Hãy Để Chúa Giêsu Trổi Dậy Bên Trong Bạn
Mỗi con người chúng ta điều mang trong người một tiềm năng của Chúa, chỉ là chúng ta đã để nó luôn ngủ yên quá lâu. Bạn phải biết cách làm cho tiềm năng đó trỗi dậy bên trong bạn một cách mạnh mẽ.
Chúa Giêsu phải trỗi dậy bên trong bạn
Jesus Has to Rise Within You
Bất cứ điều gì chúng ta đang đề cập đến như chúa Giê-su, không phải là vì một người nào đó cách đây 2000 năm, đó là về một khả năng nhất định tiềm ẩn bên trong mỗi con người. Vì vậy, điều đó phải trỗi dậy.
Không phải là không có Chúa Giêsu bên trong bạn, chỉ là bạn để Ngài ấy treo ở đó, bất lực. Ngài ấy cần được trao quyền một chút, Ngài ấy cần được sống dậy.
Vì vậy, toàn bộ nỗ lực là… một phần trong bạn mà chúng ta có thể gọi là chúa Giêsu, hoặc Shiva, hoặc bất cứ cách nào mà bạn thích, chúng ta để cho phần đó sống dậy.
Bạn có thể nói Shiva là một “người tốt” không? Không, nhưng Ngài ấy thật tuyệt vời!
Ngay cả Chúa Giêsu không phải là một “người tốt”, Ngài ấy là một người tuyệt vời, chứ không phải là một “người tốt”. Bất cứ ai làm xáo trộn hoàn cảnh hiện tại đều không phải là “người tốt”, phải không? Đúng hay không?
Trong bất kỳ tình huống nào, ai đó làm xáo trộn hoàn cảnh gia đìnhbạn, một người nào đó làm xáo trộn tình hình chính trị xã hội, tình hình trong nước hoặc quốc tế, đều không phải là “người tốt” trong xã hội đó, chẳng phải sao?
Vì vậy, Chúa Giêsu không phải là một “người tốt”. Có thể ngài tuyệt vời, nhưng chắc chắn không phải là một “người tốt”. Shiva chắc chắn không phải là một “người tốt”, nhưng Ngài ấy thật tuyệt vời! (cười)
Nếu bạn không để người đó trỗi dậy bên trong bạn, nếu bạn không để khía cạnh đó trỗi dậy trong bạn, thì bạn vẫn là “người tốt” nhưng “chết” (không có sự sống).
Chết là tốt! nó luôn tốt mà, đúng không?
Có một lần, một cậu bé 5 tuổi cùng mẹ đến nghĩa trang. Cậu bé chưa bao giờ thấy nghĩa trang trong đời, đây là lần đầu tiên. Người mẹ đang chăm chút cho một ngôi mộ, bà ngồi xuống đó, cậu bé thì đi khắp nơi để đọc tất cả những dòng chữ trên các bia mộ.
Cậu bé đi khắp nghĩa trang, đọc tất cả mọi bia mộ và quay lại với mẹ và hỏi rằng : “Mẹ ơi, họ chôn những người xấu xa ở đâu vậy?” (cười) Mọi bia mộ đều nói “đây là người tuyệt vời nhất!”.
Vậy chết luôn là tốt, phải không? Giấc Ngủ Ngàn Thu là tốt, còn sống mới là rắc rối. (cười)
Vì sống là rắc rối, nên chúng ta đã giảm sự sống xuống còn “nửa sống nửa chết”. 50% sự sống là an toàn, đó là mức mà hầu hết mọi người thấy hài lòng.
Vì vậy chúng ta phải quyết định, sống hay là chết? còn sống dở chết dở không tốt chút nào, phải không?
Có lần Shankaran Pillai bị bắt, vì trộm thịt ngựa vào cốt lết gà rồi đem bán. Khi ra tòa, anh ta không thể làm gì khác nên anh ta nhận tội. Và họ hỏi : “Bao nhiêu thịt ngựa và thịt gà? anh đã trộn như thế nào?” Anh ta nói, “Tôi trộm 50-50”. Vậy nên anh ta phải đóng một chút tiền phạt và một số thứ nữa.
Sau đó anh ta được thả về, bạn anh ta hỏi : “ý cậu là gì khi nói 50-50?”
Anh ta nói, “một con ngựa – một con gà” (cười)
Đó là 50-50. (cười)
Vì vậy, tỷ lệ này không có hiệu quả đâu.
Bạn phải làm cho phần đã ngủ yên sống lại. Bạn thực sự phải làm cho phần đã chết sống lại. Phần mà bạn đã để ngủ yên quá lâu, đã đến lúc phải vực dậy nó.
Bạn đọc comment:
Hong Vo
Dạ. Vậy làm sao để đánh thức chúa trong ta ạ. Xin ngài khai thị
Huy Trần
cách đánh thức Chúa trong ta là ko cần phải đánh thức, hãy sống thật tự nhiên, khi Chúa đến hãy đón nhận và ko ngăn chặn. Ví dụ 1 người theo đạo Phật luôn luôn xem Phật là 1 bậc giác ngộ tối cao, họ ko còn tin vào bất cứ điều gì ngoài Phật, một ngày nào đó anh ta biết đến Chúa và rồi trong tiềm thức anh ta luôn nghĩ đến Chúa nhưng lại ko quan tâm đến Chúa thì Chúa vẫn cứ treo ở đó trong bất lực, anh ta ko để cơ thể mình tự nhiên và đón nhận nó. Triết lý đạo Phật ko dạy chúng ta cố chấp và giam cầm chính tâm hồn mình, hãy làm cho tâm hồn và cơ thể mình thật tuyệt vời, tuyệt vời ko đồng nghĩa với cái tốt.
Thanh Mlo
50-50, tốt-xấu vậy hiện tại là gì thưa Sadhguru?
long nguyen
Hiện tại là lẫn (là lẫn lộn nghĩa là không thể phân biệt được). Hiện giờ bạn làm bất cứ gì cũng sai. Vì bạn phải căn cứ vào một cái gì đó bên ngoài để biết cái gì đúng cái gì sai. Tự bản thân thì bạn không biết. Ngược lại người giác ngộ thì làm bất cứ gì cũng đúng vì họ căn cứ vào cái bên trong, cái sâu thẳm không hình tướng không thời gian của mình, họ không bao giờ rời xa cái đó và không gì trên thế gian này có thể đụng chạm đến. Cái đó ai cũng có chỉ có điều không phải ai cũng biết.
Binh Tran
Ví dụ cuối mình k hiểu lắm. Có ai biết k ạ ??
Mai Ngọc Vinh
Đó là không biết điều chỉnh, thì mình cần nâng cao khả năng làm chủ cuộc sống lại sống ý nghĩa tránh sống qua ngày
Paul Nguyen Anh Tuan
Chúa là nói về đời sống Tâm linh. Con người chúng ta sống về vật chất nhiều hơn mà để quên đi phần Tâm linh. Vậy là không tốt. Hãy đánh thức phần Tâm linh trong mỗi con người!
long nguyen
Nghĩa đen: nói về con vật thì đúng là 50 – 50, là bằng nhau. Nhưng nếu nói về trọng lượng thì tỷ lệ không bằng nhau vì trung bình con ngựa thể thao nặng hơn 500 kg, con gà trung bình nặng hơn 1 kg. Nghĩa bóng: nhìn sơ sơ thì con người có nữa tốt nữa xấu, hai phần bằng nhau 50 – 50. Nhưng nhìn kỹ thì không bằng nhau đâu vì sự chênh lệch quá lớn 1 – 500 và rất tiếc phần tốt chỉ có 1, phần xấu hơn gấp 500 lần. Và đó là lý do tại sao không chỉ Sadhguru mà là tất cả các tôn giáo đều kêu gọi con người hướng đến điều thiện lành mấy ngàn năm qua, mỗi thời đại mỗi nơi chốn với những ngôn từ diễn đạt và ẩn dụ khác nhau để giúp người trong không gian thời gian đó hiểu ra dù kết quả kêu gọi đó không được bao nhiêu. Hầu như tất cả mọi người trên thế gian này đều phải khổ nhưng không ai bằng lòng với khổ đau, mà là luôn tránh khổ tìm vui nhưng cuối cùng vẫn không thoát được khổ. Mục đích của khổ không ai thấy, con người cần phải trải qua khổ và chỉ có khổ mới giúp con người nhớ, nhớ lâu vì sướng vui thì chỉ thoáng qua ngoài da còn khổ thì sâu tới tận xương. Chính vì vậy mà con người thông tuệ phải tìm cách giải thoát. Thông minh thì tránh khổ tìm vui. Thông tuệ thì ra khỏi cái vòng sướng khổ, buồn vui. Chẳng phải vậy sao?
Nguyễn Thanh Bình
Nghĩa là hoặc là sống với đức tin với hoài bão của mình, là chính mình như chúa jesu hoặc là chết. Lựa chọn Sống hoặc chết. Chứ k có nửa sống nửa chết (50-50). Nửa sống nửa chết k tốt chút nào như câu chuyện trên trộn 1 ngựa -1 gà.
long nguyen
@Nguyễn Thanh Bình “lựa chọn sống hoặc chết” mọi người thường nghe nói, tất cả con người trên thế giới đều nói vậy, gây nên một cách hiểu rằng: sống là đối cực của chết, như những đối cực khác (giàu nghèo, sướng khổ, thiện ác, được mất, khen chê, yêu ghét, …) mà đã là đối cực thì luôn xung đột đối nghịch nhau như nước với lửa. Thực tế sống không phải là đối cực của chết, của tử. Đây là cái sai của mọi người cho dù mọi người có là số đông thì vẫn là số đông hiểu chưa đúng. Vậy đối cực của tử là gì? Là sinh. Khởi đầu là sinh, kết thúc là tử. Hai đầu sinh tử đối nghịch nhau, sống ở giữa. Có đúng vậy không? Con người lúc sống thì có hai trạng thái là thức và ngũ, hết thức tới ngũ, ngũ xong thức trở lại, lập đi lập lại như vậy suốt cuộc đời, phải vậy không? Con người lúc ngũ thì cũng hay nằm mơ, mơ là một hiện tượng lúc ngủ, vậy lúc thức con người ta có hiện tượng gì, đó là nghĩ (suy nghĩ, suy tưởng), vậy nghĩ chính là mơ lúc thức, có phải vậy không? Tóm lại con người thông thường sống có 3 trạng thái là thức, ngũ và mơ. Riêng người giác ngộ thì có thêm một trạng thái thứ tư nữa, đó là tỉnh thức. Sống là ở giữa sinh tử, nói cách khác sống ở ngoài sinh tử, sống ở ngoài xung đột đối nghịch, sống là bất diệt, tương tự như vậy, người tỉnh thức vượt lên trên tốt xấu, đúng sai (là những phân cực do lý trí tạo nên) người đó đạt tới sự bình an thiêng liêng của thượng đế của Chúa, đạt tới sự sống đời đời. Xem xét đến đây thì tự nhiên bạn thấy con người ta chưa sống, chưa tỉnh thức (trạng thái thứ tư) làm gì có nữa sống nữa chết, thực ra là một dạng sống trong mơ, mơ giữa ban ngày. Mỗi người mỗi giấc mơ, tỷ người tỷ giấc mơ, mà mơ là ảo tưởng. Vậy giải pháp giúp loài người ra khỏi “giấc mộng đời” chỉ có một mà thôi, đó là đánh thức người nằm mơ dậy, đánh thức nghĩa là dùng lời nói, dùng chính bản thân cuộc sống của những người tu hành để kêu gọi con người thức tỉnh. Đã đủ cho bạn hôm nay chưa?
DaTDAITYDO
Biết đũ là tuyệt vời, cũng như người ta muốn tu, vậy cũng có sự hiện diện của 1 trong 3 tam độc đó là THAM sao.. khởi 1 ý niệm nào đó xấu, tốt đều gây nhân quả.. còn nhân quả là còn luân hồi
long nguyen
Bạn lập luận rất chặt chẻ: muốn – tham – khởi niệm – nhân quả – luân hồi. Xuyên suốt từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, xuất phát là ngã muốn, cuối cùng trở về ngã bị luân hồi. Nhìn bên ngoài thì là như vậy (không có gì sai) nhưng nếu chịu khó nhìn sâu vào bên trong thì sẽ thấy không phải vậy, để minh họa tiến trình trừu tượng trên, ta hãy quan sát người mua dừa, người đó (người tu) muốn (tham) uống nước dừa (điều tốt) nhưng ban đầu phải mua luôn cả vỏ dừa (điều xấu) nghĩa là phải chấp nhận cả hai, tương tự người tu khởi niệm muốn tu (tham) ban đầu phải chấp nhận nhân quả luân hồi.
Xem tiếp nào, nếu người mua dừa đem dừa về gọt sơ sơ lớp vỏ bên ngoài thì chỉ được sơ dừa, nếu cố gắng thêm nữa thì được trái gáo dừa cứng ngắc, nản lòng bực bội người đó vứt bỏ hết, mất tiền mất công và cuối cùng không được gì ngoài sơ dừa và trái gáo dừa cứng ngắc (điều xấu và cái ngã cứng ngắc). Tương tự người tu cũng sẽ vậy, tuy nhiên sẽ có người (dù rất rất hiếm) tới lớp vỏ cứng vẫn không bỏ cuộc, vẫn tiếp tục thanh lọc để đập bể vỏ gáo cứng (bản ngã cứng đầu ngoan cố) để ăn lớp cơm dừa mềm ngon, uống nước dừa trong ngọt bên trong, người tu chứng đắc cũng thế, cũng nếm được vị giải thoát cuối cùng ra khỏi luân hồi. Vậy là ban đầu phải chấp nhận có tham nhưng kết thúc có quay trở lại vào vòng luân hồi hay không là tuỳ quá trình thanh lọc của mỗi người, khác biệt là chỗ đó, phải vậy không? Nếu bạn vẫn còn chưa rõ thì bạn hãy xem lại lần nữa, nước ở dưới gốc cây dừa là thứ nước hôi bẩn được rễ dừa hút vô và trải qua chiều cao 30 mét của thân dừa để cuối cùng tích tụ trong lớp vỏ gáo dừa cứng là một thứ nước thơm ngon trong ngọt. Tương tự như thế ban đầu ta đến thế gian này với đầy dẩy nghiệp và trải qua mấy chục năm tu hành thanh lọc, cuối cùng mới đạt quả vị giác ngộ. Chỉ có điều, thông thường, cây dừa thì đạt được nước dừa thơm ngon, còn con người thì không, bạn không thấy sao, mấy ngàn năm qua, mấy tỷ người sinh tử, số người giác ngộ, đếm được bao nhiêu, nếu tính tỷ lệ phần trăm thì cũng giống như con số không. Muốn đi phải biết đường, muốn làm phải biết cách, lý do là con người chưa biết … cách. Hãy suy nghĩ về điều này. Chỉ vậy thôi.
Quang Thịnh Vượng
Trong giáo lý Thiên Chúa giáo, trong Kinh Thánh đầy đủ các phương thức để con người sống hạnh phúc và đầy yêu thương, độ lượng. Vấn đề là đa số chúng ta bị nghiên về một khía cạnh nào đó quá nhiều. Nghiên về tinh thần hoặc về vật chất, nghiên về bản thân (ích kỉ) hoặc nghiên về người khác (hi sinh), nghiên về đức tin mà thiếu hành động, nghiên về sợ hãi thay vì can đảm, nghiên về kiêu căng thay vì tự hào,… sự mất cân bằng này khiến ta chưa hạnh phúc trọn vẹn. Nếu ta suy ngẫm đúng cách, mở rộng tâm hồn để đón nhận hay chỉ với “một niềm tin bằng hạt cải thôi thì ngươi cũng có thể dời núi”. Nếu để Chúa Giêsu sống cùng bạn thì việc dời non đối với Ngài chỉ là chuyện nhỏ. Và quan trọng nhất bạn luôn hạnh phúc cùng Ngài.