Ý nghĩa của từ «Pháp môn»?
Hôm nay có Vị hỏi : Xin cho biết cụm từ Pháp Môn có nghĩa là gì ?
Tôi xin trả lời:
- Pháp có nghĩa là phương pháp, là cách thức.
Cũng có nghĩa khác là tất cả mọi điều, mọi chân lý, đạo lý trong vũ trụ. - Môn có nghĩa là cánh cửa.
Vậy thì nếu ta gộp hai từ lại, thì cụm từ pháp môn có nghĩa là cách thức thực tập các phương pháp Phật dạy để có thể thấu được bổn tâm, thấy được chân lý.
Quí Vị vẫn thường hay nghe các pháp môn tu như :
Pháp môn tịnh độ, pháp môn thiền, hay pháp môn mật tông,….v…v…
Đây là các phương pháp hành trì, thực tập tu khác nhau, nhưng mục đích chính là để kiểm soát cái tâm vọng động, đi đến làm chủ cho được cái tâm, tiến đến thanh tịnh thân tâm, sự thanh tịnh đạt đến một mức độ có thể khai ngộ, chứng đạo .
Nhiều người không hiểu, rồi cứ chấp vào mình tu theo pháp môn này, pháp môn nọ, rồi thành ra khởi tâm phân biệt, chê này, khen nọ, hay thấy có sự khác nhau.
Nhưng không phải vậy, đường đi tuy nhiều lối, đường vòng hay đường tắc, đường thủy, đường bộ hay đường hàng không…..
Nhưng mục tiêu cuối cùng nhắm đến của mỗi con đường là thấu được bổn tâm, buông được tâm chấp ngã và chứng đạo.
Cõi tịnh độ cực lạc hay niết bàn là một chứ không hai, không khác.
Nhiều Vị hỏi: con đã Qui Y và đã thỉnh Phật về thờ, vậy giờ con phải làm sao nữa?
Bước tiếp theo là Quí Vị cần giữ các giới luật đã thọ nhận, sau đó học thêm giáo pháp, các kiến thức căn bản Phật pháp.
Sau đó thì chọn cho mình một pháp môn thích hợp và hành trì mỗi ngày.
Như thiền định, niệm Phật, hay trì chú,….v…v….
Việc hành trì mỗi ngày một cách tinh cần và đúng phương pháp, thì ngày sáng đạo là không xa, khoảng từ trên 15 năm hành trì sẽ bắt đầu có những kết quả của sự tu.
Một số Vị thì tâm bắt đầu an định, phát sinh trí tuệ thấy được giáo pháp rất rõ ràng, một số thì xuất hiện các thần thông như thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm thông hay thần túc thông,…v…v….
Một số người thì có thể chữa bệnh, …..
Nói chúng tùy căn cơ khác nhau ở mỗi người mà sự ngộ đạo là nhanh hay chậm sẽ khác nhau.
Do vậy, khi Quí Vị đã chính thức bước vào con đường tu chuyên sâu, thì hãy chọn cho mình một pháp môn thích hợp, rồi hành trì suốt đời, thậm chí nhiều kiếp, cho đến ngày sáng đạo.
Chứ nếu Quí Vị chỉ tu sơ sơ, và không có thời khóa hành trì, không kiểm soát thân tâm mỗi ngày, thì không biết khi nào mới thấy được đạo, như vậy thì rất uổng cho một đời tu.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
>>> Tìm hiểu thêm ở: https://xn—hay-uqa.vn/tam-linh/tu-hoc-moi-ngay/
Nguồn FB: Tu học mỗi ngày –
Ý NGHĨA CỦA TỪ « PHÁP MÔN » ?Hôm nay có Vị hỏi :Xin cho biết cụm từ Pháp Môn có nghĩa là gì ?Pháp có nghĩa là…
Người đăng: Tu học mỗi ngày vào Thứ Tư, 4 tháng 3, 2020