Chuyện Đưa Ông Táo Về Trời
Tuy thời nay là thời đại khoa học, và bếp núc toàn là ga với điện, chẳng còn dùng ba Ông Táo nhưng vẫn có người hỏi tôi việc cúng đứa ông táo về trời cũng như thờ cúng. Người xưa lấy ngày 23 là ngày Thổ tháng 12 thuộc Thổ cuối năm để đưa Ông Táo cũng làm bằng đất về trời có ngụ ý của họ, nhưng đã bị người đời hiểu sai lầm và làm cho nó trở thành mê tín. Thôi thì sẵn tìm hiểu xem nên làm như thế nào cho tốt nhé.
Truyền thuyết nguồn gốc Táo Quân
Theo Trung Hoa
Theo Trung Hoa có những truyền thuyết về Táo Quân như sau:
– Theo Lã Thị Xuân Thu: Chúc Dung là thần quản lý lửa do Viêm Đế mang tới, khi chết người dân thờ làm thần lửa
– Theo Ngũ Kinh Di Nghĩa: Táo Quân tên Tô Cát Lợi, vợ là Vương Thị
– Theo Dũ Dương Tạp Trở: thần lửa trông như một cô gái đẹp, tên là Ổi hay Trương Đan, tên chữ là Tử Quách, những ngày không trăng thường lên trời tâu về việc người nào có lỗi…
– Theo Hoài Nam Tử: Viêm Đế (tức Thần Nông) mang lửa đến cho dân nên khi chết được thờ làm thần bếp
Về giới tính, người dân Phúc Kiến, Giang Tây cho rằng Táo là nữ thần, gọi là “Táo Quân Lão mẫu” hoặc “Táo Quân Thái thái”. Theo Thái Bình Ngũ Lãm trích từ Ngũ Kinh dĩ nghĩa, Trịnh Huyền cho Táo Thần là “lão phụ” tức một người đàn bà. Hứa Thận, nhà ngôn ngữ đời Đông Hán, thì cho rằng: “Táo Thần họ Tô tên Cát Lợi, phu nhân của Táo Thần họ Vương tên Bác Giáp” và hình tượng Táo Thần là người đàn ông. Nhưng người vùng Ninh Hóa và một số vùng khác thì vẫn tôn thờ nữ thần, có thể do họ chịu ảnh hưởng của Trịnh Huyền hoặc cho Táo Thần chuyên lo việc bếp núc, điều tra tội nhỏ, là việc của nữ giới.
Thờ cúng:
Người Trung Quốc cho rằng trước kia mỗi tháng vua bếp lên trời một lần vào ngày tối (ngày cuối tháng âm lịch) để báo cáo về từng người trong mỗi gia đình nhưng sau này, mỗi năm vua chỉ lên trời một lần vào ngày 23 tháng Chạp. Vào ngày đó, người Trung Quốc bày bàn thờ gần bếp, cúng vua bếp bằng thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo. Ngoài ra còn có nước và cỏ khô cho ngựa của vua bếp “ăn” để bay và chở vua lên trời.
Có lẽ sau này kinh tế khó khắn nên Ông Táo Tàu đã bị cúp bớt tiền viện trợ để lên trời một năm một lần cho đỡ tốn kém; hoặc là đi nhiều quá cũng mệt mà lại khiến Thượng Đế bận rộn hơn, nên đễ tiện việc hành chánh đã giảm thành 1 lần 1 năm cho tiện.
Theo Việt Nam:
Theo Việt Nam có những truyền thuyết về Táo Quân như sau:
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.
Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt qua chuyện Trọng Cao, Thị Nhi và Phạm Lang thành 2 ông 1 bà. Thượng đế. Thượng đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân (定福灶君), nhưng mỗi người giữ một việc:
– Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
– Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần
– Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần
Một số điều kiêng kỵ trong khu bếp:
– Bếp không quay ra cửa chính (có nghĩa là người nấu không quay lưng ra cửa).
– Cửa bếp không hướng ra cửa, tránh tà khí xông thẳng vào.
– Phía sau bếp phải là tường kín, không nên đặt ở cửa sổ.
– Đặt bếp tránh “Thủy hỏa xung khắc”, không đối diện vòi nước hay tủ lạnh.
– Cửa bếp không đối diện phòng ngủ, bếp không gần phòng ngủ đặc biệt là đặt giường gần bếp.
– Cửa bếp không đối diện khu vệ sinh.
Thờ cúng:
Đặt bàn thờ Táo quân thường là ở bên trên bếp nấu (gọi là trang thờ), trên vách bàn thờ có câu liễn “Định phúc Táo quân”. Quan niệm xưa cho rằng thần Táo cai quản việc bếp núc. Công việc chủ yếu của Táo quân là thay trời giám sát việc thiện ác tại mỗi gia đình, hàng năm vào dịp 23 tháng chạp ông Táo về thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc. Ngoài ra Táo quân còn là Thần hộ trạch (giữ nhà), không cho tà ma vào nhà gây rối cho gia đình.
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là “Tết ông Công”, lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lên trời.
Ngoài ra người Việt Nam còn quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng Thượng đế những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi, việc làm này có thể là do Văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại.
Thế thì ngay cả thật sự Táo là ai và là đan ông hay đàn bà từ xưa đến nay người ta cũng không biết chắc được vậy mà người ta vẫn tin. Điều đó không sao, có lòng tin vẫn tốt không có gì để nói, nhưng điều đáng nói là mục đích đưa ông Táo về trời là nhằm tâu điều tốt đẹp cho gia đình để cầu mong điều tốt đẹp, còn điều xấu thì giảm nhẹ đi là một hành vi hối lộ, tham nhũng và gian lận. Xin hỏi làm sao gia đình chúng ta có thể được tâu điều tốt đẹp khi chúng ta xấu xa, sống tham lam ích kỹ, làm toàn những điều tà bậy. Nếu như chúng ta sống tốt thì cần gì phải hối lộ với Ông Táo. Hơn nữa, nếu ông Táo mà ba làng, bị hối lộ như thế thì có đáng để chúng ta gửi gắm lòng tin không? Hay là chúng ta nghĩ rằng chúng ta dư sức mua thánh bán thần được? Thế thì còn gì là đạo lý vô tư của trời đất nữa!
Như tôi đã nói trước đây: “Nếu quý vị thờ Phật với mong cầu để được lợi ích, gặp may mắn chứ không nhằm noi gương tu học theo ngài, thì không ăn mày đã là hên rồi, đừng cầu mong điều may mắn, tốt đẹp”, nên chi quý vị muốn thờ Táo Thần cũng giống thế thôi, chẳng có gì khác biệt cả. Nếu với lòng chí thành thờ Ông Táo để làm chứng nhân cho mình làm những việc tốt thì nên thờ, còn thờ để nhằm hối lộ, mua chuộc thì chớ nên, vì không mua chuộc được đâu đừng nên Mê Tín.
Đời nhà Đường có câu chuyện rất hay là “Du Tịnh Ý Công Gặp Táo Thần” do Hòa Thượng Tịnh Không cố vấn và chỉ đạo dựng lại phim rất hay và ý nghĩa, mọi người nên xem theo link dưới đây: https://www.youtube.com/watch?v=enzzTy_MZBQ.
Bảo đảm những người tâm địa không tốt và sống gian lận, xấu xa, xem phim này xong thì sẽ không bao giờ dám thờ Ông Táo nữa, bởi vì Táo Thần không bỏ sót một việc xấu nào gia chủ đã làm cả!
Nguồn : https://www.facebook.com/sonquy.hoang.1/posts/1842791129340097
P/s:
Đây là nói riêng cho các bà, các cô, các ông… Nấu bếp lo chọn hướng bếp mà không hiểu sự mầu nhiệm khi nấu bếp.
Ngày xưa, ở Chùa các Thầy tu cao, tâm lượng rộng lớn, Thân Tâm thường an lạc mới được nấu bếp để người ăn được mạnh khỏe, an lạc và được nhiều tốt đẹp.
Còn những đầu bếp ở nhà khi nấu ăn không vui vẻ, không cảm thấy hạnh phúc, chặt cục thịt chửi ông chồng vài tiếng, mắng đứa con vài câu. Rủa người hàng xóm một hồi, nhóm chứa những sự hận thù, giận hờn, gắt gỏng trong đọt rau, ngọn hành hay thịt cá thì dù có mướn Thầy chọn hướng bếp hướng lò gì đi nữa, nấu xong người nhà ăn vào không bị bệnh tật tai họa mới lạ!!!
Nấu với tâm yêu thương, hạnh phúc, vui vẻ thì người nhà ăn vào sẽ tốt thôi. Cần gì lựa chọn hướng tốt, phong thủy hay chứ.
Nói thêm:
Gia đình tôi không có thờ cúng Ông Táo nên cũng chả nhớ phải làm gì, nên chắc là Ông Táo không ở nhà tôi đâu. Vì nếu ở thì đành phải nhịn đói nhịn khát suốt mấy chục năm rồi. Cho dù có ở thêm thì chỉ tổ đói khát tiếp!!!
Thử hỏi vậy không tốt hơn sao??? Vì nếu Ông không ở thì lỡ tôi có làm gì bậy Ông cũng đâu có ở đó mà biết để tâu!!!
Giả sử như Ông Táo không ở thì vẫn có Thần Thổ Địa, nhưng tôi cũng không thờ cúng Thổ Địa và hàng xóm tôi cũng chả biết Thần Thổ Địa là gì vì toàn là người Mỹ. Thế mà tại sao nước Mỹ giàu thế, dân ở mỹ đời sống lại phồn thịnh thế??? Vậy thì điều này chứng minh rõ ràng có cần gì bày trò thờ Ông Táo, Ông Công hay Ông Cò… Gì cho mệt??? Vì không thờ mà sống tốt thì họ nói xấu được sao??? Còn thờ cúng linh đình mà sống xấu ác họ nói tốt được sao???
Tuy nhiên Thần Cu Sanh thì luôn ở bên trái bên phải của bạn, dù một hành động nhỏ nhất tốt xấu của bạn họ cũng đều ghi lại cả. Giống như khi bạn sinh ra thì đã được gắn con chip nhớ trên người bạn rồi, bạn không có cách gì giấu giếm chuyện tốt xấu của mình được cả!!! Và khi bạn chết thì vị Thần Cu Sanh sẽ đem cái USB đó xuống Diêm Vương và ở dưới đó có cái TV với đầy đủ remote rất lớn gọi là Nghiệt Kính Đài rồi gắn cái USB vào thì tội phước của bạn sẽ được trình chiếu từ lúc sinh ra cho đến lúc chết…
Nếu bạn ráng tu tập thì từ từ bạn sẽ biết phải làm gì, chứ đâu phải giống như người bệnh cứ vái tứ phương. Làm mà chẳng biết mình đang làm gì như thế!!!
Lại Đưa Ông Táo Gia đình tôi 0 có thờ cúng Ông Táo nên cũng chả nhớ phải làm gì, nên chắc là Ông Táo không ở nhà tôi…
Người đăng: Sơn Quý Hoàng vào Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019
Xem thêm:
- Tại sao lại có ngày cúng ông Táo?
- Ông Táo quân-Táo thần trong mỗi gia đình có thật hay không?
- Cúng ông Công ông Táo như thế nào cho đúng?
Hỏi đáp bạn đọc:
Dương Hồng Đài Thưa Thầy! quan niệm trong nhà có Thổ Công, Thổ Địa cai quản ngôi nhà, bếp có Táo Quân đã được truyền từ đời các Cụ Tổ tông đến đời nay rồi ạ. Thực sự khi con tu tập con chỉ nghĩ đơn giản là để mình sống tốt hơn và tâm mình hướng thiện hơn để tu sửa bản thân. Còn chuyện Thờ cúng ngày 23 tháng chạp cũng giống như cúng giao thừa, năm mới thì con nghĩ cũng là tập tục thôi Thầy ạ! con ngu si ko hiểu biết rộng và con chỉ nghĩ đơn giản được như vậy thôi ạ? con ko biết con nghĩ như thế thì có sai gì ko ạ? con Kính xin Thầy chỉ dạy để con có thêm trí tuệ tu tập tốt hơn ạ
Sơn Quý Hoàng Dương Hồng Đài ngày xưa người ta có Truyền thống lấy vợ 0 sinh được họ có quyền cưới thêm vợ nữa sao giờ 0 còn nữa???
Giờ 0 được cưới nhưng vợ 0 sinh được con trai họ đi kiếm con hay ông bà già chồng đay nghiến con dâu. Vậy bạn thấy truyền thống này nên giữ 0???
Vấn đề là thờ Thổ Địa, Ông Táo cũng chả có gì sai nhưng nếu nghĩ thờ để được tốt là sai rồi. Còn thờ mà chẳng biết mình thờ để làm gì thì càng sai hơn nữa cũng như thờ Phật để mà thờ Phật vậy thôi!!!
Dương Hồng Đài Thua Thay Sơn Quý Hoàng ở vế trên Thầy nói về con người. Mà con người thì lại phải chịu sự ràng buộc của pháp luật. Lịch sử thay đổi, xã hội thay đổi dẫn tới việc pháp luật thay đổi để điều chỉnh xã hội. Vậy thì tư duy của con người ở mỗi thời đại cũng khác nhau.
Ở vế sau con chỉ nghĩ là do Tập Tục thôi Thầy ạ. Thờ Thổ Công, Táo Quân thì cũng ko sai. Mình thờ ko phải vì mình mong cầu gì mà mình Thờ vì mình nghĩ rằng ở trên mình còn có Ông Bà, Bố Mẹ và các đấng Tâm Linh ở cảnh giới cao hơn con người. Mà cao nhất chính là Phật, là Bồ Tát thưa Thầy
Sơn Quý Hoàng Dương Hồng Đài làm thì 0 sai nhưng trong tư tưởng thì 0 đúng. Giống như thờ Phật để mà thờ Phật chả có ý nghĩa gì chỉ là tượng đất tượng gỗ vậy thôi. Nên vế hai bạn nói cũng chẳng đúng, bởi vì họ cũng là chúng sinh thôi!!!
Dương Hồng Đài Thưa Thầy Sơn Quý Hoàng ạ! Được bày tỏ quan điểm của cá nhân con và được Thầy chỉ dạy con lại có thêm được trí huệ để hiểu hơn về Phật Pháp, về tu tập. Con hoan hỷ và trân trọng những lời vàng ngọc của Thầy. Con kính chúc Thầy luôn luôn mạnh khoẻ, thân tâm an lạc ạ
Vu Ngoc Thanh Người xưa bày ra vụ ông táo là có thâm ý của họ.
Ngày xưa , dân chưa biết nhiều, chỉ biết đến thánh thần, biết dc phật hơi khó, hiểu dc giáo lý còn khó hơn. Nên phải bày trò thôi.
Thực chất tiễn ông táo về tời là thực hiện phóng sinh thôi. Vô tình tự tạo phúc cho chính mình mà ko biết.