CÁCH PHÂN BIỆT TỪ THIỆN-BỐ THÍ & CÚNG DƯỜNG
Lâu nay chúng ta đã nghe nói đến nhiều về ba cụm từ này, nhưng hôm nay tôi sẽ đi vào phân tích sâu hơn, để giúp Quý Vị hiểu rõ hơn.
Từ thiện là gì?
- Từ nghĩa là sự yêu thường, lòng thương không vụ lợi đối với các chúng sinh khác.
- Thiện là những việc làm tốt đẹp, lợi ích.
Vậy từ thiện hay nói đầy đủ là đi làm từ thiện, nghĩa là vì lòng thương xót đến những chúng sinh đang khốn khổ.
Sau đó Quý Vị tìm cách để giúp họ bớt khổ tạm thời như thấy người đói không có cái ăn Quý Vị mua cho họ ổ bánh mì, hay cho tô hủ tiếu, hoặc thấy ở miền trung bị bão lũ, rồi họ hư nhà cửa, mất tài sản, nhưng khó mà vượt qua được, sau đó Quý Vị cùng nhau quyên góp tiền để đến cho họ, ….
Tất cả những việc làm tốt đẹp xuất phát bằng tâm từ ấy thì được gọi là từ thiện.
Vậy bố thí là thế nào?
- Bố nghĩa là phân tán, ban ra, cho khắp.
- Thí nghĩa là giúp, cấp cho, ban cho.
Vào thời xưa những gia đình giàu có họ hay mở các đợt phân phát lương thực cho người nghèo người đói với quy mô lớn.
Mỗi lần họ cho là cả xóm hay cả một vùng được hưởng, nghĩa là số lượng người được giúp đỡ rất nhiều.
Nên mới gọi là bố thí.
Ngày nay chúng ta hay lạm dụng và dùng từ này đôi khi chưa đúng lắm.
Như cho người ăn xin 2 ngàn thì cũng gọi là bố thí thì chưa phải cho lắm.
Vậy bố thí có khác từ thiện hay không?
Nếu bố thí có tâm từ và quy mô lớn thì cũng chính là việc từ thiện rồi.
Từ thiện là ý nói chung chung, cho ít, cho nhiều gì thì cũng gọi là việc từ thiện cả.
Và cuối cùng là cụm từ Cúng dường.
Cúng dường là gì?
- Cúng nghĩa là cấp, cho, dâng hiến.
- Dường nghĩa là kế tự, hay nối tiếp.
Cúng dường hay nói đầy đủ là Cúng Dường Tam Bảo là việc người tín thí dâng cúng các nhu yếu cần thiết để giúp chánh pháp của Phật mãi tồn tại lâu dài ở thế gian.
Cúng dường đầy đủ phải bao gồm đủ bốn loại cúng dường (hay gọi là tứ sự cúng dường).
Gồm thực phẩm, quần áo, thuốc men, và sàng tọa (dụng cụ để toạ thiền) có thể có thêm chiếc mùng để che chắn muỗi.
Việc cúng dường Quý Vị có thể thấy có sự khác so với bố thí và từ thiện. Đó là tâm người cúng thường phải khởi lòng tôn kính (với Phật hay với các Bậc Thánh), hoặc kính trọng người được cúng và mong mỏi các Vị ấy nhận cho, để người cúng có phước báu.
Việc này sẽ khác với Quý Vị cho người nghèo khốn khổ hay thiếu thốn.
Ở những bài sau nếu đủ duyên tôi sẽ phân tích sâu hơn về các phước báu sẽ phát sinh nhiều hay ít tùy thuộc vào người nhận của đóng góp của Quý Vị.
- Như Quý Vị cho con gà ăn, cho trẻ mồ côi, cho người ăn nhậu nghèo, cho người trộm cướp, cho Bậc Tu Hành chân chính, cho người giả tu,…. thì phước báu ra sao?
- Các tâm niệm khởi phát khi cho đi thì tạo ra quả phúc ra sao?
- Như cho mà kiêu ngạo, cho mà cầu phước, cho với sự kính trọng nhiều, ít, cho rồi kể công, hay cho rồi quên công,…..
- Các tâm niệm khi cho ấy phát sinh phước sai biệt thế nào?
Xem bài: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng phước khi bố thí từ thiện
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
FB Tu học mỗi ngày –
Các tìm kiếm liên quan đến Từ Thiện
- Bài viết hay về từ thiện
- Làm từ thiện ở đầu/như thế nào?
- Những việc làm từ thiện
- Chương trình/Hội/Quỹ từ thiện
Các tìm kiếm liên quan đến Bố Thí
- Tại sao phải bố thí
- Nhân quả/Công đức/Lợi ích của bố thí
- Các loại bố thí-7 cách bố thí
- Cách bố thí tạo phước
- Bố thí cho người nghèo
Các bài viết liên quan đến Bố Thí
Các tìm kiếm liên quan đến Cúng Dường
- Vật phẩm cúng dường Phật
- Phước đức cúng dường
- Lục cúng dường gồm những gì
- Cúng dường chùa
- Cúng dường gạo cho chùa
- Lục cúng dường là gì
- Lợi ích của việc cúng dường Tam Bảo
- Bài cúng dường Tam Bảo
Các bài viết liên quan đến Cúng Dường