần giúp các thành viên tương lai có chỗ thực tập. Cần có quy định lương tối thiểu cho thực tâp sinh nữa.
Nguyen Quan học,thi không gắn liền với thực tế, ko nhằm phục vụ cho nhu cầu thực tế trong đời sống xã hội, phục vụ sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu…lên mới có câu thừa thầy thiếu thợ bao nhiêu năm nay, sai ở đây là từ tư tưởng, định kiến của xã hội. học thật giỏi nhưng sau này dùng ko để làm gì thì quá lãng phí,sin,cos,tang… tích phân,đạo hàm,phân tích văn học.. tiếng anh..dùng được bao nhiêu vào cuộc sống là cái quan trọng. chung quy lại định kiến sai, định hướng chuộng bằng cấp, thành tích cũng do tư tưởng,bởi vì trong công việc ko đo,ko cụ thể bằng cấp bằng kết quả công việc mà chỉ quan trọng bằng cấp đầu vào