Ý nghĩa câu Thành ngữ – Tục ngữ :
Ăn miếng trả miếng
“Ăn miếng trả miếng” là một cách đáp trả thẳng thắn, không nhượng bộ. Trong tiếng Việt , có nhiều người nghĩ câu này như là “Có qua có lại” . Thực ra không phải. “Có qua có lại” là hàm ý làm điều tốt cho nhau.
Lối ứng xử khôn ngoan?
Cuộc sống của mỗi người đều tồn tại những mối quan hệ khác nhau. Trong quá trình sống và làm việc chúng ta sẽ không thể tránh khỏi những xung đột với người khác và thậm chí là sau những xung đột ấy khiến cho cuộc sống của chúng ta thay đổi rất nhiều. Đứng trước mỗi tình huống chúng ta sẽ có cách xử lý khác nhau. Ăn miếng trả miếng là một câu thành ngữ thể hiện cách mà con người đứng trước những mâu thuẫn, xung đột.
Ăn miếng trả miếng là một cách đáp trả thẳng thắn, không nhượng bộ. Chính vì thế cách ứng xử này vẫn gây tranh cãi rất nhiều. Có người cho rằng đây là cách ứng xử của những kẻ hay chấp vặt chuyện cũ, của những kẻ tiểu nhân.
Đây là một hành động tương tự như một sự trả đũa. Có nghĩa là khi ai đó làm gì với bạn, bạn sẽ đáp trả lại bằng những hành động tương tự như vậy. Giống như việc một người khiến bạn tổn thương bạn sẽ tìm cách làm tổn thương lại người ta. Câu tục ngữ này nói cả hai mặt tích cực và tiêu cực.
Ví dụ như khi người khác đối xử tốt với bạn, làm việc tốt với bạn, sau đó bạn cũng đáp trả lại họ một việc tốt khác thì nó mang ý nghĩa tích cực. Ngược lại, khi người khác làm điều xấu xa với bạn, bạn đáp lại họ bằng việc xấu xa như vậy. Thế nhưng ngày nay mọi người thường dùng cách “Ăn miếng trả miếng” theo nghĩa tiêu cực.
Có nên ăn miếng trả miếng hay không?
Có nhiều trường hợp “Ăn miếng trả miếng” mang hàm nghĩa tích cực thế nhưng đa số nó đều mang sự tiêu cực. Ví như bạn bực tức vì bị người khác nói xấu, bị người khác chơi xấu thế nên bạn cũng muốn dùng cách tương tự để chơi lại người ta. Thật ra, người xấu xa không thiếu nhưng người khác xấu xa không có nghĩa là bạn cũng dùng cách hành xử đó. Việc ấy thể hiện bạn cũng xấu xa giống như người khác. Và nếu ai cũng áp dụng cách “Ăn miếng trả miếng” thì sẽ mệt mỏi biết bao, mâu thuẫn sẽ chẳng thể kể thúc. Thay vào đó chúng ta có cái nhìn bao dung, thông cảm cho nhau.
Tuy nhiên trong một vài trường hợp chúng ta buộc phải cứng rắn để không bị bắt nạt. Chúng ta cần linh hoạt trong mọi tình huống. Thế nên tùy thuộc vào hoàn cảnh để chúng ta hành động và tự bảo vệ chính mình. Không phải lúc nào cũng nhượng bộ sẽ là tốt, bởi vì khi nhượng bộ nhiều người khác sẽ nghĩ bạn dễ bắt nạt. Chúng ta cần phải cứng rắn, mạnh mẽ để bảo vệ bản thân.
Tính toán so đo có giúp bạn sống hạnh phúc?
Sự tính toán quá mức khiến cho chúng ta lúc nào cũng so đo thiệt hơn, thực tế trong một mối quan hệ không ai muốn cho đi quá nhiều nhưng không được nhận lại. Thế nhưng chúng ta không nhất thiết lúc nào cũng toan tính trong lòng rằng ta giúp họ được 10 thì họ cũng phải giúp ta bằng 10 thì mới công bằng. Nếu trong lòng lúc nào cũng toan tính, so đo từng tý một thì người mệt mỏi sẽ là bạn. Chúng ta không nhất thiết phải tính toán từng tý một chỉ cần người khác luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, vậy là đủ rồi. Bạn cũng sẽ sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn như thế mối quan hệ mới có thể trở nên bền lâu.
Hôm nay bạn đi ra ngoài bị người khác không cẩn thận va phải, bạn liền không chịu được mà đẩy ngã họ. Đáng lẽ ra cuộc va chạm chỉ dừng lại ở việc họ xin lỗi bạn và bạn liền cảm thông cho họ vì thật ra họ không cố ý như vậy. Nhưng nếu bạn hành động “Ăn miếng trả miếng” thì chẳng phải đã xảy ra sự tranh chấp không đáng có sao. Vậy nên có đôi khi cuộc sống sẽ nhẹ nhàng và bình yên hơn rất nhiều nếu chúng ta biết bao dung cho nhau. Hãy cảm thông cho người khác để không chỉ chúng ta mà còn rất nhiều người ngoài kia có thể cảm nhận được tình người dành cho nhau.
Cuộc sống sẽ trở nên mệt mỏi nếu chúng ta không biết cả thông cho nhau
Khi gặp một chuyện gì đó xui xẻo con người ta thường sẽ nghĩ theo hướng tiêu cực thế nên khi xảy ra một vụ va chạm nào đó chúng ta dễ thấy sự việc người ta đánh nhau, người ta buông những lời cay đắng dành cho nhau. Thực tế nếu nhìn ở một góc độ tích cực hơn thì nếu mỗi người nhịn nhau một câu thì cuộc va chạm ấy đã được giải quyết nhẹ nhàng và êm đẹp.
Đôi khi trong cuộc sống chúng ta cần phải bao dung, cảm thông cho nhau, có thể người khác không cố ý va chạm với bạn. Có một vài trường hợp chỉ cần chúng ta nhìn ở góc độ khác thì nó sẽ trở nên tích cực và dễ dàng hơn.
Ăn miếng trả miếng tiếng Anh
dịch sang Tiếng Anh có các Thành ngữ Tiếng Anh tương đương là
- Tit for tat, Ban đầu, câu nói này là “Tip for tap” , có nghĩa là “a blow for a blow” – một cú đánh trả cho một cú đánh. Câu nói dần dần được biến âm thành “Tit for tat”.
For example: For the rest of the game, each team matched the other tit for tat. - Measure for measure,
- An Eye For An Eye / Tooth For A Tooth. (Mắt đền mắt, răng đền răng)
Nó có nguồn gốc từ pháp luật cổ đại của Babylon về hình phạt dành cho người phạm tội : ”If a man destroys the eye of another man, they shall destroy his eye.” (Nếu một người huỷ hoại mắt của người khác thì mắt hắn cũng phải bị huỷ hoại). Như vậy câu này có ý nặng nề hơn “Tit for tat”, trong một số trường hợp, có thể được dịch là “Giết người đền mạng” hoặc “Nợ máu trả máu”.
For example: An eye for an eye makes the whole world blind. – Mahatma Gandhi
(Việc ăn miếng trả miếng khiến cả thế giới mù quáng.) - Pay someone back in their own coin/ in the same coin (Trả đũa)
For example: I paid her back in her own coin - Give as good as one gets – đối xử với người khác cũng giống như họ đối xử với mình/ chứng tỏ bản lĩnh của mình, nhất là trong trường hợp có người công kích hay chỉ trích mình.
For example: One day I would give as good as I get.
Ăn miếng trả miếng tiếng Trung
- 以眼还眼,以牙还牙 /yǐ yǎn huán yǎn, yǐ yá huán yá/
Trên đây là bài viết phân tích câu thành ngữ “Ăn miếng trả miếng” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu thành ngữ trên.
Tham khảo : https://www.reader.com.vn/an-mieng-tra-mieng-a779.html
Xem thêm: