Một câu hỏi “kinh điển” mà rất nhiều người thường quan tâm, đặc biệt là những người tu tập, ngồi Thiền:
Làm thế nào để dừng tiếng huyên thuyên trong tâm trí?
How Do You Stop the Mind’s Chatter? – Làm Sao Để Bớt Huyên Thuyên Trong Đầu?
Và trong video dưới đây là một câu trả lời rất thú vị từ bậc Đạo sư Sadhguru cho câu hỏi “kinh điển” trên.
Sadhguru trả lời một câu hỏi về việc vì sao tâm trí dường như có một tâm trí của riêng nó! Ông xem xét cách các thuật ngữ như “vô tâm trí” và “ngừng tâm trí” đã được sử dụng như thế nào trong những năm qua, và đặt ra câu hỏi tại sao người ta lại muốn dừng tâm trí lại, mặc dù nó là sản phẩm của hàng triệu năm tiến hóa. Ông nhắc nhở chúng ta rằng, vấn đề không phải là tâm trí, mà là tâm trí đang “kể huyên thuyên câu chuyện của chính nó”. Ông mô tả cách mà bài tập Kriya mạnh mẽ, Shambhavi Mahamudra, là một bước tiến lớn để thay đổi điều này.
Hỏi: Thưa Thầy Sadhguru! Con có thắc mắc rằng, khi im lặng chúng ta cảm thấy cái trí vẫn cứ lải nhải, khiến ta luôn tán loạn, bận tâm. Đây là điều luôn làm phiền chúng ta. Và tư tưởng cứ luôn quay trở lại với những hình dung về quá khứ hay tưởng tượng đến tương lai, là những thứ chẳng mang lại kết quả gì cả! Làm thế nào để loại bỏ điều đó?
Sadhguru: Người ta bàn luận rất nhiều về vấn đề không suy nghĩ này. Không tư tưởng, không tâm trí (no-mind), những từ ngữ này đã được truyền bá khắp nơi, và chúng đã bị hiểu lầm một cách tệ hại, và được quy kết thành ra đủ thứ! và người ta cứ cố tìm cách làm sao dừng tâm trí lại.

Phải mất hàng triệu năm tiến hóa, mới được một tâm trí có năng lực dạng này. Hmm? Phải vậy không? Mất hàng triệu năm kỳ công của thiên nhiên, ngày nay ta mới có được một tâm trí đạt tầm vóc này, vậy mà giờ bạn lại muốn dừng nó lại (lắc đầu – cười).
Lí do gì mà bạn muốn dừng nó lại? Nếu tâm trí liên tục tạo ra sự an vui dễ chịu, liệu bạn có nghĩ cách để ngưng nó lại không? Bạn có muốn thế không? Không! Tại nó đang tạo ra nhiều sự khó chịu, nhiều điều không an vui, đó là lí do tại sao bạn lại nghĩ cách để dừng nó lại.
Điều trước tiên ta nghe thấy ở mọi nơi, dù bạn đi đến nơi nào trên thế giới, nó đã ăn sâu vào cách nghĩ của mọi người đến độ.. nếu bạn nói với họ: “Bạn hãy thiền định đi”, họ sẽ nói “Nhưng mà Sadhguru, tôi không thể dừng tâm trí của tôi lại được”. Tôi bảo: “Điều đó sẽ xảy ra, chỉ sau khi bạn dừng lại thận, gan, tim.. của mình lại, Bạn dừng lại tất cả những thứ này, rồi khi đó tâm trí cũng sẽ dừng lại. Vậy bạn có muốn tâm trí dừng lại không?”. -“Không!” – Vậy tại sao bạn muốn tâm trí dừng lại? Tại sao bạn lại có một thành kiến kinh khủng với tâm trí đến vậy?!
Bạn không thấy phiền khi trái tim đang đập, bạn vẫn có thể thiền. Bạn không hề phiền khi gan của bạn đang làm việc, bạn vẫn có thể thiền. Thận của bạn đang hoạt động, bạn vẫn có thể thiền. Vậy tại sao não của bạn hoạt động, bạn lại không thể thiền?
Vấn đề là gì ở đây? Dường như bạn có sự chống đối gì đó với trí thông minh thì phải? Có phải thế không? (cười 😀 )…
Đây là âm mưu của những kẻ ngu ngốc chống lại trí thông minh của loài người, rằng : hễ muốn thiền, để thiền định thì bộ não phải bị đông cứng, đóng băng lại.
Không! Bạn không cần phải đóng băng, làm tê liệt bộ não của mình. Hôm qua chúng ta đã xem xét chuyện này rồi. Chúng tôi sẽ khai mở (truyền Tâm ấn) Shambhavi cho bạn; đó là một tiến trình đơn giản. Có nhiều cách để làm điều này, đây là một cách đơn giản, nhưng là một quá trình mạnh mẽ. Nếu bạn ngồi ở đây, bạn sẽ thấy cơ thể bạn đang ở đây, tâm trí bạn thì ở đâu đó, còn cái gì là bạn lại ở một nơi khác nữa. Một khi đã có khoảng cách giữa bạn và tâm trí, thì dù tâm trí không làm gì hay có làm gì cũng không thành vấn đề.
Nó giống như… bạn đang ở trong cảnh kẹt xe, bạn biết mình đang loay hoay trong sự ùn tắc đó, đó là một trải nghiệm. Giờ giả sử bạn đang đứng trên đồi Chamudi, hoặc bạn đang lơ lửng trên một khinh khí cầu, và nhìn xuống toàn cảnh giao thông, một cách rất thản nhiên. “Oh! Rất đỗi bình yên! A! kẹt xe! Uhm…” (cười 😀 )
Vì sao? vì có một khoảng cách, đúng không? Khi bạn đang ở trong cảnh ngộ đó, thì kẹt xe là một trải nghiệm khác hẳn. Từ tít trên cao, ngồi trong một khinh khí cầu, bạn nhìn xuống và thậm chí còn không nghe được âm thanh, (lúc đó) trông cảnh kẹt xe thật là lý thú, phải không nào? Đúng hay không? Bởi vì có một khoảng cách.
Vậy nên một khi có một khoảng cách giữa bạn và hoạt động của tâm trí, thì tâm trí không còn là một vấn đề. Tâm trí là một điều kì diệu, nó không phải là một vấn đề. Và dù sao, nếu ý nghĩ cứ liên tục tiếp diễn, nếu bạn đang bị chứng “tiêu chảy trí óc”, thì rõ ràng bạn đã ăn phải “thức ăn” tệ hại nào đó, phải không nào? Đúng không?
Cũng như khi cơ thể bị tiêu chảy, nghĩa là bạn đã ăn phải thức ăn gì đó không tốt, phải không? Vậy nếu trí óc bị “tiêu chảy”, bạn rõ ràng đã hấp thụ thứ gì đó bất ổn. Thứ bất ổn này có thể là, một khi bạn đồng hóa với thứ gì đó không phải là chính bạn. Vậy là coi như tiêu! tâm trí của bạn coi như bị “tiêu chảy” mãn tính. Coi như bó tay, không có cách nào khác, dù bạn muốn gì hay cố gắng cỡ nào, nó cũng sẽ không dứt đâu…
Nếu bạn không đồng nhất bản thân với bất cứ thứ gì không phải là chính bạn, bạn biết cách hòa mình với mọi thứ, biết cách làm sao để sử dụng mọi thứ nhưng không bị đồng nhất với nó, rồi bạn sẽ thấy : nếu bạn ngồi đây, tâm trí bạn sẽ như đôi tay của bạn. Không cần giữ chặt đôi tay, nó có thể có vài cử động tùy ý thay vì cứ cố gắng giữ im, và khi bạn cần, đôi tay sẽ làm theo ý của bạn. Vậy nó là một công cụ hữu ích.
Giả sử đôi tay của bạn trở nên thế này (Sadhguru múa tay lung tung liên tục), bạn có biết một số người đã trở thành thế này không? Đúng hay không? Nếu nó trở nên như thế, bạn sẽ trở nên kì cục, đúng không? Nếu nó diễn ra trong tâm trí bạn, bạn cũng kì cục không kém. Chỉ là bạn đang sống trong một sự thoải mái rằng, không ai khác có thể nhìn thấy điều đó. Nhưng mọi người có thể thấy nó, nếu họ dõi theo bạn đủ gần, đúng không?
Và cho dù họ có thấy điều đó hay không, chuyện đó không quan trọng. Điểm mấu chốt là.. năng lực quan trọng nhất của cuộc sống của bạn. đã nằm ngoài tầm kiểm soát. Và tâm trí lúc nào cũng làm những việc ngu xuẩn của riêng nó, chứ không làm những gì bạn muốn nó làm.
Vậy nếu bạn cần được giải thoát khỏi chứng bệnh này, bạn nên dừng ăn những thức ăn xấu. Thức ăn xấu hay thức ăn không đúng có nghĩa là : bạn đang đồng nhất bản thân với những thứ không phải là bạn. Nếu bạn ngồi đây, nếu bạn không đồng nhất bản thân với bất cứ thứ gì, thì bạn thấy, mọi thứ đều ổn cả. Rồi tâm trí bạn sẽ làm những gì bạn muốn nó làm, nếu bạn đang không cần thì nó đơn giản cứ nằm treo ở đó, nó nên là như thế.
Tâm trí không nên lúc nào cũng kể câu chuyện riêng của nó, nó nên kể những câu chuyện mà bạn muốn nó nói, phải không? Còn không thì nó quả là một sự phiền toái. (cười)
Bài giảng của Sadhguru tại cuộc Họp các Tình Nguyện Viên, Mysore, tháng 4 năm 2011
Ngài Sadhguru là một bậc đạo sư rất nổi tiếng hiện giờ. Ngài có cách dạy rất nhẹ nhàng, cách nhìn rất cởi mở và có những pháp hành rất đơn giản mà hiệu quả.
Các bài giảng của Sadhguru
Bạn đọc cũng tìm hiểu:
- huyên thuyên có nghĩa là gì? cười nói huyên thuyên
- ăn nói luyên thuyên nghĩa là gì
- nói liên thiên hay luyên thuyên
Bạn đọc comment:
Dang dodinhdang
thầy quá giỏi . ngưỡng mộ, giải quyết vấn đề trừu tượng bằng vidu quá dễ hiểu.
Vee Vee
Cám ơn thầy, cám ơn đội ngũ đã tạo ra channel này để những bài họ và hướng dẫn tuyệt vời của thầy đến với cho những ai đang cần và cả những ai chưa cần (có thể cần trong tương lai). Mình phải nghe lại 2l để catch đc ý thầy, càng hiểu đc bao nhiêu còn tôn trọng và ngưỡng mộ thầy bấy nhiêu. Cầu phước lành và sức khoẻ luôn ở bên thầy
Uong Vu Thanh
Năng lực quan trọng nhất? Đó là sự kiểm soát. Bạn kiểm soát mọi thứ bạn muốn. Thậm chí là cả cái cách bạn sinh ra tiếp theo. Theo thứ tự là kiểm soát thân xác, rồi đến kiểm soát cảm xúc, rồi đến kiểm soát tư duy và cuối cùng là kiểm soát năng lượng. Điều này liên quan đến “định mệnh” (nghiệp)
Mấu chốt của sự kiểm soát này là sự tỉnh thức. Tỉnh thức là khoảnh khắc bạn, không phải thân xác hay tư duy (không có “tôi” hay “của tôi”) nhận biết được khoảng cách giữa bạn và mọi thứ. Trong đó “bạn” ý thức và nhận diện được mọi sự, sự thật như nó đang là! Trạng thái tỉnh thức lúc này, được gọi là Thiền.
Ni ght
Thầy dùng cụm từ “tiêu chảy tâm trí” trời ơi nó hay thực sự luôn ấy. lại dễ hiểu và cả sự hài hước
Pha T
Lần đầu tiên mình xem video này mình cũng giật mình vì Thầy miêu tả quả là đúng tính chất của tâm trí mình thật. Cho vào tâm trí nhiều thứ không có ích giống như mình ăn nhiều thức ăn không tốt thì nó phải tràn ra như vậy thôi. Từ đó mình ý thức hơn việc cho ‘tinh thần’ của mình những ‘thức ăn’ gì ^^ và cũng hiểu hơn cụm từ tiếng Anh ‘Food for thought’ (thức ăn dành cho trí não/ suy nghĩ)
Vee Vee
@Pha T đọc cm của b làm mình rõ thêm ý của thầy. Cám ơn b nha
Toàn Tiền Tỷ
Tiêu chảy tinh thần mà.
Thuỳ Quyên
Thầy lấy ví dụ vừa dễ hiểu vừa hài hước, thật khâm phục sự uyên bác và sâu sắc trong các bài giảng của Thầy
Being
Thầy giảng rất dễ hiểu, mong nhiều người đc tiếp cận và hiểu ra điều này
thieu truong
video này xem đi xem lại không thấy chán, sử dụng tâm trí 1 cách tùy tiện (không đồng nhất tâm trí với bản thân) nó sẽ làm cuộc sống trở nên trắc trở và mệt mỏi tinh thần, tks Sadhguru
Nhi Trần
“Tâm trí nên kể những chuyện mà bạn muốn nói” hay quá ạ
Ngọc Hùng TV
Nhiều lúc con muốn làm như thầy lắm, cuộc sống con nó nhẹ đi hẵn nhưng mà cuộc sống mưu sinh nó buộc con phải đặt bản thân mình trong công việc vì biết bao nhiêu gánh nặng đè lên vai con.
Xanh Cỏ
Mỗi khi mình không cần phải làm gì thì đầu óc mình nó nghĩ đủ thứ, nhức hết đầu, mà càng ép không nghĩ nó càng nghĩ, nghĩ nhiều đến bạc cả đầu, mất ngủ luôn.
Đặng Lành
Chỉ cần để chúng tự nhiên thế thôi , mình là cái nhận biết chúng
Vũ Cường
Cần có khoảng cách với tâm trí, xét đến thức ăn của tâm trí.
Nhà Biz
Cám ơn lời dạy của thầy! Thầy lấy ví dụ rất trực quan và dễ hiểu để diễn tả một hiện tượng trừu tượng. Khi ta bị tiêu chảy tức là ta đã ăn đồ ăn không tốt vào thì nó phải tràn ra. Nếu bạn mắc phải chứng Tiêu chảy tinh thần, bạn đã “ăn phải” những thứ gì đó hỏng, bạn đã tiêu thụ thứ gì đó không tốt.
Đức Lê Anh
Mình chưa hiểu đoạn này lắm, tức là nhồi nhét những điều tiêu cực hay sao ạ
Nguyen Thanh Tung
@Đức Lê Anh bạn xem lại 1 lần nữa. Thử không suy nghĩ gì xem. Thầy giảng dễ hiểu, thầy nói gì thì nó có nghĩa là vậy thôi
HOAN HUYNH
Dừng suy nghĩ chỉ là một phần nhỏ của thiền , nhận ra hay BIẾT suy nghĩ mới là thiền. Không sợ suy nghĩ , cảm xúc chỉ sợ không BIẾT suy nghĩ, cảm xúc… nhà thiền có câu : ” không sợ niệm khởi chỉ sợ giác chậm”
Phan Hữu Nghĩa
Biết vọng tức là tu
tran phu
Khi thiền k cần phải dừng suy nghĩ, cứ suy nghĩ bình thường, rồi thì tâm trí tự nhiên sẽ dịu đi, tạo ra một khoảng lặng, càng ép thì k phải là thiền, nói chung thiền cứ thả lỏng giống như ngồi chơi vậy đó, còn tâm trí mình suy nghĩ gì là do thức ăn của mình hằng ngày, muốn hết suy nghĩ vẫn vơ phải thay đổi nhiều thứ lắm, thiền giống như là thanh tẩy “não” vậy, nó là quá trình đào thải những gì phiền não, và kéo thêm vào nhiều “sự tĩnh lặng”.
NGOC Dan le duong
Tui thật sự thắc mắc không biết thầy bao nhiêu tuổi rồi. Gương mặt và thần thái của thầy rất điềm tĩnh, ung dung như một bậc giác ngộ. Rất ngưỡng mộ sự hiểu biết của thầy. Mong thầy thật nhiều sức khỏe.
LÂM NGỌC THẢO
Chỉ có người tu tập giải thoát mới ngừng được những suy nghỉ trong đầu khi không có đối tượng mà thôi
HUY THỤC
Còn suy nghĩ là còn sự sống. Hết suy nghĩ là chết. Vậy sao có thể không suy nghĩ lung tung được. Cuộc sống là muôn màu cái gì cũng có thể xảy đến bất cứ lúc nào nên suy nghĩ cũng muôn vẻ. Nghĩ nhiều quá bạn bè hay bảo mày bớt nghĩ đi. Bởi bạn bè có nhận thức về suy nghĩ tích cực và tiêu cực. Hiểu đơn giản là bớt suy nghĩ tiêu cực, bởi suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến ta mất năng lượng, nghĩ lung tung…vậy là ta phải nhận thức ra cái nào là không nên nghĩ. Đó là nhận thức về suy nghĩ. Giống như nhận thức về ăn uống vậy. Nhưng từ nhận thức ra đến hành động là cả một vấn đề, ví dụ bao lần muốn tập guitar, hay gym được ba bữa bỏ. Vậy là nhận thức ra còn phải rèn luyện nó hàng ngày tạo thành thói quen sau nhiều năm tháng. Lúc đó mới có kết quả. Đó là cả một sự kiên trì khi hàng ngày có cả tá suy nghĩ mới ập vào…
Thật ra mình chỉ chém gió vậy khi nghe thầy nói chứ mình chưa làm. Có lẽ mình thấy bản thân mình ổn, chưa có khát khao hoàn thiện bản thân nên hoàn hảo. Vậy tột cùng của sự học vấn là muốn ta trở nên hoàn hảo hơn. Cuộc sống cũng theo vậy. Vậy tùy mức độ của cuộc sống bạn gặp phải mà bạn xét có nên phải điều trị tâm lý luyện tập hay cứ sống như bình thường. Con người luôn khát khao vươn lên. Nhưng đôi khi vì cái gì đó họ đánh rơi mất nhiều cái khi họ là con người bình thường. Câu nói vui thôi
Bùi Hồng Nhung am
Hnay nghe thầy Việt Nam dùng từ nói ra phân, quay lại thấy ngài nói tiêu chẩy tâm trí. Thấm thật sự. Sửa ngay thôi.
Zoey Duyen Nguyen
Lúc mới học thiền mình cũng nghĩ là làm sao để dừng suy nghĩ nhỉ, nghĩ nhiều quá sao mà thiền :))
Kiên Trịnh
Nhưng mình thấy khó quá bạn à. Mình mới tập được 1 tháng và chỉ cần 1 tác động nhỏ là mình lại rơi vào dòng suy nghĩ. Có những hôm mình thấy đầu rất thoáng, thiền xong nhẹ nhõm hẳn nhưng cũng có những buổi như hôm nay, dòng suy nghĩ khó kiểm soát quá và mình phải dừng thiền vì đầu rất nặng. Không biết mình nên làm thế nào?
Tam Le
Bạn đừng bao giờ ép đầu óc mình phải thiền hay im lặng. Sadhguru có kể câu chuyện là nếu ông ấy bảo bạn tuyệt đối ko được nghĩ tới con khỉ thì trong đầu bạn chỉ toàn là khỉ với khỉ thôi. Các bạn hãy thử bài thiền Isha Kriya hay tập các bài Upa Yoga hàng ngày trong 40 ngày liên tục xem sao. Mình đã tập liên tục và tập thật chậm phối hợp với thở sâu. Tự nhiên thấy đầu óc cũng lắng lại, suy nghĩ không nhảy nhót lung tung trong đầu nữa . Mình mới nhận ra là cơ thể và tâm trí sẽ chịu nghe lời mình nếu mình chịu khó tập Isha Yoga hàng ngày.
amnumber2
@Kiên Trịnh bạn cần tách mình ra khỏi nó giống như vd của thầy khi trên khinh khí cầu. Nếu không thể dừng dòng suy nghĩ hãy thả trôi nó, tách tâm trí mình ra. Coi như dòng suy nghĩ đó riêng, và bản thân mình riêng. Đồng thời cũng nên hạ thấp cái tôi, buông bỏ chấp niệm xuống. Nó sẽ từ từ giảm xuống. Kì vọng phải dừng nó ngay lập tức là quan niệm sai lầm. Thay vì dừng hẳn hãy cố gắng điều chỉnh dần dần. Có 1 số mẹo khá hay đấy là hãy so sánh bản thân vs vũ trụ để thấy mình nhỏ bé như nào Nó cũng giúp giảm chấp niệm xuống. Thay vì bạn phủ định, chối bỏ nó thì hãy chấp nhận nó, vì bản thân nó không hề xấu. Vấn đề như thầy đã nói nó là ỉa chảy tâm trí. Tâm trí như đứa trẻ đang nổi loạn, và bạn phải bảo dung nó, tha thứ cho nó.
HOAN HUYNH
Dừng suy nghĩ chỉ là một phần nhỏ của thiền , nhận ra hay BIẾT suy nghĩ mới là thiền. Không sợ suy nghĩ , cảm xúc chỉ sợ không BIẾT suy nghĩ, cảm xúc…
Yellow
@HOAN HUYNH mình đồng tình với quan điểm của bạn, đó là k sợ suy nghĩ mà chỉ sợ k biết rằng bản thân đang suy nghĩ. Tức là có 1 điều gọi là “nhận biết”, khi bạn là người muốn bản thân phát triển theo hướng tốt về mặt tâm hồn và tâm linh thì từ từ sẽ có 1 điều mà mình nghĩ là ai cũng có đó là “nhận biết”. Việc bắt ép bản thân phải dừng ngay suy nghĩ, k được suy nghĩ là điều k thể với con người chúng ta, nhưng có 1 điều gọi là “nhận biết” sẽ xuất hiện vào lúc đó. Như bản thân mình hiện tại, trong lúc đả toạ (thiền) mỗi khi tâm trí bắt đầu suy nghĩ thì “nhận biết” liền nhảy ra để cho bản thân mình biết đc rằng “à, mình lại đang bắt đầu suy nghĩ rồi đó, dừng lại thôi” thế là lại tập trung và k suy nghĩ lung tung nữa. Và trong đời sống hằng ngày cũng vậy, bất cứ 1 suy nghĩ nào đó tới mà suy nghĩ đó là k tốt thì “nhận biết” cũng đều xuất hiện để bản thân mình biết và nghĩ “oh, mình lại bắt đầu có những suy nghĩ k được tốt rồi đó, k được suy nghĩ xấu nv, đừng suy nghĩ nưa” và mình sẽ k nghĩ tiếp nưa. Càng ngày thì “nhận biết” sẽ xuất hiện nhiều hơn, ví như lúc những lúc đầu mình phải suy nghĩ 1 lúc thì “nhận biết” nó mới xuất hiện cho mình biết để dừng lại thì hiện tại khoảng cách ngắn hơn, tâm trí của mình vừa động suy nghĩ 1 cái là “nhận biết” liền xuất hiện ngay. Hihi. Mình k biết nói v bạn có hiểu đc k nữa. Hihi. Nhận biết và dừng lại, sẽ k bị suy nghĩ cuốn đi đến nỗi k biết được rằng bản thân mình đang như vậy. Hihi
HOAN HUYNH
@Yellow ok NHẬN BIẾT vậy là tốt rồi đó em .đây mới đích thực là Thiền
MỘT MỚ RƠM FARM
mình xem bài giảng 2 lần nhưng vẫn khó hiểu “không đồng nhất bản thân với những thứ không phải là chính bạn” nghĩa là sao, bạn nào giải thích thêm giúp mình với ạ.
Yêu Trong Tỉnh Thức
Bạn tự hỏi bạn là ai . Bạn thiền về điều đó đi. Tâm trí có phải là bạn không? Thường người ta đồng nhất bản thân với nhưng suy nghĩ. Khi bạn quan sát suy nghĩ vậy ai là người đang quan sát ?
Tam Le
Sadhguru dạy là “Cơ thể này không phải là bạn, tâm trí này cũng không phải là bạn.” Bởi vậy bạn không nên đồng nhất mình với cơ thể hay tâm trí (bao gồm cả suy nghĩ, cảm xúc, v. v…) của bạn. Cơ thể bạn là 1 đống thức ăn tích lũy dần mà thành, tâm trí bạn là do những ấn tượng mà bạn trải nghiệm trong quá trình sống của mình. Bản chất bạn là ai chính là thứ vượt ra ngoài cơ thể và tâm trí. Nếu ko may bạn gặp tai nạn và mất đi 1 phần cơ thể thì bản chất của bạn vẫn là trọn vẹn vì bạn đã ko đồng hóa cái vỏ bên ngoài bao bọc sự sống của bạn là chính bạn. Còn tâm trí của bạn thì luôn thay đổi tuỳ theo lượng thông tin và đối tượng mà bạn tiếp xúc hàng ngày. Nếu bạn hiểu rằng những suy nghĩ và cảm xúc của bạn chẳng liên quan tới bản chất của bạn thì bạn sẽ tự nhiên tạo khoảng cách với chúng. Bạn giống như là một khán giả đang xem vở kịch do cơ thể và tâm trí của bạn phối hợp lại diễn xuất. Bạn chỉ việc quan sát chúng thôi, không phán xét gì. Vậy là đầu óc sẽ hết huyên thuyên
Trinh Nguyễn
@Tam Le thật tuyệt, mình là một thực thể tâm linh được trải nghiệm trên cơ thể người. Mình tập quan sát, đứng ngoài nhìn không đồng nhất, thay vì xem phim trên inernet thì hãy xem phim của mình. Nhưng mình tập mãi mà chưa được, mình hay quên á chắc tư duy cũ còn nhiều hay sao nhỉ
MỘT MỚ RƠM FARM
Cảm ơn 2 bạn – Tỉnh Thức và Lam Le đã giải thích. Mình đã hiểu thêm đôi chút
Nhật ký Tâm Nhi
@Trinh Nguyễn khi bạn nói chắc tư duy cũ còn nhiều hay sao nhỉ, bạn đang cho suy nghĩ đó chính là bạn, bạn bị mắc kẹt trong suy nghĩ đó nên bạn tập mãi chưa được đấy. Trong quá trình bạn tu tập, quan sát ngày càng nhiều ngày càng sẽ có những suy nghĩ tinh vi hơn nếu bạn không nhận ra bạn sẽ mãi bị mắc kẹt ở đó. Hãy tỉnh táo mọi lúc!
HOAN HUYNH
@Yêu Trong Tỉnh Thức trong quan sát không có người quan sát , chỉ có sự quan sát trong tỉnh thức . Bạn không thể diễn tả được bạn là cái gì , bạn là ai , nhưng đến một lúc bạn sẽ nhận ra BẠN LÀ AI
@MỘT MỚ RƠM FARM bạn không phải là suy nghĩ hay cảm xúc… tạm gọi bạn là người quan sát suy nghĩ, cảm xúc đó, khi đồng nhất thì những suy nghĩ, cảm xúc sẽ lôi kéo bạn liên tục không ngừng nghỉ. không chỉ hiểu là đủ bạn phải thực hành thiền trong mọi sinh hoạt ,tức tỉnh thức thì đến một lúc bạn sẽ biết BẠN LÀ AI
MỘT MỚ RƠM FARM
@HOAN HUYNH cảm ơn anh đã giúp em thêm phần hiểu biết về vấn đề.
Phú Văn
Cảm ơn lời dạy của thầy.. Nhưng cho con hỏi thêm phải làm tnào để tạo được khoảng cách giữa mình và tâm trí ạ
long nguyen
Câu hỏi của bạn rất hay, đúng với câu nói mà mọi người đều nghe “muốn đi phải biết đường”. Tương tự như thế, “muốn làm phải biết cách”. Vấn đề khó khăn của con người từ xưa đến nay là “tôi và tâm trí tôi ở trong nhau, ở cùng nhau, không phân biệt được, không tách ra được và luôn ở trong hoàn cảnh bị khuấy động”, có phải vậy không? Nó tương tự một cái chai kín, không có nắp để mở ra, trong chai có dầu và nước, chai bị thả xuống biển, luôn bị sóng đánh và tất nhiên dầu và nước trong chai sẽ trộn lẫn vào nhau. Như vậy câu hỏi làm cách nào để tạo ra khoảng cách giữa tôi và tâm trí tôi là không có câu trả lời. Tuy nhiên qua thí dụ dầu và nước trong chai sẽ có hai khả năng xảy ra, một là có bàn tay vớt cái chai lên khỏi mặt nước nước biển và giữ yên, hai là cái chai trôi dạt được vào bờ và không bị lôi ra biển lại. Trong cả hai trường hợp thì sau một thời gian yên tịnh, dầu và nước sẽ lắng đọng, lúc đó tự động dầu ra dầu, nước ra nước, cái nặng ở dưới cái nhẹ ở trên và không còn trộn lẫn. Tương tự cách làm như vậy, bạn chỉ cần tìm một không gian yên tĩnh, một thời gian trống không có việc gì phải làm, ngồi yên nhắm mắt lại, ban đầu thì bạn chỉ giữ được năm mười phút, nhưng nếu bạn cứ tiếp tục như vậy, thời gian lắng đọng sẽ tăng dần, cứ như vậy, không làm gì cả chỉ ngồi quan sát, không kiểm soát tư tưởng hay cảm xúc, cứ để tự nhiên, ý nghĩ đến rồi ý nghĩ đi, cảm xúc đến rồi đi, không cần phê phán gì cả, cứ để nó thể hiện vì tuổi thọ của nó cũng không lâu, nó có thể đáo đi đáo lại cũng không sao vì bạn biết đấy không có ai khuấy động (ham muốn, kiểm soát, phê phán, hoài nghi, so sánh, … chính là khuấy động) thì dầu sẽ ra dầu nước sẽ ra nước, tôi sẽ ra tôi, tâm trí tôi sẽ ra tâm trí tôi, không còn trộn lẫn. Đó là cách làm (khi bạn còn sống). Còn một cách cuối cùng nữa nhưng chắc không ai muốn thử, đó là chết, vì khi thân xác bị hủy, cái chai bị bể thì nước và dầu tự động thoát ra, tôi và tâm trí tôi cũng được giải thoát. Vấn đề bây giờ là chọn lựa, bằng sự hiểu biết bạn làm bây giờ tại hoàn cảnh sống hiện tại hay la chờ bước vào cõi chết thì điều đó xảy ra. Chỉ vậy thôi, đã đủ cho bạn chưa.
Nguyen Thanh Tung
Mình nghĩ không cần phải “làm thế nào”. Vì bản thân mình và tâm trí là khác nhau rồi. Mình chỉ cần nhận ra thôi. Khi nào nhớ ra thì sẽ nhận ra. Ở làng mai, 15 phút sẽ có tiếng chuông để giúp mình nhớ ra
long nguyen
@Nguyen Thanh Tung bạn nói đúng, không cần làm gì cả vì bản chất hai thứ đó khác nhau, chỉ cần “nhớ” là nhận ra ngay, nhưng nhớ chính là một cách, và tiếng chuông ở làng mai là một sự trợ giúp nhắc nhỡ, ý kiến hay, nếu các bạn khác không có dịp ở làng mai thì có thể tạo ra một làng mai thay thế, đó chính là tạo ra một thời khóa biểu ổn định ngồi thiền mỗi ngày tùy hoàn cảnh mỗi người. Vì con người ta hay quên nên cần trợ giúp nhắc nhỡ để nhớ, nhớ không phải là nghĩ, nói như bạn, sực nhớ sực nhận ra, vậy chúc bạn duy trì sự nhận ra này càng lâu càng tốt.
CƯỜNG ĐẸP TRY
ví dụ giao thông và ngồi trên khinh khí cầu hay quá, khi ta thiền ta là người quan sát.
Tung Tran
Tĩnh lặng như nước tự trôi