Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng phước khi bố thí từ thiện
Việc cho đi, từ thiện, hay bố thí, cúng dường,… đóng một vai trò khá quan trọng trong việc giúp gia tăng phước báu cho người hành pháp ấy.
Tuy nhiên, yếu tố nào ảnh hưởng đến việc gia tăng phước khi tiến hành bố thí, thì lại ít người biết đến, đa phần người ta chỉ làm đại khái, nhiều khi là cảm tính chứ ít khi lý tính, trí tuệ.
Sau đây, tôi sẽ nêu ra các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến việc gia tăng phước, khi Quý Vị thực hành pháp từ thiện, bố thí, hay cúng dường :
Có 5 yếu tố ảnh hưởng chính :
Một là : Tâm lượng lớn hay nhỏ khi phát tâm
Ví như mỗi ngày Quý Vị chỉ kiếm được 150 nghìn đồng / ngày.
Nhưng hôm nay trên đường đi làm Quý Vị gặp một hoàn cảnh đau thương khốn cùng quá.
Lúc ấy Quý Vị cả gan dùng hết 150 nghìn kiếm được để cho người kia.
Người khởi được tâm như vậy, tôi cho rằng đây là người có tâm lượng lớn.
Và một khi Quý Vị đã có tâm này thì cơ hội làm phước sẽ xuất hiện khắp mọi nơi.
Hai là : Đối tượng nhận là ai
Đối tượng nhận là người sống ác, sống vô ích, sẽ khác với đối tượng nhận là người hiền bình thường, người sống vị tha, …
Người hiền mà lý tưởng nhất là các Vị giữ được các giới luật trong tu hành :
Như 5 giới, 10 giới hay 250 giới,…
Hay các Vị tu đắc các quả Thánh,….
Giúp những Vị này công đức rất lớn.
Ba là : Số lượng của cải, tiền bạc nhiều hay ít
Nếu tâm lượng như nhau, mà người kia phát tâm nhiều tiền hơn, thì rõ ràng phước sẽ lấn hơn rồi.
Bốn là : Người nhận của bố thí dùng chúng vào việc gì
Nhận của bố thì rồi lấy tiền uống rượu, hay mê gái, hay mua đồ xa xỉ,….thì sẽ chẳng có phước gì, lại còn bị tổn phước.
Năm là : Sau khi bố thí xong tâm của người hành pháp thể hiện như thế nào
Như cho chút rồi đi khoe người này người nọ, hoặc tự hào, kể công, nhớ mãi,…..
Những tâm niệm này sẽ làm tiêu giảm phước báu.
Trên đây là năm yếu tố chính ảnh hưởng đến việc tăng trưởng phước báu khi Quý Vị thực hành pháp từ thiện bố thí.
Người hiểu được, sẽ tự mình có thể tự đánh giá được hành động mình làm là có phước hay không, nhiều hay ít, hay chỉ là gieo duyên cho người ấy mắc nợ mà thôi.
Nên Quý Vị sẽ rất chủ động, khôn khéo.
FB Tu học mỗi ngày –
Ba đặc tính hoàn hảo của việc hành pháp bố thí
Nếu việc hành bố thí mà hội tụ đủ ba yếu tố sau, thì phước đức sẽ lớn nhất, sẽ thù thắng nhất :
* Một là:
Người nhận của bố thí là người đạo đức và giới hạnh thật sự thanh tịnh.
Và cao nhất trong những người đạo đức, thanh tịnh đó là những Bậc đã chứng được cảnh giới vô ngã, chứng A La Hán.
Xếp các thứ hạng thấp hơn là Bậc chứng tam quả, nhị quả, sơ quả và Bậc đang tu nhưng có giới hạnh.
* Hai là :
Thí chủ, người mang của, mang công sức đi bố thí với tâm vô tư, vô ngã, chẳng còn mong cầu quả báo.
Làm chỉ với tâm từ bi và một tấm lòng phụng sự.
* Ba là :
Tài sản, tiền bạc, của cải mang đi bố thí phải thanh tịnh.
Nghĩa là tiền bạc người mang đi bố thí, phải được làm ra bằng sức lao động chân chánh, lương thiện, không gây tổn hại người, vật và môi trường.
Của cải kiếm được bằng nghề nghiệp chân chính (Chánh mạng).
Nếu việc bố thí mà hội đủ ba yếu tố trên thì người đi bố thí sẽ đạt quả phước báu lớn nhất.
Nhưng nếu chỉ có được hai điều, một điều thì vẫn có phước nhưng ít hơn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
FB: Tu học mỗi ngày