Nhận diện “kẻ tử thù nguy hiểm nhất” của nhịp sinh học
1- Lời mở đầu
Hầu như tất cả các công trình nghiên cứu về bệnh Ung thư đều có một nhận định giống nhau về các nguyên nhân chính gây nên bệnh Ung thư là 70% – 80% do Môi trường sống và ăn uống đưa lại. Trong đó nguyên nhân do ăn uống chiếm đến 35%.
Sau khi công trình nghiên cứu về giải mã Đồng hồ sinh học được giải thưởng Nobel về Y-sinh học năm 2017, thì một số nhà Khoa học đã đưa ra nhận định và định hướng Nghiên cứu về khả năng gây nên bệnh Ung thư có nguyên nhân rất cao từ tình trạng rối loạn Nhịp Sinh Học. Trong đó có sự khẳng định chắc chắn về sự ảnh hưởng của sự rối loạn Nhịp Sinh Học với bệnh Tim mạch và Tiểu đường.
Vậy Nhịp Sinh Học thực chất là cái gì, cơ chế hoạt động của nó ra sao, và những “Kẻ tử thù” làm rối loạn Nhịp sinh học là “ai”. Bài viết mang tính tổng hợp các kiến thức này sẽ như một “người đọc thay” các Công trình nghiên cứu về Nhịp sinh học và các Y thư có liên quan, để giúp cho những người không có cơ hội tiếp xúc với các công trình trên có được cái nhìn tổng quát và cách đánh giá thích hợp về Nhịp Sinh Học trong Nghệ thuật chăm sóc sức khoẻ.
Bài viết chia ra 5 phần chính:
1- Nhịp Sinh Học Là Gì?
2- Đồng Hồ Sinh Học theo Y-Sinh học hiện đại và Y- lý cổ truyền Á Đông có khác biệt gì?
3- “Đại Chu Thiên”- Chiếc đồng hồ Sinh học huyền diệu của Y học cổ truyền Á- đông
4- Nhận diện những “Kẻ Tử Thù” của Nhịp Sinh Học
5- Các phương pháp phục hồi sự rối loạn của Nhịp Sinh Học
Nhân dịp đầu năm 2020 Lão phu trân trọng gửi đến các Học viên, Môn đồ và Bạn đọc cũng như bạn bè gần xa một bài viết mà Lão phu đã ấp ủ ý tưởng từ lâu như một lời cầu chúc thiết thực nhất cho Năm mới.
Trân trọng và mời đón đọc…
Hamburg: 01.01.2020
Thuận Nghĩa – https://www.facebook.com/thuannghia.le
NHẬN DIỆN "KẺ TỬ THÙ NGUY HIỂM NHẤT" CỦA NHỊP SINH HỌC- Phần 1 1- Lời mở đầu Hầu như tất…
Người đăng: Thuannghia Le vào Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019
A- NHỊP SINH HỌC LÀ GÌ
1- “Nhịp 7” và “Nhịp 12”
a/ Con số 7 kỳ diệu
Theo thống kê của Y-sinh học hiện đại thì nhịp điệu phát triển của một đời người được tuân thủ theo lập trình của bội số 7. Tóm tắt như sau:
- – Số 7 thứ nhất là con người từ lúc từ lúc sơ sinh 7 tuổi sẽ hoàn thành nốt thể chất ngoài bào thai và định hình tư chất cá nhân. Có nghĩa là đến 7 tuổi mọi định hình cho một sinh mệnh đời người mới thực sự hoàn thiện.
- – 2 lần 7 bằng 14 tuổi. Trong khoảng14 tuổi trở lên con người bắt đầu phát triển và hoàn thiện giới tính và khả năng sinh sản, thời kỳ này gọi là thời kỳ “Big-bang” của tuổi dậy thì.
- – 3 lần 7 bằng 21tuổi . Sau độ tuổi 21 con người mới thực sự phát triển thể chất đến tối đa. Hóc môn sinh trưởng bắt đầu ngừng hoạt động. Từ thời điểm sau 21 tuổi mới là thời điểm phù hợp cho việc sinh sản duy trì nòi giống
- – 4 lần 7 bằng 28 tuổi. Đây thời kỳ tích lũy kiến thức Xã hội, hoàn thiện tư chất cá nhân, hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp….
- – 5 lần 7 bằng 35 tuổi. Thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của thể chất, trí tuệ và tâm sinh lý
- – 6 lần 7 bằng 42 tuổi. Thời kỳ chín muồi của Tư duy và trải nghiệm chín chắn của sự hiểu biết
- – 7 lần 7 bằng 49 tuổi. Thời kỳ thể chất bắt đầu suy thoái. Mãn kinh, suy giảm ham muốn tình dục….
- – 8 lần 7 bằng 56 . Sự hiện diện tất cả các triệu chứng của sự già nua
- – 9 lần 7 bằng 63. Sự trỗi dậy của tuổi xuân lần cuối cùng
- – 10 lần 7 bằng 70. Cuộc sống chất lượng kết thúc. Sau 70 tuổi coi như “cuộc sống thừa”…..
b/ Kỳ ảo con số 12 của Triết học Á đông
Triết học Á đông lại chia nhịp điệu phát triển của một đời người theo bội số 12 của 12 con Giáp (Tý, Sửu, Dần, Mão…..Hợi)
- – Con giáp thứ Nhất, từ 1-12. 6 tuổi đầu gọi là Nhi đồng, 6 tuổi sau gọiThiếu niên. Thời kỳ hoàn thiện thể chất và tư chất cá nhân
- – Con giáp thứ Hai, từ 13 đến 24 tuổi. 6 năm đầu gọi là Vị thành niên. 6 năm sau gọi là Thành niên. Thời kỳ hoàn thiện khả năng truyền giống và chấm dứt sự phát triển, trở thành một người trưởng thành thực sự.
- – Con giáp thứ Ba, từ 24 đến 36 tuổi gọi là tuổi Tráng niên. Thời kỳ phát tiết rực rỡ nhất của Sinh mệnh
- – Con giáp thứ Tư, từ 36 đến 48 tuổi. Gọi là tuổi Trung niên. Thời kỳ nhịp sống chậm lại và bắt đầu suy thoái.
- – Con giáp thứ Năm, từ 48 đến 60 tuổi gọi là Lão niên. Tròn 1 hoa giáp 60 năm. Kết thúc 1 hoa giáp gọi là lên Lão
- – Con giáp thứ Sáu, từ 60 đến 72 tuổi. Gọi là Thọ niên. Sau tuổi lên lão sống thêm được ngày nào ở Hoa giáp thứ 2 gọi là sống Thọ. Có nghĩa là sống dôi thêm mà thôi.
- – Con giáp thứ Bảy, từ 72 đến 84, gọi là Đại thọ là lứa tuổi còn gọi là “Cổ lai hy” tức là xưa nay hiếm
- – Từ con giáp thứ Tám trở lên. Tức từ 84 tuổi trở lên gọi là Thượng thọ.
…..
Nhịp sống theo bội số 7 của Y- sinh học hiện đại và Nhịp sống theo bội số 12 của Hoa giáp theo Y- Triết học cổ truyền Á đông. Còn được gọi là Nhịp Sinh Học Dài.
Vậy Nhịp Sinh Học là gì, có những loại Nhịp Sinh Học nào…
2- Nhịp Sinh Học là gì
Nhịp sinh học (biological rhythm) là CHU KỲ tự nhiên về những thay đổi trong cơ thể, như nồng độ sinh hóa, dưỡng chất, nhịp điệu phát triển hoặc các chức năng hoạt động và tình trạng thay đổi tâm sinh lý trong một cơ thể Sinh vật.
Nhịp Sinh Học đóng vai một chiếc đồng hồ “chủ” điều khiển và đồng bộ hóa các đồng hồ khác trong cơ thể.
Có bốn loại nhịp sinh học:
- – Nhịp sinh học ngày và Nhịp sinh học đêm (circadian rhythms, light-dark cycle) chu kỳ 12 giờ bao gồm nhịp điệu sinh lý và hành vi.
- – Nhịp điệu ngày (diurnal rhythms) là nhịp điệu sinh học được đồng bộ hóa với ngày và đêm, chu kỳ 24 giờ
- – Nhịp sinh học ngắn (ultradian rhythms) nhịp sinh học với thời gian ngắn hơn và tần suất cao hơn.
- – Nhịp sinh học dài (infradian): nhịp kéo dài hơn 24 giờ, như chu kỳ kinh nguyệt…
Nhịp 7 và Nhịp 12 như trình bày trên thuộc vào nhóm Nhịp sinh học dài này.
Trong các Nhịp sinh học trên Nhịp điệu ngày (diurnal rhythms) là Nhịp sinh học quan trọng nhất, Nhịp sinh học này còn được gọi là Đồng Hồ Sinh Học. Và công trình giãi mã Nhịp sinh học này chính là nội dung của giải thưởng Nobel Y- sinh học năm 2017.
“Đồng hồ sinh học” này nằm trên não bộ, cấu thành từ hàng ngàn tế bào thần kinh giúp đồng bộ các chức năng và hoạt động thể chất, tinh thần và hành vi đáp ứng với ánh sáng và bóng tối. Tóm lại, đồng hồ điều chỉnh nhiều chức năng bao gồm: thời gian ngủ, sự thèm ăn, thân nhiệt, nồng độ các hormone, sự tỉnh táo, hoạt động thể chất, huyết áp, khả năng phản ứng…
Với độ chính xác tuyệt vời, “Đồng hồ sinh học” bên trong cơ thể có thể thích ứng với chức năng sinh lý của cơ thể ở các thời điểm khác nhau trong ngày. Đồng hồ sinh học điều chỉnh các chức năng quan trọng như hành vi, mức hormone, giấc ngủ, nhiệt độ cơ thể và sự trao đổi chất.
Sức khỏe của chúng ta bị ảnh hưởng khi có sự không phù hợp tạm thời giữa môi trường bên ngoài và đồng hồ sinh học bên trong; ví dụ như khi chúng ta đi qua nhiều vùng thời gian và trải qua hiện tượng “chênh lệch múi giờ” (jetlag).
Cũng có những dấu hiệu cho thấy sự chênh lệch kéo dài giữa lối sống và nhịp điệu của đồng hồ sinh học bên trong chúng ta có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau.
Nhịp sinh học của con người khá phức tạp. Một số hoạt động cơ thể theo chu kỳ 24 giờ (như ngủ), nhưng một số chức năng khác như huyết áp, nhiệt độ và trí não theo chu kỳ 12 giờ.
Vài ví dụ về Nhịp sinh học:
– Dù ở nơi nào, cơ thể bạn cũng thức dậy khoảng 6 giờ sáng.
– Hormone sinh dục đạt mức độ cao nhất trong khoảng 7 – 9 giờ sáng.
Sự hoạt động của phổi, thận, mức độ chịu đựng đau đớn, mức độ sáng tạo… đều dao động theo thời điểm trong ngày.
– Phổi hoạt động tích cực vào lúc 4 giờ sáng
– Thận đạt mức thấp nhất vào 5 giờ sáng – Mức độ sáng tạo đạt đỉnh vào thời gian 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng
– Thời gian nghỉ lý tưởng là từ 1 – 2 giờ trưa. Do đó, có nhiều nơi chọn thời gian này nghỉ trưa để nâng cao năng suất lao động.
Hiểu biết mối tương tác giữa môi sinh và các hoạt động của cơ thể theo chu kỳ giúp bạn khá nhiều trong đời sống và giảm rủi ro hàng ngày. Cũng như thực vật, hoạt động mang tính chu kỳ của cơ thể chịu sự ảnh hưởng của các tia sáng vô hình, tia tử ngoại và tia hồng ngoại. Ví dụ:
– Năng lực tập trung và thị lực giảm đáng kể trong khoảng thời gian 2 – 4 giờ sáng. Lúc này, không nên làm những việc như lái xe.
– Sự minh mẫn cao nhất là từ 11 – 1 giờ trưa và do đó đây là khung giờ tốt để đưa ra những quyết định quan trọng về kinh doanh.
– Ngoài ra, nhịp sinh học còn được ứng dụng trong điều trị lâm sàng và quản lý bệnh tật. Nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc chống tăng huyết áp lúc ngủ có hiệu quả giảm nguy cơ đột quỵ và kiểm soát đường huyết của các công nhân làm việc ca đêm….v…v…
NHẬN DIỆN "KẺ TỬ THÙ NGUY HIỂM NHẤT" CỦA NHỊP SINH HỌC- Phần 2A- NHỊP SINH HỌC LÀ GÌ 1- "Nhịp 7…
Người đăng: Thuannghia Le vào Thứ Tư, 1 tháng 1, 2020
B- Đồng Hồ Sinh Học theo Y-Sinh học hiện đại và Y- lý cổ truyền Á Đông có khác biệt gì?
Có 2 vấn đề quan trọng trọng bạn cần phải quan tâm và phân biệt rõ để tìm hiểu các thông điệp của chương viết này, đó là:
1 – “Đồng Hồ Sinh Học” là một khái niệm để mô tả 1 loại Nhịp Sinh Học trong rất nhiều loại Nhịp Sinh Học khác của con người. Đó là loại Nhịp Sinh Học có tần suất trung bình và kéo dài trong 24 giờ, bao gồm cả nhịp Ngày và nhịp Đêm (diurnal rhythms).
Và tuy chỉ là một loại Nhịp Sinh Học trong rất nhiều Nhịp Sinh Học khác của một cơ thể sống, nhưng Đồng Hồ Sinh Học là loại Nhịp Sinh Học quan trọng nhất, nó giữ vai trò điều khiển các nhịp điệu sinh lý cơ thể từ khi sinh ra cho đến lúc chết. Hoạt động điều khiển ấy kéo dài trong 24 giờ, được lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác, và là các thông tin cốt lõi nhất để lập trình nên “Nhịp Sinh Học Tổng Thể” của một sinh mệnh.
2- Không phải là các nhà Khoa học Jeffrey C. Hall, Michael Rosbash và Michael W. Young, đọat giải Nobel Y- sinh học năm 2017 là những người phát hiện ra Đồng Hồ Sinh Học. Họ chỉ là những người có các công trình Khoa học thực nghiệm, đã giải mã được cơ chế hoạt động của một số chức năng nhỏ của Đồng Hồ Sinh Học mà thôi.
Vì vậy đương nhiên không phải đến thời điểm 2017, khi các nhà khoa học trên đoạt giải Nobel thì Nhân loại mới biết đến Đồng Hồ Sinh Học. Đồng Hồ Sinh Học đã được Y học cổ truyền phát hiện từ thời cổ đại, và đã được Y học ứng dụng trong việc chẩn trị, quản lý bệnh tật trong hàng ngàn năm nay. Và trong những thập niên của Thế kỷ trước Đồng Hồ Sinh Học cũng đã được các nhà Khoa học Thực nghiệm nghiên cứu qua các công trình rãi rác.
Dù trước 2017, chưa có một công trình nghiên cứu tổng thể nào về cơ chế hoạt động của Đồng Hồ Sinh Học, mà chỉ có những mảng nghiên cứu lẻ tẻ, chẳng hạn tại sao một người thường ăn trưa lúc 11 giờ 30, nhưng nếu họ trễ bữa thì họ lại không muốn ăn dù họ vẫn đói, hay như một người đi máy bay suốt một hành trình dài, vượt qua 6, 7 múi giờ rồi khi đến nơi, họ vẫn tỉnh như sáo cho dù lúc đó là 1 giờ khuya, hoặc thời điểm nào trong ngày thuốc kháng sinh điều trị bệnh lao khi uống vào sẽ mang lại hiệu quả cao nhất…
Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực Y học Tự nhiên nói chung và Y học cổ truyền Á đông nói riêng. Khi chúng tôi được biết các công trình giải mã về Đồng Hồ Sinh Học đoạt giải Nobel thì hầu như tất cả chúng tôi đều có chung một nhận định là: “Biết rồi, nói mãi….”
Tôi nói điều này hoàn không ngoa ngôn. Vì tất cả những gì mà công trình đoạt giải Nobel về Đồng Hồ Sinh Học, thì một người mới bước vào nghề Đông Y của chúng tôi đã bắt buộc phải học tất cả những kiến thức ấy như những kiến thức cơ bản và kinh điển, không thể thiếu. Đó là “Thời Khí Bệnh Học”, “Thời Châm”, “Đại Chu Thiên”, “Tiểu Chu Thiên”..v…v….
Vậy thì có gì khác biệt giữa Đồng Hồ Sinh Học theo Y-Sinh học hiện đại và Y- lý cổ truyền Á Đông?
Có thể trả lời: “KHÔNG CÓ GÌ KHÁC BIỆT”. Và cũng có thể trả lời “CÓ RẤT NHIỀU KHÁC BIỆT”
– “Không có gì khác biệt..” là vì các lý giải và cách xác định Đồng Hồ Sinh Học của Y học Hiện đại (Kể cả nội dung của giải Nobel Y học). Giống gần như 100% một phần rất nhỏ được lý giải trong Đồng Hồ Sinh Học của Y Học Á Đông (Được lập trình theo hệ 12 giờ/ 1 ngày từ vòng Sinh khí Đại Chu Thiên). Nếu có sự khác biệt thì chỉ là khác biệt về ngôn ngữ lý giải mà thôi.
– “Có rất nhiều khác biệt…”, là vì Đồng Hồ Sinh Học của Y học Hiện đại chỉ mô tả một phần rất nhỏ so với Đồng Hồ Sinh Học (Đ.H.S.H) của Y Học Á Đông. Đ.H.S.H của Y học cổ truyền vừa mang tính cụ thể, vừa có tính bao quát, và khả năng ứng dụng rõ ràng, rộng rãi, thực tế và hiệu quả hơn rất nhiều trong việc quản lý Sức khoẻ của đại chúng so với loại Đ.H.S.H của Y học Hiện đại mà nội dung của giải Nobel 2017 đề cập tới.
Để hiểu rõ về 2 lập luận tôi vừa nêu trên một cách khách quan. Bạn hãy clik vào các hình ảnh đính kèm phía dưới để tìm hiểu xem nội dung của Đ.H.S.H hiện đại nói gì. Và kiên nhẫn chờ đợi phần sau, phần lý giải về Đ.H.S.H Đại Chu Thiên của Y học Á Đông….
NHẬN DIỆN "KẺ TỬ THÙ NGUY HIỂM NHẤT" CỦA NHỊP SINH HỌC- Phần 3B- Đồng Hồ Sinh Học theo Y-Sinh học hiện…
Người đăng: Thuannghia Le vào Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2020
C- “Đại Chu Thiên”- Chiếc đồng hồ Sinh học huyền diệu của Y học cổ truyền Á- đông
Trước lúc cùng tìm hiểu sự huyền diệu của đồng hồ sinh học “Đại Chu Thiên”, các bạn cần lưu ý:
– Trong phần này tôi sẽ cố gắng tránh dùng ngôn ngữ Cổ học đến mức có thể, để cho các bạn ít có sự hiểu biết và ít quan tâm đến Cổ học có được sự tiếp thu dễ dàng hơn
– Phần này có liên quan đến nhiều kiến thức chuyên môn, đặc biệt là liên quan đến kiến thức của Triết học Á đông vì vậy không phù hợp lắm những người đọc qua loa hoặc cuồng tín Khoa học Thực nghiệm.
Vì vậy, tuy đây là phần viết tôi đầu tư nhiều thời gian nhất, nhưng không phải là phần quan trọng nhất của loạt bài viết: “Nhận diện kẻ tử thù nguy hiểm nhất của Nhịp Sinh Học”, nên phần viết này cũng sẽ trở thành không cần thiết lắm cho dân “Ngoại đạo” của nghề Y. Tuy nhiên đối với những người mới bước vào nghề “Y học Tự nhiên”, “Y học không dùng thuốc” và đặc biệt là dân “Khí công chuyên nghiệp” thì phần này cực kỳ quan trọng. Nó có thể là 1 “Cẩm nang” vô cùng ảo diệu để các bạn có thể dễ dàng tiếp thu có hệ thống các khái niệm và cơ sở lý luận quan trọng nhất của Y học Cổ truyền chính thống.
Cũng vì vậy, khi các bạn đọc phần này mà cảm thấy rắc rối, khó khăn, khó hiểu…thì nên bỏ qua kẻo sẽ bị đau đầu…
– Các lý giải trong phần viết này chủ yếu là dùng các hình ảnh để minh hoạ, vì vậy các bạn nên lưu ý thật kỹ các hình ảnh đính kèm và các lời chú thích cho mỗi bức ảnh
1/ Cấu trúc của Lập trình Sinh học Đại Chu Thiên
a- Đại Chu Thiên là gì
Theo Y lý cổ truyền và Triết học Á đông thì Chủ thể quyết định lập trình Sự sống của một Sinh mệnh là KHÍ (Năng lượng Sinh tồn). Và Khí huyết trong cơ thể của Sinh mệnh sẽ được luân chuyển không ngừng trong những vòng tròn khép kín.
Khí lực luân chuyển không ngừng và khép kín như một vòng tròn trong hai đại Mạch chủ là Mạch Nhâm (Mẹ của các đường Kinh Âm) và Mạch Đốc (Bố của các đường Kinh Dương) được gọi là TIỂU CHU THIÊN.
Khí lực luân chuyển không ngừng như một vòng tròn khép kín trong 12 Kinh Mạch chính gọi là ĐẠI CHU THIÊN.
Tiểu chu thiên hiểu nôm na là Chu kỳ luân chuyển nhỏ của Khí huyết và Đại chu thiên là Chu kỳ luân chuyển lớn của Khí huyết.
Tiểu chu thiên là Khí huyết bắt đầu luân chuyển từ huyệt Hội âm của Mạch Nhâm chạy lên theo Mạch Nhâm ở giữa bụng và chạy lên ở huyệt Nhân trung và tiếp nối với Mạch Đốc ở đó và tiếp tục chạy vòng lên đầu, đổ xuống sống lưng và chạy dọc theo sống lưng chạy xuống huyệt Trương cường và lại nối tiếp với huyệt Hội âm….và cứ vậy luân chuyển không ngừng nghỉ suốt cả hành trình của Sự sống.
Đại Chu Thiên là Khí huyết luân chuyển bắt đầu từ Tâm kinh rồi lần luợt chuyển đến…. Tiểu trường kinh- Bàng quang kinh- Thận kinh- Tâm bào kinh- Tam tiêu kinh- Đởm kinh- Can kinh- Phế kinh- Đại trường kinh- Vị kinh- Tỳ kinh….rồi lại tiếp tục chuyển tiếp qua lại Tâm kinh…cứ vậy không ngưng nghỉ suốt cả Lập trình của Sự sống….
(Dân Khí công Chuyên nghiệp cần lưu ý điểm cốt tử này của hai loại “Chu thiên” nói trên, vì nó là nền tảng cơ sở để luyện tập “Hơi thở Hành tức”, Là loại Hơi thở hàm chứa Khí lực chuyển vận theo các Kinh mạch đã nói trên để làm chủ các cơ quan bộ phận trong cấu trúc của Cơ thể)
Đồng Hồ Sinh Học của Y học cổ truyền Á đông được thiết lập bằng nền tảng nguyên lý của vòng Sinh khí Đại Chu Thiên đã nói trên.
b/ Cấu trúc của Đồng hồ Sinh học Đại Chu Thiên.
Có một điểm khác biệt vô cùng thú vị của cấu trúc hai loại Đồng hồ Sinh học. Đó là loại đồng hồ Sinh học Hiện đại như công trình của giải thưởng Nobel Y học năm 2017 đã công bố và Đồng hồ Đại chu thiên. Điểm khác biệt này cũng là điểm khác biệt của 2 hệ thống Nhận thức trong Triết học cơ bản của Nhân loại đó là 2 hệ thống nhận thức, Nhất Nguyên và Nhị nguyên.
– Đồng hồ sinh học của Khoa học hiện đại, cấu tạo được thiết lập theo Trục Hoành (Trục Mão- Dậu) là trục nằm ngang của một vòng tròn và tách biệt lập trình giữa Ngày và Đêm (Xem hình 1/ H.1 và H.1A trong các hình ảnh đính kèm phía dưới). Sự tách biệt rõ ràng giữa Ngày và Đêm trong Đồng hồ Sinh học hiện đại cũng là điểm nhấn đặc thù của Hệ nhận thức Nhị nguyên, đó là sự đối đãi, phân biệt… mang tính chi tiết, cụ thể, rõ ràng trong mọi mối quan hệ và cấu trúc của Vạn vật. Và nó diễn tả sự khác biệt của từng chi tiết trong một thể thống nhất, cũng như sự vận động của Sự sống theo lập trình là một đường thẳng của sự Tiến hóa
– Đồng hồ Sinh học của Y học cổ truyền thì lại được thiết lập theo Trục Tung (Trục Tý- Ngọ) , tức là là trục nằm dọc của một vòng tròn. Vì thiết lập theo trục Tung nên nó chia Ngày ra 2 phần và cũng chia Đêm ra 2 phần. Có nghĩa là Đồng hồ sinh học của Y học cổ truyền chia Ngày- Đêm thành 4 phần. Bởi vì không chia Ngày và Đêm ra 2 phần Âm, Dương tách biệt hoàn toàn với nhau. Cho nên nền tảng của Đồng hồ sinh học Á đông là dựa vào Lập trình tăng trưởng và suy thoái của hai dòng Khí hóa Âm Dương trong một thể thống nhất/ duy nhất của Thái cực/ Vô cực (Xem hình 2/ H.2 trong hình ảnh đính kèm.)
Vì thiết lập theo Trục Tung kiểu này, nên Y- Triết học Á Đông dựa vào sự Thống nhất của Vũ trụ, có nghĩa là dựa vào nguyên lý Vạn vật đồng nhất thể (Vạn pháp qui tôn). Vũ trụ và Con người là một thể thống nhất, không tách rời, không khác biệt….Và lý giải sự vận hành và phát triển của Sự sống theo một vòng tròn đồng tâm.
Vì dựa vào 2 nguyên lý Tung và Hoành này. Cho nên cả Y học hiện -đại và Y học cổ truyền cùng đều mô tả về một đối tượng là Cơ thể con người nhưng có các cách lý giải hoàn toàn khác nhau.
Y học hiện đại thì mổ xẻ, cắt tách, phân lập…. ra từng phần riêng biệt để lý giải, giải mã các hiện tượng bí ẩn của Sự sống
Y học cổ truyền thì thống nhất lại các phần đối lập tách biệt của cơ thể thành một thể thống nhất và giải mã các bí ẩn của Sự sống bằng một sự tích hợp mang tính tổng thể.
Cũng vì các nguyên lý khác biệt này mà Y học Hiện đại và Khoa học thực nghiệm, lý giải và thực hiện sự Sinh tồn bằng cách mổ xẻ, tàn phá, chinh phục, thay đổi, biến đổi và chiếm đoạt Tự Nhiên/ Thiên Nhiên. Còn Y lý và Triết học Á đông lại chủ về sự Hoà đồng và Sống thuận theo Tự Nhiên.
(Đây cũng là điểm mấu chốt để lý giải tại vì sao trong 100 năm phát triển của Khoa học gần đây lại hủy diệt và thay đổi Hệ sinh thái của Trái Đất bằng cả 2 triệu năm trước đó là vậy. Sự chinh phục và chiếm đoạt Tự nhiên cùng với việc Thuận theo Tự nhiên cái nào cũng có ưu và nhược điểm của nó. Sự thần tốc và huỷ diệt cùng với sự chậm rãi và bền vững. Bạn chọn cách tồn tại và phương pháp bảo vệ Sức khoẻ như thế nào đó là quyền lựa chọn của bạn.)
Quay trở lại cấu tạo của Đồng hồ sinh học Đại chu thiên của Y học cổ truyền Á đông.
Bạn hãy klik vào các hình ảnh đính kèm phía dưới để xem chú thích đính kèm cho dễ nhìn và tiếp thu.
2/ Sự vận hành của Đồng hồ sinh học Đại Chu Thiên
Gần như toàn bộ nền tảng Triết học Á đông đều được gói gọn trong Đồng hồ Đại chu thiên. Vì vậy để mô tả cho hết khả năng ứng dụng của Đồng hồ Đại chu thiên, thì cổ nhân và Y thư cổ đã có rất nhiều trước tác giải mã Đồng hồ đại chu thiên rồi. Ngay cả Y học tự nhiên của Phương Tây cũng có hàng trăm đầu sách hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ Sinh học Đại chu thiên rồi.
Trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ đưa ra những ví dụ về một vài cách sử dụng loại đồng hồ Đại chu thiên chỉ nhằm để minh hoạ cho sự huyền nhiệm của Đồng hồ Đại chu thiên mà thôi
a/ Sử dụng lập trình Ngày của đồng hồ Đại chu thiên.
H. 2
Đồng hồ sinh học Đại chu thiên được thiết lập theo trục Tung của hình tròn gọi là Thiên Bàn.
Thiên Bàn chia vòng tròn ra thành 4 phần chính. Bao gồm:
– Phần trên của trục Tý- Ngọ (trục Tung) gọi là Chính Ngọ/ Giữa Trưa, phần này Khí Dương thịnh vượng nhất/ mạnh nhất (Dương cực đại) và Khí Âm suy giảm nhất (Âm cực tiểu). Nhưng tổng số Khí hóa của trục Tý – Ngọ đểu bằng một hằng số nhất định. Hằng số này là bao nhiêu thì tuỳ theo năng lực Khí hóa/ Nội lực của từng cá thể.
– Phần dưới của trục Tý- Ngọ (trục Tung) gọi là Chính Tý/ Nửa Đêm. Ở phần này Khí Âm thịnh vượng nhất/ Mạnh nhất (Âm cực đại), và Khí Dương suy giảm nhất (Dương cực tiểu)
– Phần bên trái của trục Mão- Dậu (trục Hoành) gọi là Chính Mão/ Bình Minh. Ở phần này Khí Dương và Khí Âm và Khí Âm ở trạng thái bình hòa, bằng nhau. Và tổng số Khí hóa trong trục này cũng bằng Hằng số Khí hóa tổng thể như ở trục Tung.
– Phần bên phải của trục Mão- Dậu gọi là Chính Dậu/ Hoàng Hôn, ở phần này Khí Dương và Khí Âm có chỉ số bằng nhau như phần chính Mão.
Khí Dương bắt đầu sinh trưởng mạnh ở phần chính Mão/ Bình Minh và thịnh vượng nhất ở Chính Ngọ/ Giữa Trưa, rồi suy giảm dần cho đến chính Dậu/ Hoàng Hôn. Và từ chính Dậu, khí Âm lại bắt đầu tăng trưởng mạnh cho đến lúc cực thịnh nhất ở Chính Tý/ Nửa Đêm và cũng suy giảm dần cho đến chính Mão. Nhưng cho dù lúc cực thịnh hay lúc cực tiểu thì 2 loại Khí hóa Âm- Dương đều tồn tại, trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, chỉ là lúc nào nhiều, lúc nào ít tại thời điểm nào mà thôi. Sự vận hành, cọ xát qua lại, tương hổ không ngừng nghỉ của hai loại Khí hóa này gọi là Sinh Mệnh.
H.2A
4 phần của vòng Thiên Bàn, mỗi phần lại được chia thành thành 3 phần nhỏ theo các trục xuyên tâm để chia Thiên Bàn thành 12 phần bằng nhau
H.2B
Các điểm cắt của 12 phần vòng Thiên Bàn được đánh số theo thứ tự theo vòng Địa chi của 12 con giáp Tý- Sửu- Dần- Mão- Thìn- Tỵ- Ngọ Mùi- Thân- Dậu- Tuất Hợi…
Và đây cũng là các con số của 12 Giờ trong đồng hồ Sinh học Đại Chu Thiên còn gọi là giờ Tý….giờ Ngọ…giờ Dần…giờ Mão….v…v….
H.2C
Gắn các 12 Kinh mạch và các lục phủ ngũ tạng tương ứng theo từng múi giờ Địa chi. Bắt đầu từ Chính Ngọ là Kinh Tâm theo chiều kim đồng hồ/ Từ trái qua phải lầm lượt theo nguyên lý vận hành của Đại chu thiên
H.2D
Các Kinh mạch và cơ quan nội tạng tương ứng với các giờ của Đồng hồ hiện đại
H.2E
Các Kinh mạch và cơ quan nội tạng tương ứng với các giờ của Đồng hồ hiện đại
NHẬN DIỆN "KẺ TỬ THÙ NGUY HIỂM NHẤT" CỦA NHỊP SINH HỌC- Phần 4 (Tiếp theo phần 3: …
Người đăng: Thuannghia Le vào Chủ nhật, 19 tháng 1, 2020