Chánh dâm và Tà dâm
Soạn giả Pram Nguyễn
Ngày 5/3/2020
______________
Chánh và Tà là hai mặt đối lập và không thể dung hòa. Đạo Phật không rơi vào hai cực chánh tà nầy;
Vậy phải hiểu Chánh dâm ra sao và Tà dâm như thế nào?
– Đức Phật thuyết Pháp chỉ có một tướng (nhứt tướng) đó là Vô-tướng (sunyata), chỉ có một Thừa (nhứt thừa) đó là Phật-Thừa; nhưng theo căn-tánh sai khác đến vô-vàn, do tham, sân, si sai-biệt đến vô-lượng, nên người nghe tin nhận, sai khác nhau rất nhiều.
Tựu-trung, ở cõi Ta-Bà có đến 84.000 Pháp-tụ.
Kinh viết, “Nếu có thể phân-biệt hiểu rõ tám vạn bốn ngàn (84.000) pháp-tụ, như các pháp được hiểu rõ, liễu-nghĩa là liễu-nghĩa, bất liễu-nghĩa là bất liễu-nghĩa, thế-đế là thế đế, đệ nhứt nghĩa đế (Sunyata) là đệ nhứt nghĩa đế, giả danh là giả danh, rõ đúng không nghi là rõ đúng không nghi. Các pháp như vậy phân-biệt tuyển-trạch.”
Đây gọi là Bồ-Tát Trạch-pháp giác-phần.
Lại nữa, Kinh còn nhấn mạnh “Tóm lại, có thể nói 84.000 pháp-trụ, đây gọi là ngữ. Biết các văn tự chẳng thể tuyên nói, đây gọi là nghĩa. Đây gọi là Bồ-Tát Y nghĩa chẳng y ngữ.”
Đây là điểm sơ lý-thú của một vị Bồ-Tát tu hành theo Phật Chánh-Pháp.
Nếu không thể phân-biệt thiện-xão như vậy thì y ngữ chẳng y nghĩa.
Y ngữ thì mạnh ai nấy nói! Thế là pháp loạn, sanh ra cuồng huệ!
Chánh dâm là hành dục (ái-ân, làm tình, giao hợp) cùng với người phối-ngẫu mà mọi người công nhận. Đây là đức Phật thuận theo thế-tục mà nói.
Kỳ thực, chánh dâm mà đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni Thế-Tôn nói và chư Bồ-Tát như ngài Duy-Ma-Cật đã tuyên-thuyết hoàn-toàn khác hẳn! Người học Đạo không biết trách chi không sa-đọa!
Ngài Duy Ma Cật dùng bài kệ đáp rằng:
Trí độ mẹ Bồ Tát,
Phương tiện ấy là cha,
Đạo sư tất cả chúng,
Đều do đấy sanh ra.
Pháp hỷ chính là vợ,
Tâm từ bi là gái,
Tâm thành thực là trai,
Rốt ráo vắng lặng: nhà.
Trần lao là đệ tử,
Tùy ý mà sai sử,
Đạo phẩm vốn bạn lành.
Do đấy thành chánh giác.
Cũng nên phân biệt về vợ theo quan điểm của Phật-giáo.
1) Sống với Phật Chánh-Pháp: như Pháp Đại-Thừa liễu-nghĩa (quyết-định thuyết của Như-Lai) thọ-trì, đọc tụng, giảng-thuyết KHÔNG LẪN TRỘN với ngoại giáo hay quyền giáo hoặc Thanh-văn và Duyên-Giác hai thứ giáo dạy người ngu và hàng ngoại Đạo thiểu trí, huệ yếu. Đây gọi là chánh dâm. Là nghĩa tối thượng của vợ/chồng. Ai nhận ra điều nầy thì sẽ dễ dàng sanh về Tịnh-độ!
Nếu trộn lẫn mà nói thì đó là tà-dâm, quyết sẽ sanh Địa-ngục!
2) Sống với Phật Chánh-Pháp thì được Pháp-hỷ. Pháp-hỷ gọi là vợ Bồ-Tát.
3) Người có vợ cùng chồng, hoặc vợ cùng chồng đồng tu tập theo Phật Chánh-Pháp là thiện duyên thành-thục, do nghiệp lành chiêu-cãm mà nên.
4) Trái lại, chồng Thiên-Lôi, vợ Hà-Bá, đánh đập, gian trá cùng nhau, mà vẫn chung sống trong một mái nhà, đổ thừa vì con mà ở, nhẫn nhịn qua ngày đoạn tháng …, thì đó là oan-gia trái chủ, nên chiêu-cãm nhau.
Vì vậy, có thể khẳng-định phàm-phu hôn-phối do nghiệp, oan gia, mà thành.
Chư Phật, chư Bồ-Tát thấy thân xác chúng-sanh là ổ bệnh, là khối tội, nên không đắm chấp như phàm-phu, không yêu hình, bắt sắc, mến tài, trọng nghĩa.
KINH DUY-MA-CẬT SỞ-THUYẾT (VIMALAKIRTI-NIRDESA SUTRA) Phẩm Bồ-Tát, Ma-Vương giả làm Trời Đế Thích, đem hiến 102.000 thiên nữ cho Bồ-Tát Trì Thế, giải-thích rành.
— “Ma-Vương nói với Trì Thế: “Thưa Chánh sĩ! Xin ngài nhận 102.000 Thiên-nữ (Devi) nầy để dùng hầu hạ quét tước.”
— Trì Thế nói rằng: “Nầy Kiều-Thi-Ca! Ông đừng cho vật phi pháp nầy, tôi là kẻ Sa Môn Thích tử, việc ấy không phải việc của tôi.”
— Nói chưa dứt lời, bỗng ngài Duy-Ma-Cật đến nói với Trì Thế: “Đây chẳng phải là Đế-Thích, mà là Thiên-Ma đến khuấy nhiễu ông đấy!”
Ngài lại bảo Ma-Vương rằng: “Các vị Thiên-nữ nầy nên đem cho ta, như ta đây mới nên thọ.”
— Khi ấy, ngài Duy-Ma-Cật bảo các Thiên-nữ rằng: “Ma đã đem các ngươi cho ta rồi, nay các ngươi đều phải phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác. Rồi ông theo căn-cơ của Thiên-nữ mà nói Pháp để cho phát ý đạo, và bảo rằng: ‘các ngươi đã phát ý đạo, có Pháp vui để tự vui, chớ nên vui theo ngũ dục nữa’.”
— Thiên nữ hỏi: “Thế nào là Pháp vui?”
— Ngài Duy-Ma-Cật (tức Nhựt Mật Đại Bồ-Tát) đáp: “Vui thường tin Phật; vui muốn nghe pháp; vui cúng dường Tăng; vui lìa ngũ dục; vui quán ngũ ấm như oán tặc; vui quán thân tứ đại như rắn độc; vui quán nội nhập (sáu căn) như không; vui gìn giữ đạo ý; vui lợi ích chúng sanh; vui cung kính cúng dường bực sư trưởng; vui nhẫn nhục nhu hòa; vui siêng nhóm căn lành; vui thiền định chẳng loạn; vui rời cấu nhiễm đặng trí tuệ sáng suốt; vui mở rộng tâm Bồ Đề; vui hàng phục các ma; vui đoạn phiền não; vui thanh tịnh cõi nước Phật; vui thành tựu các tướng tốt mà tu các công đức; vui trang nghiêm đạo tràng; vui nghe pháp thâm diệu mà không sợ; vui ba môn giải thoát mà không vui phi thời; vui gần bạn đồng học; vui ở chung với người không phải đồng học mà lòng thương không chướng ngại; vui giúp đỡ ác tri thức; vui gần thiện tri thức; vui tâm hoan hỷ thanh tịnh; vui tu vô lượng Pháp đạo phẩm. Đó là Pháp vui của Bồ Tát”. (nếu muốn hiểu rõ thì tìm chánh văn nguyên Kinh mà học.)
Vậy chánh-dâm của Bồ-tát là gì? – Hiểu rõ những điều trên ắt sẽ từ từ hiểu chánh-dâm của Bồ-Tát: Đại-Lạc (Mahasukha)!
Trong hiển còn có mật, chư Phật, chư Bồ-Tát thấy thân xác chúng-sanh là pháp-khí, nên không khinh, không hủy. Nhưng, ở đây, ngu nầy không cần phải luận-bàn thêm những xảo phương-tiện của các bậc Thượng Thiện-Nhân, những bậc Đại-Sĩ.
Pram Nguyễn
Xem thêm:
Pram Nguyen “Sao gọi là Đại-Lạc?” – bạn nên thỉnh hỏi với những bậc tài cao Bắc Đẩu, tự xưng Long Tượng trong Phật-Pháp, những bậc Thầy nổi danh nổi tiếng trong và ngoài nước xem họ trả lời ra sao. Và đừng quên hỏi họ chứng đắc hay dựa vào kinh điển nào? Đại-Lạc có khác Việt-Hỷ Tam-Muội mà Bồ-Tát Da-Du-Đà-La và 18.000 cung nhân mỹ nữ đã đồng chứng không?
Lê Phương Thật là cao sâu!
Huyền Thơ Lê Phương nghe thấm mà anh
Pallet Go Thiệt cố lắm nhưng quá khó hiểu đối với mình, vậy mới biết cái trí của mình thật cạn hẹp lắm vậy!!!
Xem thêm