Xiển Giáo – Triệt Giáo – Đồng Đạo lưỡng phái
* Xiển Giáo – Triệt Giáo là gì? Nguồn gốc
– Thuở khai Thiên lập Địa, Đức Hồng Quân Lão Tổ hay còn được biết đến với tôn danh là Đức Thái Thượng Lão Quân phân thân hiện hóa ra thành ba vị là Đức Lão Tử, Đức Nguyên Thủy Thiên Tôn, Đức Thông Thiên Giáo Chủ, ba vị ấy được gọi là Tam Thanh Đại Lão Sư.
- – Đức Lão Tử và Đức Nguyên Thủy Thiên Tôn là Giáo chủ của Xiển Giáo
- – Đức Thông Thiên Giáo Chủ là bậc Chưởng Giáo – Giáo Chủ Triệt Giáo.
Xiển Giáo
– Xiển Giáo là Giáo Phái tu tập mà mỗi vị Đạo Sĩ hay Đạo Sư thường chỉ thu nhận 1-3 đệ tử mà thôi. Những đệ tử này được lựa chọn rất kỹ lưỡng, họ thường là những bậc thượng căn thượng trí, có Tiên Phong Đạo Cốt ẩn hiện nơi mình. Nếu họ gặp Đạo, nghe nói Đạo liền hoan hỉ tu tâm dưỡng tánh, một đường thẳng tiến trở nên trọn lành đạt Đạo. Do vậy giáo phái này dùng tên Xiển Giáo. (Xiển trong xiển dương, khuếch đại.)
Triệt Giáo
– Triệt Giáo là Giáo Phái mà các vị Đạo Sĩ hay Đạo Sư ra sức độ duyên cho chúng sinh từ cỏ cây, sắt đá, cầm thú, phi nhân cho đến con người…
Khi nhìn thấy chúng sinh hữu tình hữu duyên, có thể kết duyên với Đạo để đào luyện cho tinh tấn, trở nên trọn lành thì đều có thể trở thành đệ tử của Triệt Giáo.
Cũng vì lý do tận độ chúng sinh cho nên mới có tên Triệt Giáo. (Triệt trong triệt để, thấu suốt.)
* Sự bất đồng quan điểm lưỡng phái và hậu quả
Về sau này, do vài lý do bất đồng quan điểm giữa các môn nhân hai Giáo phái mà gây nên chia rẽ, hiềm khích nhau.
– Người tín giả của Xiển Giáo thì xem thường, coi môn nhân của Triệt Giáo là đám đội lông mang sừng thì phàm tánh còn nhiều, sao học đòi tu Tiên. Họ dị nghị luôn cả Đức Thông Thiên Giáo Chủ, là vị thượng tôn nhưng ở chung với đám lông sừng riết thì khó tránh khỏi để lòng tư ý thiên vị cho hạng phàm tục.
– Người tín giả của Triệt Giáo lại lấy lý do người Xiển Giáo có sự phân biệt, xem thường thân phận của môn nhân Triệt Giáo cũng như thiếu tôn trọng, lễ độ với tôn sư là Đức Thông Thiên Giáo Chủ. Thế nên họ muốn đòi lại công bằng cho Giáo Phái mình, vì cả hai vốn dĩ cùng một gốc từ Đức Hồng Quân Lão Tổ phân tách ra hai đường lối mà thôi.
– Những trận thiệt chiến, hỗn chiến cho đến bày binh bố trận để triệt hạ đối phương của môn nhân Nhị Giáo gây chấn động thiên địa. Những trận chiến ấy được nhắc đến trong điển tích Trung Hoa Phong Thần Ký, ghi chép lại về các trận đấu Pháp trong cuộc chiến tranh của hai nhà Thương – Châu vào thế kỷ XII trước Công Nguyên bên Trung Quốc. Cuối cùng Đức Hồng Quân Lão Tổ phải xuất hiện để giải mối bất hòa của hai bên, để mọi tín giả lưỡng Giáo nhìn nhận nhau là huynh đệ đồng môn tuy khác dòng pháp tu luyện.
– Cho đến nay, những hậu bối Đạo Gia nhiều người vẫn còn mang định kiến, chấp niệm và xem Triệt Giáo là bàng môn tả đạo chứ chẳng phải Chánh Đạo như Xiển Giáo.
Đó là điều sai lầm lắm vậy.
– Bởi lẽ việc tu tập chính là tu tâm dưỡng tánh, để thân tâm trở nên trọn lành, chung sống hòa đồng nhân ái giữa người với Thiên Địa, với muôn vật loại sinh linh trong khắp Thiên Địa.
– Nhiều tài liệu do hậu bối Đạo Gia viết về Đức Thông Thiên Giáo chủ như là một vị Giáo Chủ Ma Giáo. Môn nhân Triệt Giáo thì như là các loài tà tinh yêu quái tu luyện thành để hại người. Từ đó, các phim ảnh, truyện, tranh, tiểu thuyết… cũng thỏa sức biên diễn theo hướng nhìn nhận tiêu cực với Triệt Giáo.
Nếu là một hành giả tu Đạo, việc cần làm là sửa mình chứ chẳng phải phán xét đánh giá kẻ khác. Tìm về với gốc của muôn loại lý sự là Đạo thì cần phải mở lòng, mở trí để hiểu đúng và đủ thương yêu với muôn loài vậy.
– Môn nhân Triệt Giáo hàng hà sa số. Họ đã cố gắng hết mình để đào luyện thân tâm, nguyện học lấy chữ Tâm, chữ Tình của thế gian nhân loại. Nhưng có không ít hành giả vì gặp phải sự khinh miệt, bị đối xử như là súc sinh, tà ma yêu quái mà đau khổ, bất tín với nhân loại rồi quay ngược lại đáp trả, oan gia tương báo với những kẻ miệt thị họ. Hành xử của họ khiến người ta càng có lý do để phán xét họ là yêu quái hại người…
Thống khổ!
Trong Tâm có Đạo, nhìn chúng sinh sẽ thấy Đạo.
Trong Tâm có Yêu Tà, nhìn chúng sinh chỉ thấy Yêu Tà.
– Nếu hành giả còn chấp ngã, chấp kiến vào những khía cạnh tiêu cực, thiếu khách quan, không chịu nhìn tổng thể lý sự thì chẳng thể nào thấu hiểu được lẽ Đạo tự nhiên. Từ một gốc trọn lành hóa sinh nên muôn vật loại.
TGTT
Xem thêm các bài viết của
Tam Giới Toàn Thư
Bạn đọc comment:
Chinh Duy Võ Truyện này hư cấu ý nói thẳm sau con người tu đạo.
Xiển giáo là ý nói người tu từ nhỏ ít huân tập thói hư tật xấu nên thường nhập đạo tâm không thối chuyển.
Triệt giáo thu nhận tất cả.. ý nói người nhập đạo bất kể ai bao nhiêu tuổi đều được nên khi nhập đạo số ít trụ thành tựu còn đại đa số hoàn nguyên cốt cách.. khi truyện khi đánh chiến đấu thì triệt giáo cuối cùng hoàn hiện nguyên hình, ý nói tánh thể xấu tham sân si…
Đức Nguyễn Chinh Duy Võ trí tuệ của bạn đến đấy thì chỉ đến đấy, bạn dám mở rộng tâm ra bạn mới thấy được đại thiên hệ này rộng lớn biết chừng nào
Chinh Duy Võ cái đó chỉ nghe thôi chưa thấy mà tứ hồi giờ vậy
Đức Nguyễn Chinh Duy Võ Mình nghe cũng là chưa xác định được là đúng hay sai, có hay không mà. Tin sao cũng được mình chỉ mong bạn mở tâm thật rộng thấy biết rõ ràng và chính xác đó mới là chơn lý thật của nó bạn nhé.
Chinh Duy Võ mình chỉ nghiêng cứu dựa trên điều kiện lịch sử và bối cảnh của cốt truyện thời đó nên mới nói ra tri kiến vậy.. .
Nếu có sai biệt với sự thấy hiểu các bật thì xin lượng thứ và kính cẩn học hỏi..!
Đức Nguyễn Chinh Duy Võ bạn cũng chỉ học lại từ sách vở của người đi trước để lại người đi sau, bạn có nghĩ đến người đó cũng viết sai, hay 1 thời kỳ nào đó ai đó cố tình viết sai và hủy đi sách đã viết đúng rồi ko? hãy tin vào chính mình, tự làm thầy chính mình thì bạn mới tự tìm được chân lý thật sự của càn khôn vũ trụ này bạn nhé, mình cũng là người đi đường hữu duyên gặp bạn góp đôi lời với bạn thế thôi, tự mình làm thầy mình mượn hết các phương tiện bên ngoài nào đúng ghi nhận sàn lọc lại sai thì mình loại dần ra cố lên bạn nhé
Chinh Duy Võ ghi nhận lời khuyên của Bạn. Chân lí thì tự mình đi tìm mới trải nghiệm đúng
Quang Thanh Tam Chinh Duy Võ tam thanh trong phạm vi ngũ thừa
Chân lý là bổn lai diện mục- là chân như bất nhã – là pháp thân- là thực tướng bát nhã là tánh giác v…v…đó là cứu cánh, là chân lý là Chánh phật
Chinh Duy Võ Quang Thanh Tam cám ơn bạn nhiều
Ông Tèng làm về 12 vị kim tiên xiển giáo đi Tam giới
Lê Thành Làm về tín ngưỡng thờ mẫu tam tứ phủ hầu đồng hầu bóng đi add hiii
Like Dạo Trong truyện Phong Thần đức Hồng Quân Lão Tổ là thầy Thái Thượng Lão Quân mà?
Thành Nghiệp Nguyễn À cho hỏi là Tiệt giáo hay Triệt giáo? Lão Tử không phải chưởng giáo của Nhân giáo sao?
Hieu Phan Triệt Giáo ở đây là triệt để không phân biệt sang hèn, thấp kém thành tâm hướng đạo độ hóa chúng sanh, xem mấy phim cổ trang biến tấu sai lệch mà thấy buồn…!
Nguyễn Đức Nhật Minh theo mình nghĩ, thì đây là một câu chuyện có giá trị cao về Giáo Dục. nếu bỏ qua các yếu tố về thần tiên và phân cao thấp ông này ông kia.
Bên chỉ chọn vài người tố chất, Xiển Giáo
Bên thì ai cũng dạy miễn là muốn đến học bất luận là phi nhân hay nhân, Triệt Giáo
ông Đạo Gia dạy cho Tôn Ngộ Không hồi đầu có lẽ là hệ phái Triệt Giáo, Tây Du Ký cũng được sáng tác trong thời kỳ này. Mình có tra tài liệu thì nó thuộc trung kỳ nhà Minh, năm 1500-1600. Năm này ảnh hưởng của Đạo Giáo vào văn chương rất nhiều, đặc trưng Tam Giáo Đồng Nguyên.
Đối với giáo dục hiện nay thì một thầy sẽ dạy rất nhiều trò chứ không phải chỉ chọn 1-3 trò. Và 1-3 trò học riêng với thầy thường là những đứa có tố chất, có thể phát huy nên thầy dạy riêng. Ưu điểm và nhược điểm thì cũng có, chẳng hạn như Xiển Giáo nếu không có người phù hợp thì tuyệt kỹ của thầy cũng sẽ thất truyền. Triệt Giáo thì đông đồ đệ hơn và phát triển phân nhánh phân tầng phức tạp hơn, và có thể có phép mà đạo hạnh chưa tới nên dễ làm bừa. Mình nghĩ giải quyết vấn đề Xiển Giáo Triệt Giáo cũng là giải quyết vấn nạn Giáo Dục thời đó.
Đức Nguyễn Vạn pháp do tâm sanh đúng hay sai đều nằm trong chân lý của đấng tạo hóa càn khôn vũ trụ rồi , nên các bạn hãy mở hết tâm mình ra thu cái tôi mình nhỏ lại tự soi lại mình chứ đừng phân biệt câu chuyện trên đúng hay sai, thật hay ko thật . Vì luật nhân quả luôn phân định rõ ràng trong từng ý niệm vs suy nghĩ các bạn đấy ạ
Tự Thiên Phúc Trong tâm có đạo, nhìn chúng sinh sẽ thấy Đạo
Trong tâm có yêu tà, nhìn chúng sinh sẽ thấy yêu tà
Nguyen Minh Đạo lý là đây chứ đâu . tu là sửa mình
Mỹ Duyên Đã hiểu ạ, tâm bồ đề hồi hướng tất cả ạ
Bạn đọc cũng tìm kiếm:
- xiển giáo thập nhị đại kim tiên
- xiển giáo đệ nhất yêu
- hồng hoang xiển giáo thủ đồ
- triệt giáo là người như thế nào