Ý nghĩa của câu : “Nhàn cư vi bất thiện”
Những Bậc Cổ Đức thời xưa đã để lại rất nhiều câu đạo lý vô cùng có ý nghĩa.
Trong số đó, có một câu rất quen thuộc mà chắc Quý Vị đã từng nghe qua rồi.
Đó là câu :
“Nhàn cư vi bất thiện”
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghĩa của câu nói này.
- Nhàn là gì? Nhàn nghĩa là lúc rảnh rỗi, hay thời kì không có việc gì để làm.
- Cư nghĩa là ở, hay cư trú.
- Vi nghĩa là làm, biến thành, trở thành.
- Bất thiện nghĩa là không tốt đẹp, không đức hạnh (đối nghĩa với cụm từ này là thiện, nghĩa là tốt đẹp, có đức hạnh).
Vậy ý nghĩa cả câu trên là :
Nếu hằng ngày Quý Vị sống, mà để cho mình rảnh rỗi quá, không có việc gì để làm.
Thì sự rảnh rỗi này có thể sẽ làm cho Quý Vị có cơ hội phát sinh ra những việc làm, hành vi không tốt đẹp, thậm chí tội lỗi.
Lấy ví dụ để Quý Vị dễ hiểu :
Ví dụ 1:
Ngày nay người nghiện chơi game là vô cùng lớn, đặc biệt là các bạn trẻ.
Cứ rảnh rỗi, không có việc gì làm là các bạn chỉ biết vào chơi game, thế giới mạng rộng lớn vậy, có rất nhiều điều hay vậy mà các bạn lại không tìm kiếm và học, mà trau dồi kiến thức.
Tại sao hễ cầm điện thoại trên tay là ta phải chơi game, và ngoài ra chẳng biết làm gì cả.
Nhìn các bạn trẻ, tương lai của đất nước mà cứ như thế, thì không biết tương lai sau này sẽ như thế nào đây.
Thích chơi, nghĩa là đang hưởng thụ, mà hưởng thụ, ví như ăn vậy.
Cứ ngồi mà ăn thì thực phẩm như núi cũng có ngày bị cạn.
Đây chính là đang tiêu phước tự thân.
Còn làm việc, học tập như rảnh rỗi thì ta học ngoại ngữ, học tin học, vi tính, công nghệ, học nấu đồ chay ngon, học làm người tốt, học các cách làm kinh tế, kinh nghiệm làm kinh tế, học cách quản lý, học về nông vụ về cách làm nông nghiệp, hay học kĩ năng ứng xử đạo đức, học để trau dồi kiến thức nghề nghiệp của mình hiện tại….
Còn với người có tu hành thì học kinh điển, nghe thuyết pháp, tập thiền, tập định, tập kiểm soát tâm,…
Rồi rảnh nữa thì ta đi làm từ thiện, làm công quả như nấu ăn từ thiện, phát cơm phát gạo, nhặt rác đường phố, ……..
Những việc học và làm như trên, chúng là có ích, nên sẽ giúp Quý Vị tạo ra thêm các giá trị của cải hay vật chất trong tương lai.
Nên sẽ làm người ấy gia tăng phước báu, tương lai ắt giàu.
Nếu những người ấy mà có tu thêm thập thiện nghiệp, thì sau khi mệnh chung có thể đủ phước duyên mà tái sinh về cõi trời.
Còn ngược lại, với người suốt ngày chỉ thích ngồi chơi, như chơi game, ít lao động, lười lao động.
Thậm chí không lao động, rồi đi ăn cắp ăn trộm để lấy tiền về chơi game.
Thì những người này tương lai dần sẽ hết phước báu, biến thành người tầm thường trong xã hội, thậm chí rơi vào đói khổ, bệnh tật tâm thần, và sau khi chết thường dễ rơi vào tam đồ khổ ( Địa ngục, quỷ đói và súc sinh ).
Ví dụ 2 :
Hôm trước khi chạy xe trên đường tôi thấy nhiều cậu lái xe taxi.
Trong lúc rảnh rỗi, các cậu tụ tập lại và chơi đánh bài ăn tiền, đánh thật.
Quý Vị nghĩ thế nào ?
Khi người tài xế rơi vào thích chơi các trò đỏ đen như đánh bài, cá độ, lô đề, ….
Nếu thắng thì hân hoan ăn nhậu, hay ham mà chơi tiếp.
Còn thua thì lòng bực tức, sân giận, tiếc nuối…
Có thể dẫn đến nhiều hành vi như chạy xe không an toàn dễ gây tai nạn, hay buồn quá thì đi nhậu nhẹt về đánh vợ con…..
Đây chính là do nhàn rỗi không biết làm gì, và cũng không có trí tuệ để sử dụng thời gian.
Thế là cứ chỉ thích lao vào hưởng thụ vui chơi cho thỏa thích tâm trí, dục vọng.
Còn Quý Vị, Quý Vị đã, đang và sẽ sử dụng thời gian nhàn rỗi, rảnh rỗi của mình như thế nào ?
Chỉ cần tinh ý, nhìn một người nào đó khi họ sử dụng thời gian trong ngày.
Quý Vị cũng phần nào đoán biết được tương lai của họ sẽ tiến về đâu (trong hiện đời, hay tái sinh qua các kiếp sau).
Do đó, Quý Vị phải biết khôn khéo lợi dụng thời gian rảnh của mình trong ngày, để học hay làm gì đó cho thật hữu ích và ý nghĩa, mang lại thật nhiều lợi lạc cho bản thân, cùng gia đình và xã hội.
Sinh ra được làm người, và lớn lên trong kiếp người là khó.
Do đó, Quý Vị phải nên biết trân quý thân mạng này, và hãy dùng chúng cho thật hữu ích.
Đừng lãng phí thời gian của sức trẻ, của đời người vào những thứ vô bổ, vô ích.
Sống như vậy thì tiếc quá….
Là Quý Vị đã làm uổng phí cả một kiếp người rồi, và ngàn đời sau rất khó mà được lại.
(Vì thân người khó được mà).
Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Cư sĩ Nhuận Hòa
>>> Đọc thêm ở: Tu học mỗi ngày trên Ô-Hay.Vn
Các tìm kiếm liên quan
- Cha ông ta thường nói Nhàn cư vi bất thiện có nghĩa là gì?
- Đối lại câu Nhàn cư vi bất thiện: bần tiện sinh bất ly
- Nhàn cư vi bất thiện tiếng Anh/tiếng Trung/wiki/translate
- Suy nghĩ/Giải thích về câu nói/tục ngữ Nhàn cư vi bất thiện
- Đời câu/Tiểu nhân Nhàn cư vi bất thiện