Đức Di Đà Cổ Phật – Đức Vô Lượng Quang Vương Phật
* Nguồn gốc
– Sau khi Đại Vũ Trụ Tam Giới đã được hình thành, phân định rõ ràng các cõi giới, chúng sinh khắp nơi sinh sôi nảy nở, tinh tấn và phát sinh thêm nhiều vật loại. Nhưng quá trình phát triển sinh tồn của muôn loài có sự tàn hại lẫn nhau, tiêu diệt nhau theo khuôn luật mạnh được yếu thua, loài lớn ức hiếp loài bé hơn. Loài người cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
– Đức Chí Tôn cùng Đức Từ Mẫu vì lòng thương xót chúng sinh, đã tự mình phân tánh thành muôn hình vạn trạng chư Thiên, Thần Thánh Tiên Phật độ duyên chúng sinh được về bến bờ an lạc. Các chủng tử ấy gọi là Nguyên Nhân, thuở ban sơ với số lượng 100 ức phân tán khắp Tam Giới. 1 ức là 10 vạn, tức là 10.000.000. Sau hàng trăm, hàng ngàn năm trôi qua, chỉ có chừng 6 ức Nguyên Nhân cùng một số chúng sinh khác tinh tấn giải thoát.
– Các vị Giáo Chủ liên tục xuất hiện theo dòng lịch sử phát triển của muôn sinh. Trong số các vị Giáo Chủ phát xuất từ khối Đại Linh Quang Thái Cực, có một vị tôn danh Di Đà Cổ Phật, hay danh hiệu ấy được hiểu là Vô Lượng Quang Vương Phật.
* Các tôn danh của Ngài:
- Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
- Tây Phương Thế Giới Di Đà Cổ Phật
- Tây Phương Giáo Chủ Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
- Tây Phương Tam Thánh Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
— Tôn danh đầy đủ của Ngài là:
Nhị Hội Long Hoa Hồng Dương Đại Hội, Di Đà Cổ Phật Chưởng Giáo Thiên Tôn.
* Hình dáng đặc trưng của Đức Di Đà Cổ Phật
– Đức Di Đà Cổ Phật thường thị hiện thân ảnh nam nhân dạng, độ tuổi trung niên chừng bốn mươi tuổi. Đầu tóc Ngài búi cao gọn gàng, có hình dáng quả đào trên đỉnh đầu, phần đuôi tóc thả dài ra sau.
– Sắc thân Ngài có màu trắng hơi vàng, thân khoác đạo bào vàng cam, xếp gấp nhiều lớp mềm mại. Ngài để hở phần ngực, ngay trước giữa ngực có chữ Vạn màu vàng sáng rực, biểu trưng của sự vận hành không ngừng nghỉ của Đạo Pháp trường tồn.
– Ngài thường thị hiện dáng đứng hoặc ngồi tĩnh tọa trên đài sen trắng hồng. Hai tay kết Thí Nguyện Ấn và Vô Úy Ấn. Có khi là hai tay kết Chuyển Pháp Luân Ấn. Ngoài ra, khi xuất hiện tiếp rước chân hồn chúng sinh về cõi Di Đà Tịnh Thổ thì Ngài sẽ kết một đặc ấn trong bộ Cửu Phẩm Liên Hoa Ấn.
– Toàn thân Ngài tỏa ánh Đạo Quang màu vàng nhẹ, sáng mà không chói, ấm áp dịu dàng.
Tranh: Thần Tiên Trích Lục HUN
* Cõi Giới Di Đà Tịnh Thổ nơi Cực Lạc Quốc
– Đức Di Đà Cổ Phật vì thấy sự khổ của chúng sinh đắm chìm trong vô minh phiền não, việc độ duyên cho một người hay vật, có thể về được bến bờ an lạc nơi Thượng Giới lại chẳng phải dễ dàng. Bởi lẽ chính các vị là Nguyên Nhân, có sẵn đức tánh thuần lương thanh tịnh, khi tiến nhập các cõi giới vô minh thì bị vướng mắc vào tư dục, phàm tánh làm cho họ không thể trở về lại nơi mình xuất phát. Việc độ duyên chúng sinh là hóa nhân cùng các loài khác càng khó khăn hơn nữa. Thế nên Đức Di Đà Cổ Phật sau khi tiếp quản cơ vận hành Đạo Pháp, làm một vị Giáo Chủ Long Hoa Đại Hội thời Nhị Kỳ Phổ Độ thì Ngài dùng tâm từ bi nguyện cứu độ muôn sinh sáng tạo nên một cảnh giới đặc biệt nơi hướng Tây Cực Lạc Thế Giới, Thượng Giới gọi là Di Đà Tịnh Thổ.
— Cảnh giới này có gì đặc biệt so với các cảnh giới khác ở Cực Lạc Quốc?
– Chúng sinh muốn về được Thượng Giới cần đắc Thánh Quả cho đến hàng Trọn Lành.
Thánh Quả tương đương cấp linh hồn ở mức Thánh Hồn 4-5-6/9 Cửu Phẩm Thần Tiên.
Còn hàng Trọn Lành nhập được vào Cực Lạc Thế Giới thì là Tiên Hồn cấp 7-8-9/9 Cửu Phẩm Thần Tiên.
– Muốn tinh tấn lên tới cấp 4 Chân Hồn, cần giữ gìn được giới sát nghiêm ngặt, không vướng mắc thất tình lục dục, lại có nhiều thiện nghiệp trong kiếp sinh của mình.
Còn hàng Trọn Lành thì mỗi sự chi cũng đều nghĩ về điều thiện, làm điều lành, tránh sự dữ, chẳng làm việc bất thiện, tất thảy nghiệp nơi Thân Khẩu Ý đều là thanh tĩnh thiện lành.
Như vậy, một chân hồn muốn giải thoát khỏi trầm luân khổ hải, không vướng nơi Trung Giới, tiến nhập vào Cực Lạc Quốc chẳng phải chuyện đơn giản.
– Nhưng cõi giới Di Đà Tịnh Thổ đặc biệt ở chỗ có thể dung chứa mọi chúng sinh có thành tâm tín niệm, đắc được Quả Thần Vị thì có thể về được cõi giới ấy.
Tất nhiên ở cõi Di Đà Tịnh Thổ cũng được chia thành nhiều khu vực khác nhau. Mỗi khu vực cần có sự giác ngộ tinh tấn, thiện hành, Đạo Quả nhất định mới có thể an trú nơi ấy.
Còn như thuộc hàng Thần Vị cấp hồn 1-2-3/9 Cửu Phẩm Thần Tiên thì chỉ có thể hưởng được phước báo lợi lạc, an tịnh nhất định ở nơi Vườn An Lạc của cõi giới ấy.
Vì chúng sinh ở cấp Thần Hồn, tuy có sự tinh tấn nhất định, có sự tu dưỡng tâm tánh nhất định, nhưng mà các Tham Sân Si vẫn còn vướng, thất tình lục dục vẫn còn vướng, chưa giữ được giới sát nghiêm ngặt, chưa giác ngộ được sâu dày lý Đạo nên sự tinh tấn ấy còn hạn chế lắm vậy.
– Vậy mới hiểu rằng Di Đà Tịnh Thổ là quốc độ đặc biệt dường nào, một cõi giới trực thuộc Thượng Giới nhưng mà có tu tập chút ít, có tín tâm rõ ràng, chưa hoàn toàn giải thoát khỏi Khổ Hải cũng đã được tiếp rước về đây.
– Muốn về được cõi ấy, cần tín tâm rõ ràng nhân quả, cần tín ngưỡng sâu dày vào Đức Di Đà Cổ Phật, tin rằng Đức Phật sẽ đến tiếp rước mình về cõi giới Di Đà Tịnh Thổ của Ngài. Đã tin tưởng Ngài, thì cần hiểu Ngài, hiểu về lòng từ bi tế độ muôn sinh, tha thứ và dung chứa lỗi lầm phiền não của muôn sinh dường nào. Thế nên người nói có tín tâm nơi Đức Di Đà, không phải là đặt tôn danh Ngài nơi cửa miệng rồi mãi niệm lâm râm “Nam mô A Di Đà Phật” mà chẳng thực lòng tu dưỡng, chẳng thực lòng học tập và thực hành theo hạnh nguyện của Ngài.
– Tùy thuộc vào quá trình tu dưỡng của mỗi người, hạnh đức, công nghiệp, tín tâm… mà có những quả vị từ cấp 1-9/9 Cửu Phẩm Thần Tiên.
Khi chân hồn đến ngày mệnh chung, thoát khỏi thân xác giả tạm, được trợ lực bằng kinh điển cùng lời nguyện cầu của thân bằng quyến thuộc cùng đồng Đạo thì chân hồn ấy sẽ sớm được tịnh hóa, định tỉnh thần thức không còn bị loạn động hôn trầm trong vướng mắc của các sự khổ nơi thế tục.
Lúc bấy giờ, khi chân hồn đã tịnh hóa, định tỉnh rồi thì sẽ có thể nhìn thấy được thân ảnh từ bi của Đức Di Đà Cổ Phật xuất hiện trước mắt mình. Thân ảnh Ngài sẽ thị hiện kết ấn là 1 trong 9 Ấn gọi là Cửu Phẩm Liên Hoa Ấn tương ứng Đạo Quả Cửu Phẩm Thần Tiên.
– Cửu Phẩm Liên Đài này được xếp từ cao xuống thấp gồm:
Thượng Phẩm Thượng Sanh
Thượng Phẩm Trung Sanh
Thượng Phẩm Hạ Sanh
Trung Phẩm Thượng Sanh
Trung Phẩm Trung Sanh
Trung Phẩm Hạ Sanh
Hạ Phẩm Thượng Sanh
Hạ Phẩm Trung Sanh
Hạ Phẩm Hạ Sanh
* Lôi Âm Tự nơi Cực Lạc Quốc
– Lôi Âm Tự là một ngôi chùa tháp có dạng gần giống với Kim Tự Tháp nhưng là hình tròn với nhiều tầng lớp. Xung quanh Lôi Âm Tự là khuôn viên rộng lớn của An Lạc Viên. An Lạc Viên cũng trực thuộc Di Đà Tịnh Thổ.
– Đức Di Đà Cổ Phật hiện đang an ngự trong Chánh Điện Lôi Âm Tự, gọi là Kim Sa Đại Điện. Khắp toàn bộ nơi này đều có ánh sáng vàng lấp lánh nên có tên gọi Kim Sa.
– Chỉ những chân hồn có cấp độ Trọn Lành 7-8-9 tức hàng Thượng Phẩm Thượng Sanh, Thượng Phẩm Trung Sanh và Thượng Phẩm Hạ Sanh mới có thể tiến nhập Kim Sa Đại Điện mà tham dự các buổi thuyết pháp của Đức Di Đà. Có thể đi lại nhiều nơi trong Cực Lạc Quốc, Thượng Giới và Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.
– Các chân hồn thuộc cấp hồn 4-5-6 tức hàng Trung Phẩm Thượng Sanh, Trung Phẩm Trung Sanh, Trung Phẩm Hạ Sanh thì có thể tự do đi lại trong Di Đà Tịnh Thổ và An Lạc Viên thuộc Cực Lạc Quốc, nhưng không hoàn toàn tự do đi lại trong Cực Lạc Quốc. Có thể đi lại nhiều nơi trong Thượng Giới và Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.
– Các chân hồn thuộc cấp hồn 1-2-3 tức hàng Hạ Phẩm Thượng Sanh, Hạ Phẩm Trung Sanh, Hạ Phẩm Hạ Sanh chỉ có thể đi lại trong cõi giới Di Đà Tịnh Thổ, không thể di chuyển ra ngoài pháp giới này, không thể vào An Lạc Viên, Lôi Âm Tự và Cực Lạc Quốc, không thể tiến nhập các cõi giới Thượng Giới khác nếu không có sự hộ trì trợ duyên của chư vị cao trọng và có trách nhiệm.
– Như vậy, tuy rằng tín giả được Đức Di Đà Cổ Phật tiếp rước về cõi giới Di Đà Tịnh Thổ nhưng việc có đủ nhân duyên, đạo hạnh để thường xuyên gặp được Đức Di Đà lại là chuyện rất khó. Những ai chưa vào được Kim Sa Đại Điện, cần tu dưỡng, học hỏi và phát tâm hành thiện nguyện, thiện nghiệp để ngày một tinh tấn hơn, có thể tham dự các khoa thi thăng cấp để dần tiến nhập vào Kim Sa Đại Điện.
Xem thêm : Lôi Âm Tự – Di Đà Tịnh Thổ
* Đức hạnh của Đức Di Đà Cổ Phật
– Nói về hạnh đức của Ngài, tất nhiên đó chính là từ bi phổ tế cứu độ chúng sinh vĩ đại chẳng thể nghĩ bàn. Ngài có thể tạo tác nên một cảnh giới đặc biệt, tiếp nhận dung chứa bao nhiêu chúng sinh dù họ chưa tinh tấn nhiều, chỉ mới chớm nở nhân duyên tu tập thôi.
Việc này đối với một vị cao trọng, vô cùng thanh tịnh là điều rất mệt mỏi. Vì nghiệp duyên của chúng sinh mà vị ấy kết duyên tiếp rước, cộng nghiệp dữ bất thiện của họ, những năng lượng loạn động của họ làm cho vị tiếp rước ấy tịnh hóa liên tục rất mệt mỏi.
– Thêm nữa, muốn cứu độ chúng sinh đủ mọi tầng lớp, mọi dân tộc, bộ tính cánh đặc trưng, nghề nghiệp… thì Ngài cũng phải hiển hóa, thị hiện các hình tướng khác nhau mang dáng dấp gần gũi thân quen với chúng sinh các đẳng cấp ấy. Từ đó mới có thể mượn duyên cớ phù hợp mà thuyết giảng, dẫn dắt hóa độ cho chúng sinh được hướng đức tin về Ngài, tín tâm và thiện lành một cách rõ ràng cụ thể.
* Đức Di Đà Cổ Phật trong tín ngưỡng đại chúng
– Ngài thường được họa hình và tạc tượng chung với Đức Quan Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, gọi chung là Tôn Tượng Tây Phương Tam Thánh.

– Người ta tin rằng thường niệm 10 lần danh hiệu Đức Di Đà Cổ Phật một cách trọn vẹn không ngưng nghỉ, thành tâm nhất tâm nhất niệm phút lâm chung thì sẽ có thể được Ngài tiếp rước.
Lại có người đi thuyết giảng phổ truyền cho đại chúng rằng pháp tu niệm Phật Di Đà là Pháp tu dễ hành, dễ thành, dễ chứng.
– Việc này thực chẳng dễ dàng. Dù cho người ta niệm tôn danh Phật một đời, tín tâm một đời gần như trọn vẹn, nhưng cận tử nghiệp vì những đớn đau của thể xác khiến cho tâm tình dễ bị loạn động, khó lòng mà thành tâm nhất niệm được lắm.
– Muốn thành tâm nhất niệm phút lâm chung cận tử nghiệp, chắc chắn phải hiểu được lý vô thường, buông xả vướng chấp của mình với các sự hư huyễn vô thường, lại có tín tâm sâu dày vào Đạo Pháp, tin sâu Nhân Quả. Đã tin sâu, tín tâm sâu dày thì phải làm lành và lánh dữ vậy, không khác.
– Đã tu tập Chân Đạo, muốn có Đạo Quả vi diệu thì cần có giới luật rõ ràng, pháp tu chân thật, lòng thành tín thiện. Thêm nữa, chúng sinh trôi lăn trong luân hồi khổ hải, thường tạo nghiệp dữ qua bao nhiêu đời kiếp, hiển nhiên sẽ chịu các tác động của nhân duyên nghiệp báo.
Làm việc dữ, việc dữ sẽ đến đòi nợ mình, không thể sai chạy được.
– Như vậy, muốn tu được thì cần có dũng khí, có tín tâm và sự tìm hiểu rõ ràng pháp môn mình tu. Tu Chân Đạo, tu chân chính thiện lành. Chẳng bao giờ là việc dễ dàng cả. Nếu dễ dàng, Đạo Quả làm sao có thể vi diệu an nhàn được.
– Nếu có Pháp Môn nào dễ tu dễ hành dễ thành dễ chứng, chúng sinh trong khắp Tam Giới này có lẽ chẳng có chúng sinh nào phải chịu khổ qua nhiều đời nhiều kiếp luân hồi trong ác đạo vậy.
* Sự đồng hóa với Đức Đại Nhật Như Lai
– Có nhiều nơi, người ta đồng hóa Đức Di Đà Cổ Phật với Đức Đại Nhật Như Lai. Cũng bởi ý nghĩa tôn danh A Di Đà Phật được hiểu là Vô Lượng Quang Phật, nên có sự đồng hóa trong tín ngưỡng này.
– Đức Đại Nhật Như Lai là Thái Dương Thiên Tử, Tỳ Lô Giá Na Phật, Thái Dương Minh Minh Châu Quang Phật, là vị Cổ Phật cai quản Thái Dương, hiện thân của Thái Dương, ngự nơi hướng Nam Vũ Trụ Pháp Giới.
– Đức Di Đà Cổ Phật là Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Tiếp Dẫn Đạo Sư, ngự ở hướng Tây Cực Lạc Quốc.
– Mỗi vị an trú một phương, sự tồn tại riêng biệt lắm vậy.
– Nhưng mà, nếu xét về nguồn gốc và đức hạnh, cả hai vị đều là chiết linh phân tánh thị hiện của khối ánh sáng Thái Cực Đại Linh Quang vi diệu từ rất sớm, thì rõ ràng việc đồng hóa hai vị này là một cũng không ảnh hưởng chi cả.
– Có tín tâm, có thiện hành và tu dưỡng mới là quan trọng.
* Đức Di Đà Cổ Phật trong kinh điển
– Cõi giới chúng ta đang ở đây, Đức Di Đà Cổ Phật có từng xuất hiện vào khoảng 3200 năm trước. Ngài là vị Tiếp Dẫn Đạo Nhân A Di Đà, từ Tây Phương Cực Lạc Thế Giới xuất hiện độ duyên chúng sinh có nhân duyên thiện lành về cõi của Ngài trong trận chiến giữa hai nhà Thương và Châu bên Trung Hoa được ghi chép lại trong Phong Thần Chí.
– Trong kinh điển Phật Giáo Đại Thừa, Đức Di Đà xuất hiện trong lời thuyết giảng của Đức Thích Ca nói với đại chúng về cõi giới Di Đà Tịnh Thổ và Đức A Di Đà Phật.
* Trong kinh điển Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Kinh Tiểu Tường
Tịnh niệm phép Nhiên Đăng tưởng tín
Hư Vô Thiên đến thính Phật Điều
Ngọc Hư Đại Hội ngự triều
Thiều quang nhị bá Thiên Kiều để chân
Bồ Đề Dạ dẫn hồn thượng tấn
Cực Lạc Quan đẹp phận Tây quy
Vào Lôi Âm kiến A Di
Bộ Công Di Lặc Tam Kỳ độ sinh
Ao Thất Bửu gội mình sạch tục
Ngôi Liên Đài quả phúc Già Lam
Vạn linh trỗi tiếng mừng thầm
Thiên thơ Phật Tạo độ phàm giải căn.
…
Trích từ Giới Tâm Kinh
Vọng Thượng Ðế chứng lòng thành tín
Chúng sanh đồng bái kỉnh khẩn nguyền
Nguyền cho trăm họ bình yên
Nhà nhà no ấm khỏi phiền khỏi than.
Nguyền Khổng Thánh bảo toàn Nho Giáo
Lấy nghĩa nhân Ðại Ðạo truyền ra
Tây phương Phật Tổ Di Ðà
Nam Hải Phổ Ðà có ngài Quan Âm.
Lẽ báo ứng cao thâm huyền diệu
Cho chúng sanh đặng hiểu răn mình
Ðạo Quân đức hóa háo sinh
Rộng quyền máy nhiệm an linh cứu đời.
Xin xót thương con người ngây dại
Phép huyền hư truyền dạy thế gian
Mong nhờ lịnh Ðức Thánh Quan
Ra oai bảo vệ trước loài ác hung.
Trường Canh chói rạng lòa Kim Khuyết
Xin ban ơn giải nghiệt cho đời
Tiền nhân hiền Thánh để lời
Thiện nam, Tín nữ nghe thời nên theo…
Ngày vía Đức Di Đà Cổ Phật
17.11 Nguyệt Lịch là ngày vía Đức Di Đà Cổ Phật.
Nguyện cho muôn vạn loại sinh linh đều có được đời sống ấm no, phúc lạc, thường tinh tấn, sớm quay đầu về bờ giác, sớm siêu thăng các cảnh giới an vui tịnh tĩnh
Nam mô Nhị Hội Long Hoa Hồng Dương Đại Hội Di Đà Cổ Phật Chưởng Giáo Thiên Tôn.
Nam mô Tây Phương Tam Thánh Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Quốc Tịnh Độ Di Đà Giáo Chủ
Tam Giới Toàn Thư
OM Amidebary ཨོཾ་མ་ཎི་པདྨེ་ཧཱུཾ།
[fb_vid id=”280803072629075″]Bạn đọc comment:
Billy Kidd
Em thấy có một sự thật đáng buồn là thực trạng xã hội hiện nay nhiều người chỉ có niềm tin hời hợt vào Phật Giáo (rằng các vị Thần Thánh Tiên Phật là các bậc bề trên, mình phải cung kính, sống lương thiện, không tham sân si, v.v… một cách chung chung) mà không có sự tin sâu vào Vô Thường, Nhân Quả, chưa thực hành giữ giới sống hướng thiện một cách nghiêm túc. Họ sống thả trôi theo đời đến tuổi già khi biết mình bệnh tật ốm yếu sắp lâm chung mới tìm đến niệm Phật để cố gắng cứu vãn mình…
Bình Tôn Billy Kidd quá muộn khi lão.bệnh mới chịu tu…
Bình Tôn Người mới nhất tâm niệm phật
Giai đoạn 1 sẽ gặp ác ma truy đuổi trong giấc mơ mà vẫn nhất tâm niệm danh hiệu A DI ĐÀ trong giấc mơ rồi ác ma tự biến mất!!!
Giai đoạn 2 vẫn nhất tâm niệm danh hiệu A DI ĐÀ cũng trong giấc mơ sẽ thấy ác ma cao to lớn như 1 ngọn núi xông về phía mình và trong mơ vẫn luôn niệm A DI ĐÀ rất nhiều lần có 1 vị như hộ pháp cầm kiếm xé đôi con ác ma rồi dật mình thức dậy mà miệng vẫn NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT…
2 giai đoạn đó mình đã trải qua sự thật trong bao năm niệm phật.
Hoàng Thanh Lam
Anh từng đến thăm Tây Phương Cực Lạc chưa ạ? Anh có nguyện sanh về cõi nước này không ạ?
TGTT Tự do trong Đại Vũ Trụ thì nơi nào cũng đến được, đâu cần phải nguyện nè em.
Hoàng Thanh Lam TGTT dạ. thật lòng tán thán, thời mạt pháp này ít người đạt được cảnh giới như anh.
Thiền Tâm Hoàng Thanh Lam
TGTT về Bạch Ngọc Kinh, bởi lẽ:
“Tiên phong Phật cốt mỹ miều
Về Kinh Bạch Ngọc lễ triều Chí Linh”
Thu Nguyễn
Thưa huynh. Huynh có thể chia sẻ 1 chút về Long Hoa Đại Hội , Tam Kỳ Phổ Độ không ạ?
TGTT Bạn xem qua nhe Long Hoa Đại Hội
Xem thêm các bài viết của