Ý nghĩa của sự cúng dường
Sự cúng dường là một hình thức bố thí, hoặc là để mong cầu được cộng hưởng tần số – nôm na là cầu gia trì năng lượng của Chư Phật, Chư Thiên hoặc là để tri ân tiên tổ hoặc là để tỏ lòng thương xót chúng sinh [ví dụ như cúng thí cháo cho chư vong ở ngoài cổng ngõ].
Nếu với mục đích được gia trì thì cần dâng cúng những vật phẩm tần số cao mà trong cõi vật chất thì không gì hơn là tinh dầu thơm [tinh túy của loài thảo mộc], hoa thơm và âm nhạc. Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu, mới mong chiêu cảm tới các cõi rung động vi tế.
Nếu cúng với mục đích tỏ lòng hiếu kính tri ân tiên tổ thì bạn đọc Kinh Tăng Chi Bộ IV, Phẩm Janussoni, trong đó Đức Phật trả lời câu hỏi của một Bàlamôn tên là Janussoni.
Gợi ý sách nên đọc để hiểu về cúng dường và hồi hướng:
* “Advice from the Lotus-Born” một văn bản Mật tông của đức Liên Hoa Sinh Padmasambhava do công chúa Yeshe Tsogyal ghi lại và được xuất bản thành sách. Erik Pema Kunsang dịch từ Tạng văn sang Anh ngữ và An Phong dịch Anh –Việt. Văn bản này nói chi tiết về việc cúng dường, hồi hướng, đọc nó sẽ hiểu cần làm gì và làm thế nào để lợi lạc quần sinh đích thực.
* Quyển “Kinh Lời Vàng” nguyên tác Hán văn là “Phật giáo Thánh Kinh” do bà Dương Tú Hạc dày công trích yếu trong ba Tạng giáo điển gồm 175 bộ vừa Kinh, Luật, Luận. Những bộ Kinh vĩ đại nhất của Phật Giáo đều có mặt như: bộ Đại Bát Nhã 600 quyển, bộ Tạp Thí Dụ 80 quyển, bộ Hoa Nghiêm 80 quyển. Riêng bộ Hoa Nghiêm được trích dẫn đến 80 lần. Năm 1962 Hoà thượng Thích Trí Nghiêm đẫ xin phép dịch và xuất bản ở Huế.
* Kinh điển Tiểu thừa “Tirokuṇṇapetavtthu” phẩm Khuddakanikāya, bộ Petavatthu do Tỳ kheo Dhammarakkhita Bhikkhu dịch Việt.
* Kinh “Địa Tạng Bồ-tát bản nguyện” Phẩm thứ 7.
416139202111665
HƯỚNG DẪN THỜ CÚNG
Liên Hương Lena
PHẦN I: CHUẨN BỊ VIỆC CÚNG LỄ
Chuẩn bị lễ có ba phạm trù là: tài chính, kế hoạch tổ chức tốt và sự trong sạch để việc thờ phượng thu hút rung động thần thánh từ vũ trụ.
Để có sự trong sạch, cả người xin lễ và người trung gian [thày cúng, thày tư tế…] cần trai giới trong một khoảng thời gian nhất định, ở đây tôi chỉ nói về việc tắm vì nó thiết thực ngay với các bạn khi các bạn cúng tuần ở nhà.
Trước khi thực hành lễ cúng cần phải tắm, phải tắm kỹ hơn khi hành thiền. Tắm giúp loại bỏ các yếu tố Tamas nặng trược bao quanh cơ thể thô và thể vi tế. Xoắn ốc năng lượng Apatattva hình thành xung quanh cá thể sau khi tắm. Xoắn ốc Apatattva tích năng lượng bằng các yếu tố Sattva hòa thanh tráng kiện sẽ dễ dàng thu hút và thấm hút thần khí tinh khiết truyền trong khí quyển. Thần khí, sau khi hành lễ vẫn tác động tích cực suốt cả ngày tới đàn tràng và người hành lễ.
Để việc cúng lễ thu hút thần khí thì lễ vật phải trong sạch và năng lượng cao. Hoa cúng cần phải chọn lựa cẩn thận từ những nơi có đức tin bởi khi có người ngửi hoa thì yếu tố Sattva hòa thanh tráng kiện tự nhiên của hoa giảm. Cúng dường những bông hoa như vậy không đạt lợi ích của sự cúng. Tôi vẫn khuyên các bạn tự trồng hoa để có chút ít hoa tươi cúng dường, tránh mua phải loại hoa mà người bán, người kết hoa đã hít hà. Không dùng hoa hội nghị và hoa bị phun hóa chất để cúng dường vì không đem lại lợi ích gì.
Bạn phải phân biệt hai dạng hoa: hoa cúng và hoa trang trí ban thờ bởi đây là hai phạm trù khác nhau đang bị nhầm lẫn do mất sự trao truyền.
Mâm lễ vật cần hòa hợp với 5 nguyên tố căn bản, điều này giúp thu được lợi ích tối đa của các sóng vũ trụ.
Khi bạn dâng một mâm lễ trên hai tay trước một tôn tượng, tôn ảnh tượng trưng cho một đấng thì các phẩm vật tinh tế nhất như tinh dầu thơm, hoa tươi, nước cất hoa thơm, lửa phải được đặt ở vị trí hàng đầu trong mâm lễ để rung động vi tế vũ trụ được kích hoạt. Các vật thực cúng dường thô nặng như thức ăn xếp phía sau. Tiền để biếu thày cúng hoặc công đức đền thờ đặt sau cùng, sau buổi lễ sẽ dâng. Ngày nay, do thiếu kiến thức nên nhiều người đặt tiền lên trên lễ.
CÚNG DƯỜNG VẬT CHẤT:
1/ Là cúng dường ánh sáng và năng lượng vi tế, biểu tượng là nến, đèn, đuốc, đống lửa.
Vậy chúng ta chuẩn bị 1 hoặc có thể 2 cây nến hoặc đèn hoặc đuốc – miễn là có lửa. Số 2 tượng trưng cho nguồn năng lượng mặt trời và mặt trăng mang tính dương và tính âm. Số 1 là tượng trưng cho năng lượng thanh điển hợp nhất. Tùy điều kiện thực tế ở Ban mà bày cho hài hòa. Nếu Ban nhỏ dùng số 1, nếu Ban lớn dùng số 2 nhưng cần bày biện có thẩm mỹ.
2/ Là cúng dường các tinh chất rung động cao, biểu tượng là tinh túy từ các loài thảo mộc. Vậy chúng ta chuẩn bị một cái lư đốt trầm hay nhũ hương [là tốt nhất] hoặc lư khuếch tán tinh dầu hoặc hương nhang chất lượng cao. Số 2 giúp giảm trược khí và tăng cường sinh khí.
3/ Là cúng dường nước, tượng trưng cho sự nuôi dưỡng, thanh tẩy và chuyển vận. Với đạo Phật thì nước được coi là tượng trưng cho bản tính của tâm. Vậy chúng ta chuẩn bị một ang nước hoặc bát hoặc cốc, tùy Ban lớn nhỏ, làm sao cho hài hòa mỹ thuật.
1-2-3 xác quyết phải có trong mọi cuộc cúng lễ cầu sự giao cảm với các cõi khác. Các giống dân khác cũng hiến cúng như vậy chứ không riêng gì xứ ta. Nếu không được đọc các nghiên cứu dân tộc học thì bạn xem các tác phẩm nghệ thuật cổ đại sẽ thấy như vậy.
4/ Là cúng dường các sắc màu, tượng trưng cho sự sống động của tự nhiên – mỗi tần số mang màu đặc trưng mà giác quan loài có thể cảm nhận. Vậy chúng ta chuẩn bị một đĩa hoa cúng theo mùa hoặc theo điều kiện, ví dụ: hồng, ngọc lan, cúc, nhài, huệ, phượng vĩ, vạn thọ, râm bụt, sói, ngâu, mộc, mẫu đơn, dành dành, y lang… đảm bảo là nó TƯƠI. Có nhiều kiểu bày hoa, có thể đặt hoa trong đĩa, trong chén có chân, thả hoa vào ang nước, cắm bình, xâu chuỗi treo. Khi thời tiết khắc nghiệt không có hoa TƯƠI thì dùng dầu thơm thay hoa [xem lại mục 2].
5/ Là cúng dường các sản vật tượng trưng cho ân điển của Tạo hóa ban rải trên hành tinh, sự thuận hòa của thời khí. Vậy chúng ta chuẩn bị trái cây tùy mùa, bánh, chè, nước trà thơm, xôi, cơm, thuốc đông dược, mật ong… tùy điều kiện.
Lưu ý rằng, trong mọi sự đều cần tiết kiệm, tiết kiệm là một trong các biểu hiện của đức độ và tiến bộ tinh thần, không bày biện linh đình rồi sau đổ bỏ. Nhưng tiết kiệm không có nghĩa là bỏn xẻn hay tùy tiện, lễ vật cần chọn lựa, sạch sẽ, chu đáo.
Sau khi nắm được 5 nguyên lý đại cương, bạn sẽ hoàn toàn tự tin để thực hành một lễ cúng. Mâm ân điển [mục số 5], bạn cúng chay rất dễ với 1 mâm có 4 món bát, 4 món đĩa kiểu xưa, hoặc tiết giảm 2 đĩa 2 bát:
- – Xôi đậu, xôi gấc, xôi lạc, xôi dừa, xôi sen…
- – Bánh cốm, bánh rán bột, bánh hấp các loại vị mặn hoặc vị ngọt…
- – Canh khoai sọ, canh giả mọc, canh rong biển, canh chua với trái cây, canh miến…
- – Rau trộn gỏi, hoa chuối, giá đỗ, dứa, cà rốt…
- – Mướp xào nấm, rau xào ngũ vị, rau xào thập cẩm, rau hấp…
- – Bánh bao nhân chay, bánh gối nhân chay…
- – Chè kho, chè bà cốt…
- – Chè đậu trắng, đậu đỏ, chè hạt sen long nhãn, chè hoa cau.
Dịp rằm tháng 7, thêm 1 mâm cúng ở ngoài cổng ngõ với lòng từ bi hướng tới các cô hồn. Việc cúng cô hồn theo kinh Phật tôi đã giới thiệu ở link này
Trong gia đình Phật tử, khi cúng bạn có thể mở băng trì chú để tăng thêm thanh khí cho môi trường. Các chú có thể chọn là AUM, Lục tự đại minh, Tara… Nếu cúng tài thần thì dùng chú riêng của Ngài.
Trên đây, tôi mới chỉ nói về cúng vật chất thô, rất tốt lành nếu chúng ta cúng dường công đức hay các giá trị tinh thần, nhưng đó là một mức phát triển cao hơn.

Giang Le
Con cảm ơn cô! Cô ơi cho con hỏi giờ hoa mua ngoài chợ phần lớn đều bị phun xịt thì việc cúng hoa có bị hạn chế gì ko ạ?
Liên Hương Lena
Tôi tự trồng và mua của vườn hữu cơ.
Lê Dung
Giang Le cô nói cúng dường tinh dầu
Xem tiếp:
Phần 2: Cúng dường hoa đúng cách
Xem thêm: