Cái Nhìn Sâu Sắc về Trầm Cảm
Sadhguru giải thích rằng đối với hầu hết các trường hợp trầm cảm, một người chỉ là đang tạo ra những suy nghĩ và cảm xúc mãnh liệt chống lại họ. Theo nhiều cách khác nhau, 70% tất cả các bệnh lý đều là do bản thân tự tạo ra.
Sadhguru : Nếu bạn biết cách làm cho bản thân rơi vào trạng thái trầm cảm.. khi nói điều này, không phải là tôi không quan tâm tới bệnh của bạn hay thiếu lòng trắc ẩn, mà vì đó chính là bản chất của những gì đang xảy ra với bạn. Nếu bạn đang khiến chính mình bị trầm cảm, nghĩa là bạn có khả năng tạo ra một lượng lớn những cảm xúc và suy nghĩ mãnh liệt, chỉ là chúng đi sai hướng.
Nếu bạn không có những cảm xúc vô cùng mạnh mẽ, những suy nghĩ vô cùng mãnh liệt về một điều gì đó, bạn không thể bị trầm cảm. Vấn đề chỉ là.. bạn đang tạo nên những suy nghĩ và cảm xúc chống lại mình, thay vì giúp ích cho bản thân.
Vậy bạn.. đủ sức mạnh để khiến bản thân bị trầm cảm, vì để khiến bản thân mắc các bệnh về tinh thần, trừ khi bạn có bệnh lí tự nhiên mà chỉ một số ít người mới mắc phải, còn lại đều do bạn tự tạo ra.. Hầu hết chúng là do tự tạo ra. Một vài người có bệnh lí thì.. họ phải chịu thôi, nó xuất phát từ bên trong do di truyền và các tác nhân khác.
Hầu hết mọi người ở đây, nếu chúng tôi luyện cho họ tập trung vào một lối suy nghĩ và cảm xúc nhất định, rồi đẩy họ va chạm với những tình huống bên ngoài, thì.. hầu như tất cả mọi người sẽ mất đi sự cân bằng tâm lý, họ sẽ phát bệnh thực sự. Ý tôi là.. họ có thể trở nên điên loạn, vì ranh giới giữa sự tỉnh táo và điên rồ là rất mỏng manh, người ta lại không ngừng đẩy nó.
Khi bạn tức giận, bạn đang đẩy đường giới hạn này, nó là một đường mỏng manh. Trong thực tế, khi bạn tức giận, bạn biết bạn đang thử thách đường giới hạn này. Đó là lí do vì sao người ta lại nói: “Nó làm cho tôi phát điên” hay “Tôi đang bị ai đó làm cho phát điên”. Thực ra không ai làm bạn phát điên, bạn chỉ đang bị điên, thế thôi. Bạn không thể bị ai đó làm cho phát điên, chính bạn đang đẩy sự tỉnh táo của mình qua khỏi giới hạn và chuyển sang trạng thái điên rồ trong một khoảng thời gian nhất định rồi quay trở lại.
Bạn hãy làm điều này, mỗi ngày,bạn thử làm điều này: dành 10 phút mỗi ngày thử trở nên cực kì giận dữ với một ai đó. “Cái gì?” (Sadhguru làm điệu bộ giận dữ). Bạn sẽ thấy trong vòng 3 tháng, bạn sẽ mắc bệnh thực sự. Đúng vậy, hãy làm thử nếu bạn muốn.
Bởi vì nếu bạn liên tục đưa đẩy giới hạn, bạn nổi điên lên rồi bạn bình tĩnh lại, bạn phát điên lên rồi bạn định thần lại, rồi đến một ngày bạn không thể quay trở lại được nữa, chỉ vậy thôi. Một ngày nào đó bạn hông thể quay trở lại, thế là bạn trở thành có bệnh.
Bạn phải hiểu, ngay cả khi chỉ nổi giận trong một thoáng chốc, bạn đã bị bệnh rồi. Có lẽ bạn không có giấy chuẩn đoán bệnh, họ không đưa một tờ giấy chứng nhận nào rằng bạn đã mắc bệnh, nhưng bạn sắp trở thành như thế rồi, chẳng phải sao?
Bạn nghĩ bạn có quyền giận dữ, bạn nghĩ bạn có quyền tức giận với ai đó, bạn nghĩ bạn có “đặc quyền” trở nên trầm cảm để nhận được sự chú ý từ ai đó. Bạn tiếp tục chơi trò này, rồi đến một ngày bạn sẽ không thể… bạn sẽ không thể quay trở lại. Cứ tiếp tục vượt qua giới hạn mỗi ngày, đến một ngày bạn sẽ thấy bạn không thể quay lại, đó là ngày bạn cần gặp bác sĩ.
Cho đến khi đó, những người xung quanh chỉ muốn được thoát khỏi bạn.(cười). Cái ngày mà bạn không thể quay trở lại đó, họ sẽ được nghỉ ngơi, bởi vì bây giờ họ có thể tóm lấy bạn và giao cho bác sĩ. Nếu không, bạn cứ tính khí thất thường mỗi ngày, nhiều lần trong ngày, họ thậm chí không thể đưa bạn đến nhà thương điên, họ.. gia đình, bạn bè, những người xung quanh bạn phải chịu đựng bạn. Ít nhất nếu bạn có bệnh lí thực sự, chúng tôi có thể giao bạn cho bác sĩ.
Bạn có biết về một ngôi đền ở Tamil Nadu không? Nơi mà họ xích bạn và giam bạn lại. Nơi ấy không có bệnh viện, không có bác sĩ tâm lý. Có một ngôi đền mà ai đó đã dựng lên, với mục đích giúp con người lấy lại sự tỉnh táo. Vì thế, các gia đình chỉ việc đưa người bệnh đến và để họ ở lại đó. Họ bị còng tay và ở lại trong ngôi đền. Bạn đưa cho người trong đền một ít tiền, họ sẽ cho bạn ăn, và bạn sống ở đó như con vật, bị trói lại.
Tôi nghĩ nếu bệnh viện được điều hành như thế, rất nhiều người sẽ không phát điên, họ sẽ giữ mình tỉnh táo (vì sợ bệnh viện). Hiện giờ, nó đang quá xa xỉ. Nếu bạn làm cho bệnh viện cực kì thoải mái, nó sẽ trở thành động lực làm cho người ta muốn đổ bệnh, và bạn được khuyến khích trở thành con bệnh ngay từ thời thơ ấu.
Thời thơ ấu, bạn chỉ được chú ý nhiều nhất mỗi khi bị ốm. Khi bạn đang vui thì họ lại quát mắng bạn. Khi bạn rú lên vì sung sướng, họ – những người lớn – lại mắng bạn. Bạn làm thế này (Sadhguru làm điệu bộ ốm co ro), thì họ lại vỗ về bubbu bubbu.. (cười).
Khi còn là một đứa trẻ, việc bạn mắc bệnh về thể chất lại là chuyện tốt, vì bạn sẽ nhận được sự chú ý từ cha mẹ và mọi người xung quanh, và bạn không phải đi học ngày hôm đó. (cười) Vậy là bạn học được nghệ thuật làm cho mình ngã bệnh. Nhưng một khi kết hôn, bạn sẽ học nghệ thuật để mắc bệnh tâm thần. (mọi người cười). Bởi vì nếu muốn được chú ý, bạn ra ngồi một góc, tỏ vẻ chán đời, người ta sẽ chú ý đến bạn. Thế là bạn sẽ tiếp tục chơi trò chơi này, rồi một ngày bạn sẽ không thể quay lại đường ranh giới, lúc đó bạn đã bị bệnh thực sự.
Thật đáng buồn.. bằng nhiều cách, không chỉ bằng cách tôi vừa nói đến, bằng nhiều cách khác nhau, tôi ước tính 70% các loại bệnh tật trên hành tinh này, mọi loại bệnh, đều do chính bản thân tự tạo ra. Thậm chí nếu bạn bị nhiễm trùng, nếu bạn kiểm soát bản thân mình theo một cách nhất định về thể chất và tinh thần, thì các virus và vi khuẩn sẽ không tác động như cách nó ảnh hưởng đến những người khác.
Nếu bạn xác lập bản thân như thế này, “không cần biết chuyện gì xảy ra, dù sao tôi cũng phải đi làm việc này, việc này,.. không gián đoạn“… – trong 29 năm qua, tôi không thể hủy bất cứ một chương trình nào với lí do tôi bị sốt hay bị cảm, bị bệnh này hay bệnh kia – không cần biết việc gì xảy ra, những gì bạn phải làm dù sao vẫn phải làm, bạn không thể phớt lờ nó.
Dù là do sự tận tụy của bạn hay do bạn có một người sếp như thế. nếu nó diễn ra theo cách này hay cách khác, thì bạn sẽ thấy mình không còn hay đau ốm thường xuyên nữa. Vì ngay cả khi bị sốt bạn vẫn phải đi làm, dù là mùa hè bạn vẫn đi, đúng không? Không, nhiều người sẽ không đi. Trời hơi nực bên ngoài, họ sẽ không đi làm việc. Trời hơi lạnh bên ngoài, họ sẽ không đi làm việc. Trời mới mưa một chút, họ sẽ không đi làm việc. Một bông tuyết rơi, họ sẽ không đi làm việc. Đó chỉ là vấn đề thời tiết.
Vậy là mỗi khi tiết trời thay đổi, nếu bạn cảm thấy thoải mái khi được quấn mình trong chăn rồi nằm ườn xuống, một khi bạn tạo thói quen đó, cơ thể bạn sẽ học cách ngã bệnh thường xuyên nhất có thể.
Nếu bạn cứ kiên định như thế này, không cần biết là điều gì đi nữa. “dù sao tôi cũng phải đi làm điều tôi phải làm.”, bạn sẽ thấy đơn giản cơ thể sẽ hồi phục lại nhanh nhất có thể, ngay cả khi nó mắc phải chứng bệnh nhiễm trùng tồi tệ nhất.
Vậy bạn cần thiết lập nữa điều kiện cần thiết cho sức khỏe, những động lực cần thiết cho sức khỏe, cho cả bạn và con cái bạn nếu bạn có con. Đừng tạo nên những điều kiện khuyến khích việc ngã bệnh.
Khi đứa trẻ bị bệnh, hãy quan sát nó từ xa, đừng vội đến ôm ấp nó, nó sẽ hiểu đó là quảng thời gian tồi tệ nhất trong đời nó, và nó biết phải mau chóng khỏe lại.
Và hãy quan tâm đến nó nhiều nhất khi nó đang vui, bạn sẽ thấy tự nhiên nó sẽ học được từ bên trong, ngay cả cơ chế hóa học trong người nó cũng sẽ hiểu được rằng, khi vui thì có lợi, khi bệnh thì không.
Nếu bạn khiến cơ chế sinh học, cơ chế hóa học trong bạn và mọi người xung quanh bạn hiểu rõ quy luật này, bạn sẽ thấy người ta sẽ không thường xuyên ngã bệnh nhiều như bây giờ. Vậy hãy xác lập điều đó cho chính bạn, bạn sẽ thấy mình trở nên khỏe khoắn.
Nếu bạn có thể chuyển tâm trí theo hướng này, bạn cũng có thể chuyển nó theo hướng khác, đó là điều tôi muốn bạn hiểu rõ. “Không, không, vốn dĩ tôi trở nên thế này là do tôi đã bị cha ngược đãi khi mới 7 tuổi”, nếu bạn hiểu được tất cả nữa thứ rác rưởi đó, bạn cũng có thể chuyển hướng làm lại cuộc đời mình, chẳng phải sao?
Đừng nên chần chừ nữa. Bạn phải hiểu rằng, về mặt tâm lý, sinh lý, hóa học, năng lượng.. bạn phải hiểu rõ rằng, chẳng ích lợi gì khi mắc bệnh, buồn bã hay chán đời, nó chẳng có lợi gì. Trở nên vui sướng và ngất ngây, điều đó mới có lợi. Nếu bạn có thể khiến mọi người xung quanh hiểu rõ điều này, tất cả họ sẽ trở nên cư xử đúng mực. (cười).
Bạn đọc comment:
Thuong Phan
Bài này hay quá ạ, mong rằng những chia sẻ từ Thầy sẽ giúp cho nhiều người nhìn nhận ra vấn đề của chính bản thân mình, đặc biệt là thời điểm dịch bệnh như này.
Biết ơn Thầy và team ??❤️
Ngoc Nhu Phan
Bài giảng hay quá. 1 góc nhìn đầy sâu sắc về bệnh tật. Cảm ơn Thầy và đội ngũ dịch ạ
CSAY
Đúng là ” Lời nói, hành động của người khác đang làm bạn phát điên HAY chính ý nghĩ trong đầu bạn mới làm bạn phát điên”. Chính bản ngã bên trong của ta mới đang điều khiển ta đi sai hướng. Nó dùng năng lượng mạnh mẽ của ta để đưa ta đi sai hướng.
Phan my dieu
Cần có nguyên tắc cho sức khoẻ mình. Đau ốm k hề vui và đừng để cơ thể hiểu bản thân k đc khoẻ. Sự thật thì nó k cần phải giả bộ ốm khi bản thân vẫn khoẻ.
Bùi Hồng Nhung
Con đã tự đẩy mình vào cảm xúc tiêu cực để được người bạn đời của con quan tâm và ranh giới ấy kiến con bị xuống tinh thần. Con cảm ơn thầy đã cho con nhận ra con trong quá khứ và cách con hành động tiếp theo trong hiện tại
Si chs gacha
Con là người dang bị trầm cảm do dịch bệnh ko thể di khám bệnh dược. Mỗi ngày con trải qua thật sự mệt mỏi quá sức tưởng tượng. Con cô gắng nge lời thầy nói và những bài tập mà thầy dạy con cô gắng làm theo Con mong một ngày nào do con sẽ trở lại bình thường. Biết ơn thầy
an nhiên hà
Hồi nhỏ mình bị bạo hành bị mắng thường phải nghe những lời cay nghiệt bị dồn nén cảm xúc nên bị trầm cảm nặng
hanna
Bn nên thiền để loại bỏ những thứ tiêu cực đã ám ảnh từ nhỏ
Duy Vo
Trầm cảm thường xảy ra trong 1 khoảng tgian nào đó thường từ 6 tháng đến 2 năm, chứ hoàn cảnh hồi nhỏ thì thường k liên quan mấy đến trầm cảm. Nếu b chịu tổn thương từ nhỏ thì tác động lớn nhất là bạn sẽ có xu hướng làm những điều y như vậy đối với ng khác, cái này có thể bỏ được nếu va vấp nhiều và chịu thay đổi. Còn bản thân bị trầm cảm thì rất khó để vượt qua, hãy cứ trãi nghiệm nó rồi sau 1 tgian cũng dứt thôi, còn dứt sớm hay k là do bạn, tìm kiếm niềm vui, các mối qhe trong cs, đừng nhốt bản thân 1 mình là được.
Huong Nguyen
Đúng là người không bị trầm cảm thì dù là bậc thầy cũng không thể hiểu được căn bệnh này. Chẳng ai muốn tự đẩy mình vào những cảm xúc tiêu cực, phải có hoàn cảnh thì nó mới được sinh ra. Và chắc chắn người trầm cảm không giả vờ thu mình lại để nhận được sự chú ý, họ còn muốn cố giấu mình chẳng được. Điều này làm tổn thương họ
Võ Huệ
Tôi cũng bị rối loạn lo âu mãn tính nè bạn. Trăm lần tôi muốn chết và tìm cách chết, nguyền rủa, sỉ vả bản thân vì không tự kết liễu đời mình được. Sống bập bùng bao năm. Nhưng tôi thấy Thầy nói đúng. Mình phải tự cứu mình, sự tích cực sẽ mang đến sự tích cực.
Huong Nguyen
Thầy nói đúng là bệnh này muốn khỏi chủ yếu phải dựa vào bản thân. Và tôi nghĩ sự quan tâm dẫn dắt của người thân bạn bè là vô cùng quan trọng. Nhưng về phần nói người trầm cảm đang chơi trò giả vờ tôi thấy nó sai. Nếu như bạn bị bệnh và cố tỏ ra bản thân mình tích cực thì chỉ cần một sự chê bai động đến nỗi đau của bạn cũng sẽ làm cho bong bóng tích cực đó vỡ tan
Công Vũ
Bạn được nghe những điều như này nên bạn nghĩ vậy, những người có người thân bị trầm cảm sẽ hiểu điều thầy nói
Huong Nguyen
Người thân của người bị trầm cảm hầu hết cũng nghĩ giống thầy, họ không phải người mắc bệnh cũng giống như việc một người không bị ung thư sao hiểu được nỗi đau của người ung thư. Tôi đã được nói chuyện với nhiều người bị trầm cảm rối loạn căng thẳng nên tôi biết
Tôi đã nghe nhiều người bị trầm cảm nói họ thà rằng mình bị ung thư hay một căn bệnh phổ biến nào đó thì tốt biết mấy. Có người cuộc sống đầy đủ, gia đình yêu thương, người khác ngưỡng mộ, vì một áp lực cộng thêm lời ra tiếng vào của những người ngoài mà trở nên rối loạn lo âu. Như ca sĩ Sulli, go Hara,…bạn nghĩ những người này sao lại trầm cảm tới mức đó
Tôi thì nghĩ họ có những nỗi khổ tâm ở nhiều mặt cộng dồn lại. Nếu chỉ cần tích cực cười vui lên là khỏi bệnh thì tôi nghĩ nó chỉ là khó khăn nhỏ. Thầy đã từng chia sẻ thời niên thiếu cuộc sống của thầy thuận lợi mọi việc thành công, bây giờ là một vĩ nhân thế nên sự tích cực của thầy rất lớn. Vậy bạn nghĩ thầy có hiểu được người phải chịu đựng nhiều nỗi đau ko?
@Võ Huệ bạn đã khỏi bệnh chưa
Lê Anh
Mình cũng từng bị trầm cảm và mình thấy thầy nói đúng. Giai đoạn đầu khi chưa bị trầm cảm, lúc gặp cái gì ko ưng ý là mình luôn trong trạng thái tức giận và vô thức đẩy cơn giận đó ra khỏi giới hạn như thầy nói. Nhưng do làm vậy nhiều nên phản tác dụng, gia đình nghĩ mình chắc do sử dụng điện thoại nhiều nên mới bị v, xong còn mắng mình thêm.
Mình cũng cọc quen r nên nó thành cái nết. Mình chuyển sang giả bệnh để có lòng thương cảm từ họ và mong họ coi việc mình tức giận là có nguyên do chứ ko phải do mình bồng bột. Mình tự tách biệt khỏi mn.
Mọi chuyện lại tiến xa hơn và mình bắt đầu rơi vào trầm cảm. Lúc này mình ko ngừng than vãn luôn. Nhưng công nhận là khi trầm cảm càng nặng thì mình càng ko muốn gây sự chú ý với ai nữa. Tại mình biết làm v thì mọi người càng tốn công vô ích lo cho mình, với lại lúc đó mình căm ghét tất cả mn nên ko muốn ai nch với mình hết. Sau này khi mình tìm đc 1 người bạn tốt giúp mình có những suy nghĩ tích cực thì mình mới trở về như bth.
Thang Le
@Lê Anh bạn có uống thuốc trầm cảm bao giờ chưa ?
Lê Anh
@Thang Le mình xém phải uống thôi nhưng may là mình đã gặp 1 liều thuốc vĩ đại hơn đó là bạn thân của mình. Mẹ mình cũng trầm cảm và phải uống thuốc, nhưng do mẹ mình ko chịu vứt bỏ nỗi đau trong quá khứ nên phải vĩnh viễn dựa vào thuốc.
nói chung cuộc đời vẫn mãi là cuộc đời, còn suy nghĩ sướng khổ thì tùy mình. Mình coi những video như này để có cái nhìn khác về cuộc đời và bớt coi bản thân là bất hạnh.
Thang Le
@Lê Anh mẹ cậu cũng bị ak, tội cô, mình đang suy nghĩ ko biết có nên uống cho bản thân không vì cũng đang bị
Lê Anh
@Thang Le thực ra cuộc đời và khả năng chịu đựng mỗi người khác nhau nên mình sẽ ko có lời khuyên cụ thể, nhưng mình chỉ mong rằng cậu sẽ đưa ra lựa chọn mà vĩnh viễn ko bao giờ hối hận về nó.
Huong Nguyen
@Lê Anh Bạn thật may mắn. Mình chỉ là ko thỏa đáng với một số lập luận của thầy vì nó ko giống điều mình nghĩ chứ điều thầy hướng mọi người đến sự tích cực là hoàn toàn đúng. Mình mong nhận đc những chia sẻ về cách thức cụ thể các bạn đã làm để vượt qua căn bệnh này.
@Thang Le Thuốc đó thường có viên an thần giúp bạn ngủ dễ hơn, một vài viên thuốc bổ não tăng cường đề kháng cho cơ thể, còn có viên điều chỉnh cảm xúc (loại này mình ko nghĩ nó có tác dụng).
Nếu b đg trong tình trạng mất ngủ đau đầu mà ko thể kiểm soát đc thì nên uống thuốc vì nó có tác dụng khá nhanh giúp bạn dễ chịu và khỏe hơn nhiều. Theo mình b chỉ nên dùng một thời gian ngắn để cơ thể ổn định sau đó bỏ thuốc ngay ko thì sẽ bị lệ thuộc thuốc và nhớ dặn bác sĩ cho liều lượng nhẹ nhất có thể . Khi mới bỏ thuốc b sẽ khó ngủ hơn chút nhưng một thời gian sau sẽ bình thường
Thang Le
@Huong Nguyen mình có uống thực phẩm đông y nên dễ ngủ, mình nghĩ chỉ cần 1 loại thuốc chống tưởng tượng ( dạng trầm cảm độ 1 ) là đủ rồi. Còn rối loạn cảm xúc bạn nói ko tác dụng? Bạn từng dùng k có tác dụng ak
Huong Nguyen
@Thang Le Nó ko có tác dụng với mình và nhiều người mình đã gặp. Nếu có tác dụng thì đã ko có những kết cục đau lòng
về tư duy thì phải tìm cách khác b ạ. Mình đg tìm đây mà vẫn chưa ra
Thang Le
@Huong Nguyen ý bạn là thuốc không có tác dụng với bạn, và những người từng dùng thuốc bạn đã gặp ?
Huong Nguyen
@Thang Le ý mình là có tác dụng về mặt sức khỏe sinh lý nhưng tâm lý thì ko. Có thể một số người sẽ thấy tâm lý tốt hơn vì ngủ đc và ko còn đau đầu. Nhưng nếu b có những vấn đề về cuộc sống lớn thì mình nghĩ nó chả có tác dụng gì đâu
người uống thuốc đó có nhiều tác dụng ngược lại khiến cơ thể lờ đờ và ko trở về bình thường được. Nếu b đọc tờ hướng dẫn sử dụng trên một số thuốc chữa tâm lý nó còn có tác dụng phụ là làm cho trầm cảm nặng hơn
Công Vũ
@Huong Nguyen chúc bạn sớm vượt qua tình trạng này, hãy tìm bác sĩ một chuyên gia để lắng nghe bạn nhé. Nhớ rằng người thân mình cũng rất cần tình yêu và sự bao dung của mình
Thuy Linh Le
@Huong Nguyen Mình đồng ý với bạn, việc thầy hướng người trầm cảm đến những điều tích cực để vượt qua là tốt nhưng cách nhìn nhận và hiểu về bản chất của nó lại chưa hoàn chỉnh.
Có những bạn nghĩ rằng mình bị trầm cảm và thấy thầy nói đúng bởi vì các bạn ý chọn bị trầm cảm, tỏ ra buồn rầu, ủ rũ theo đúng nguyên nhân mà thầy đề cập đến là để thu hút sự chú ý. Nhưng đó ko phải là tất cả, hay thực chất, đó chỉ là bệnh giả, các bạn ấy chưa thực sự hiểu trầm cảm là gì. Trầm cảm cx ko phải là đau buồn vì một sự mất mát ng thân, bởi vì đó là 1 cú sốc tâm lý, ko phải bệnh tâm lý.
Thật sự, giá mà bạn có thể tỏ ra buồn rầu, ảo não, hay thể hiện sự đau khổ của mình trước mặt người khác khi mình bị trầm cảm. Nhưng không, ngược lại, bạn sẽ che giấu những cảm xúc thật của mình, ko cho người khác biết vấn đề mà mình đang phải đối mặt, cư xử rất bình thường, thậm chí cười nói vui vẻ như ko có chuyện gì xảy ra, chứ ko như thầy nói, rằng bạn hướng tới những điều vui vẻ thì ko bị trầm cảm.
Vâng, người ngoài nhìn vào sẽ ko ai nhận ra được 1 ng đang bị trầm cảm. Chính vì thế, họ sẽ ko quá quan tâm, để ý hay trông chừng vì ng kia vẫn bình thường. Và rồi 1 ngày kia, ng đó rời khỏi thế giới này để lại bức thư tuyệt mệnh (hoặc không) trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người. Không ai nghĩ rằng 1 ng luôn vui vẻ như vậy lại bị trầm cảm và tự sát! Nó là 1 quá trình âm thầm như vậy đấy và ng trầm cảm sẽ nhất định ko chia sẻ với ai, nhất là với những người thân yêu của mình, vì đối với họ, bản thân mình phải chịu đựng đau khổ, ko chống cự đc thì thôi đi, ko thể khiến cho ng thân của mình phải liên lụy và chịu đựng cùng mình.
Ai mà tin được một người đàn ông hài hước, luôn vui vẻ và đem lại tiếng cười cho mọi người như diễn viên hài Robin Williams lại có thể ra đi vì trầm cảm đc chứ? Nhưng đó là sự thật, và nó đã xảy ra. Bản thân mình cx bị trầm cảm và mình hiểu nó khó khăn như thế nào.
N•Lu
Do đâu mà bạn lại bị những suy nghĩ mang tính phá hoại ảnh hưởng nặng nề, và khiến bạn trầm cảm thì có thể là do thế này. Để mình nói như vầy cho bạn dễ hiểu: tư duy (suy nghĩ) tích cực là một trong những loại tư duy thảm hại nhất thế giới, bởi nó khiến bạn nhìn nhận sự việc không đúng như bản chất của nó. Khi bạn suy nghĩ tích cực, thì những suy nghĩ tiêu cực nó đã ngấm ngầm được hình thành. Khi bạn cho rằng thứ gì là tốt, thì cái xấu của nó cũng đã hình thành ngay khoảnh khắc đó. Bạn đừng đưa ra bất cứ nhận định, hay phát xét nào hết, bạn chỉ cứ lẳng lặng quan sát, và đừng nói bất cứ thứ gì về nó. Bạn nghĩ các bậc trí giả, những nhà hiền sư, giác ngộ có biết buồn, biết đau không? Chắc chắn là có, và nhiều khi họ còn đau, còn buồn hơn đa phần tất cả mọi người. Nhưng sự khác biệt giữa họ và đa số mọi người là họ không đánh đồng bản thân mình với những suy nghĩ, cảm xúc đó. Họ chỉ lặng lẽ quan sát nó, mà không hề cố suy nghĩ tích cực, hay đưa ra bất cứ nhận định, ý kiến nào về nó. Bạn ngước lên bầu trời và thấy rất nhiều đám mây trôi. Trên đó gồm những đám mây vui vẻ, đám mây trầm cảm, đám mây buồn đau,… và vì bạn nghĩ rằng những đám mây đó là bạn, nên hễ nó trôi đi đâu là nó kéo bạn theo đến đó, dù là đến bến bờ của niềm vui, hay vực thẳm của buồn bã, bạn cũng bồng bềnh trôi theo nó. Nhưng những vị hiền sư, giác ngộ thì lại khác. Họ không hề xem bản thân là những đám mây đó, mà họ hoàn toàn tách rời độc lập khỏi những đám mây. Họ là bầu trời. Bầu trời chỉ lặng lẽ quan sát những đám mây trôi. Dù những đám mây đó có là những đám mây vui sướng, hay đau buồn đi chăng nữa, thì cũng chẳng hề ảnh hưởng gì đến bầu trời. Chúc bạn mau sớm trở thành bầu trời.
Lê Cát Trọng Nhân
Trầm cảm là bệnh tâm lí thì chỉ có bản thân mình có thể trị thôi. Mình tin 1 người giác ngộ đạo Phật thì k thể nào bị trầm cảm. Bản thân mình từng bị trầm cảm, và mình k uống thuốc gì cả, và mình tin là có uống thuốc cũng k thể nào giúp mình thoát khỏi. Những người trầm cảm cứ viện câu “bạn có bị trầm cảm k mà bạn phán … Bla bla”. Hãy sống từng giờ có ý nghĩa. Hãy làm việc siêng năng. Hãy cười nhiều . Hãy tử tế với mọi người xq. Hãy yêu 1 ai đó. Thử làm được tất cả những điều đó xem bạn còn trầm cảm hay k. Nếu còn thì tui chịu!
Thủy Vũ
1 người giác ngộ đạo Phật thì k thể bị trầm cảm? Vậy chắc bạn chưa biết đến thầy Minh Niệm. Cũng vì trầm cảm 3-4 năm nên giờ khi đã tìm cách vượt qua được, thầy mở những trung tâm điều trị trầm cảm và có những bài Pháp giảng trên YouTube nữa. Sadhguru nói đúng 1 phần chứ k phải là tất cả. Mình vẫn theo dõi và ngưỡng mộ thầy.
Son Truong
Mỗi video là một bài học , kiến thức tuyệt vời ??
Nguyễn Quốc Việt
Vừa sâu sắc, và nhiều ý nghĩa. Cảm ơn Thầy. Cảm ơn BBT rất nhiều