Đức Nhiên Đăng Cổ Phật
* Nguồn gốc
Đức Nhiên Đăng Cổ Phật là vị Cổ Phật có từ thuở Hỗn Nguyên khi Thiên Địa hình thành. Ngài là một hóa thân của khối ánh sáng Thái Cực trọn lành vô lượng quang toàn giác toàn năng. Nhiên Đăng có nghĩa là ngọn đèn trí tuệ, ánh sáng thiên nhiên soi sáng khắp Tam Giới.
– Từ thuở hỗn độn sơ khai, khi trời đất chưa phân định rõ ràng, Ngài cùng chung sức với Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế và Đức Diêu Trì Kim Mẫu dùng năng lực thanh tịnh từ ái của mình làm cho Thiên Địa được an định, phân rõ Thiên Địa Tam Giới, luật lệ trật tự của luân hồi nhân quả.
- Nhiên Đăng nghĩa là ngọn đèn tự cháy trong tự nhiên.
- Cổ Phật là vị Phật có từ thời rất xa xưa.
– Đức Nhiên Đăng Cổ Phật là một trong những hóa thân thị hiện hình tướng đầu tiên của khối ánh sáng trọn lành vi diệu Cội Đạo, khởi nguyên của vạn loại, vạn linh nên mới có tôn danh như thế.
– Ngài là một vị tôn sư truyền Đạo, đem ánh sáng Đạo Pháp nhiệm màu ấm áp từ bi đến những nơi còn u tối. Dạy cho muôn sinh hiểu Đạo vô vi, hiểu lẽ vô thường và sự Khổ.
– Ngài là vị Chưởng quản của tầng Hư Vô Cao Thiên, là tầng Thiên thứ 8 trong Cửu Trùng Thiên, rất gần với cội Đạo. Ở tầng Thiên này chư vị cao trọng hội họp, định phân nên Luật thiên Điều, Nhân Quả vận hành Tam Giới.
– Có những kiếp Ngài chuyển sinh vào hồng trần để độ duyên chúng sinh, xung quanh nơi Ngài sinh ra đều có mùi hương hoa thơm ngào ngạt, có ánh sáng ngũ sắc chan hòa và tiếng nhạc du dương thánh thót từ trời cao hoan hỉ.
– Các tôn danh của Ngài:
- Đức Nhiên Đăng Cổ Phật
- Đức Nhiên Đăng Đạo Nhân
- Đức Hỗn Độn Tôn Sư
- Đức Đính Quang Phật
- Đức Đính Quang Như Lai
- Đức Nhiên Đăng Phật.
Các ngày vía của Ngài đang được chúng sinh bá tánh nhiều nơi làm lễ kỷ niệm:
- 06.01. Nguyệt Lịch
- 15.03. Nguyệt Lịch
- 22.08. Nguyệt Lịch
* Hình dạng và tính chất đặc trưng
– Ngài thường thị hiện thân ảnh nam nhân dạng với gương mặt thanh thoát trẻ trung, khoảng chừng hơn ba mươi tuổi, đầu tóc búi cao thành quả đào trên đỉnh đầu gọn gàng.
– Toàn thân khoác đạo bào màu trắng, trên tay cầm xâu chuỗi từ bi Anh Lạc và một chiếc chuông đồng nhỏ tròn giống như chiếc bát, gọi là Bát Vu.
– Ngay giữa ngực của Ngài có một chữ Vạn, là biểu tượng của vòng xoay luân hồi nhân quả, hình tượng quen thuộc trong văn hóa Phật Giáo.
Toàn thân Ngài phát ra ánh sáng ngũ sắc linh diệu. Từ trong đạo hào quang ấy liên tục xuất hiện những nụ hoa tươi thắm đơm chồi rồi nở rộ mãn khai, lại nhanh chóng tiêu biến trong ánh sáng ngũ sắc để những chồi non khác nở rộ không ngừng nghỉ.
– Mỗi khi Ngài xuất hiện nơi đâu, sẽ có Bạch Hạc Đồng Tử cùng chư vị Hỉ Lạc Thiên rải hoa thơm và tấu lên những khúc nhạc thanh thoát, hoan hỉ cung nghinh đón tiếp Ngài quang lâm.
– Có những kiếp Ngài chuyển sinh vào hồng trần để độ duyên chúng sinh. Vào thời Phong Thần, Thương Chu đại chiến khoảng hơn 3000 năm trước, Đức Nhiên Đăng Đạo Nhân từng giáng ngự tại Linh Thứu Sơn, Nguyên Giác Động. Ngài độ duyên cho vị Linh Thú Vũ Dực Tiên, là loài Đại Bàng Kim Sí Điểu có đôi cánh hoàng kim của Triệt Giáo, tu luyện về Cực Lạc Thế Giới. Từ đó về sau, vị Linh Thú này thường theo bên cạnh Ngài, hộ trì Ngài trên bước đường phổ truyền Đạo Pháp.
Đức Nhiên Đăng Cổ Phật trong Long Hoa Đại Hội
Ngài là vị Chưởng Quản nơi tầng Hư Vô Cao Thiên.
Ngài là vị Chưởng Giáo của Sơ Hội Long Hoa Thanh Dương Đại Hội vào thời Nhất Kỳ Phổ Độ, tôn danh đầy đủ của Ngài là Sơ Hội Long Hoa Thanh Dương Đại Hội Nhiên Đăng Cổ Phật Chưởng Giáo Thiên Tôn.
Ngài thị hiện thân ảnh nam nhân dạng, tuổi chừng bốn mươi, tóc búi cao trên đỉnh đầu, phần còn lại thả dài phía sau. Phía trên không trung trên đầu Ngài là Thánh Tượng Thiên Nhãn sáng soi lan tỏa mấy vòng minh khí. Toàn thân Ngài khoác đạo bào bạch y để lộ một bên vai.
Ngài ngồi tư thế vương giả trên một đóa sen trắng thuần khiết, một chân bắt ngang một chân thả xuống dưới. Hai tay Ngài kết Thuyết Pháp Ấn.
Có vị Linh Thú là Đại Bàng Cánh Vàng Kim Sí Điểu tôn danh Vũ Dực Tiên cõng trên lưng đóa sen có Ngài ngồi trên ấy.
* Tam Thế Phật trong tín ngưỡng văn hóa Phật Giáo
– Người ta thường thờ hình ảnh tượng của 3 vị chung với nhau là Phật Nhiên Đăng, Phật Thích Ca và Phật Di Lặc, tượng trưng cho Tam Thế Phật là 3 vị Phật ở các đời quá khứ, hiện tại và vị lai
– Ngài là vị Phật Quá Khứ vô cùng quan trọng, là vị chứng đắc cho sự giải thoát khi thực hành theo Phật Đạo từ trước Phật Thích Ca cho đến nay. Ngài được nhắc đến với hình ảnh là vị tăng khoác áo lam đi hóa độ chúng sinh. Vào ngày 15.03 và mùng 06.01 nguyệt lịch hằng năm là ngày vía của Đức Nhiên Đăng Cổ Phật, tu hành giả khắp nơi thường lập đàn tụng kinh, thiết lễ tri ân công đức của Ngài.
– Một số kinh điển còn ghi chép lại, có một kiếp của Đức Phật Thích Ca từng là người Bà La Môn tên Thiện Tuệ muốn dâng hoa cho Ngài trên đường Ngài đi giáo hóa. Lúc ấy, cô gái bán hoa biết được mục đích mua hoa thì cũng phát tâm nguyện dâng hoa cho Ngài, với mong muốn sau này kết duyên với người thiện nam Thiện Tuệ. Ngài đã thọ ký cho cả hai người ấy. Thiện Tuệ sau này chính là thái tử Tất Đạt Đa còn cô gái bán hoa ấy chính là công chúa Gia Du Đà La.
* Kinh điển lưu truyền
Bản kinh về sự thiện nguyện, thiện hành của Đức Nhiên Đăng đang còn lưu truyền từ xa xưa
Hỗn Độn Tôn Sư Càn Khôn Chủ Tể
Quy Thế Giái ư nhứt khí chi trung
Ốc trần hoàn ư song thủ chi nội
Huệ đăng bất diệt chiếu Tam Thập Lục Thiên chi quang minh
Đạo Pháp trường lưu khai Cửu Thập Nhị Tào chi mê muội
Đạo cao vô cực giáo xiển hư linh
Thổ khí thành hồng nhi nhứt trụ xang thiên
Hóa kiếm thành xích nhi tam phân thác địa
Công tham Thái Cực phá nhứt khiếu chi Huyền Quan
Tánh hiệp vô vi thống Tam Tài chi bí chỉ
Đa thi huệ trạch vô lượng độ nhân
Đại Bi, Đại Nguyện, Đại Thánh, Đại Từ
Tiên Thiên Chánh Đạo Nhiên Đăng Cổ Phật
Vô Vi Xiển Giáo Thiên Tôn.
Nam mô Nhiên Đăng Cổ Phật Đại Bồ Tát Ma Ha Tát
* Diễn nghĩa ngắn gọn bản kinh về Đức Nhiên Đăng Cổ Phật
– Hỗn Ðộn Tôn Sư Càn Khôn Chủ Tể
Ðức Nhiên Ðăng Cổ Phật là vị thầy đáng kính, xuất hiện từ thời Hỗn Ðộn, Ngài làm Chúa Tể âm dương vũ trụ.
– Qui Thế Giái ư nhứt khí chi trung
Đưa tất cả vũ trụ về một Khí Hư Vô.
– Ốc trần hoàn ư song thủ chi nội
Nắm giữ tất thảy tinh cầu vào trong hai bàn tay.
– Huệ đăng bất diệt chiếu Tam Thập Lục Thiên chi quang minh
Ngài là ngọn đèn trí huệ sáng soi bất tận, là ánh quang minh chiếu khắp 36 cõi Thiên Giới.
– Ðạo pháp trường lưu khai Cửu Thập Nhị Tào chi mê muội
Ðạo pháp như dòng nước chảy hoài không dứt, khai hóa 92 ức nguyên nhân còn đang mê muội nơi cõi trần.
– Ðạo cao vô cực giáo xiển hư linh
Ðạo pháp cao siêu vô cùng tận, Đạo vô vi chẳng thể nghĩ bàn lại dạy cho muôn linh hiểu rõ tánh Không.
– Thổ khí thành hồng nhi nhứt trụ xang Thiên
Ngài thổi ra một luồng hơi, liền giữ được cân bằng Thiên Địa vận hành theo khuôn luật, như một cây cột vững chắc chống đỡ cho trời đất.
– Hóa kiếm thành xích nhi tam phân thác Ðịa
Ngài dùng ý niệm thanh tịnh của mình biến hóa thành thước đo mặt Ðất.
– Công tham Thái Cực phá nhứt khiếu chi Huyền Quan
Ðức Nhiên Ðăng Cổ Phật góp công cùng Ðức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế khai phá cho thông suốt khiếu Huyền Quan để chơn hồn ấy siêu phàm nhập Thánh.
– Tánh hiệp vô vi thống Tam Tài chi bí chỉ
Đức tánh của Ngài hòa nhập với vô vi, huyền hư, Ngài Chưởng quản Tam Tài là Thiên, Ðịa, Nhân trong ý chỉ nhiệm mầu.
– Ða thi huệ trạch, vô lượng độ nhơn
Ngài nhiều lần ban bố ơn huệ, cứu giúp người đời nhiều không kể hết.
– Ðại Bi, Đại Nguyện, Đại Thánh, Đại Từ
Ngài có đức từ bi vĩ đại, thệ nguyện vĩ đại, là bậc Thánh giả tôn kính.
– Tiên Thiên Chánh Ðạo Nhiên Ðăng Cổ Phật Vô Vi Xiển Giáo Thiên Tôn
Ðức Nhiên Ðăng Cổ Phật là vị xuất hiện từ thuở hỗn độn sơ khai, trước khi Trời Ðất phân cực rõ ràng. Ngài là Ðấng Thiên Tôn dạy dỗ cho sáng tỏ Ðạo Vô Vi, hướng muôn loại sinh linh về với cội Đạo, về với Chân, Thiện, Mỹ.
– Nam mô Nhiên Đăng Cổ Phật Đại Bồ Tát Ma Ha Tát
Đây là câu niệm tôn danh của Ngài sau khi trì tụng xong bản kinh.
Bản kinh này khi trì tụng, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về sự tồn tại của Ngài với vòng xoay của Nhân Quả luân hồi. Quá trình hình thành vũ trụ và Đạo Pháp đã được lưu truyền, gìn giữ theo thời gian qua hàng hà sa số kiếp.
Từ đó ta hiểu hơn về bản thân mình, ta là ai, giữa đời này cần và nên làm gì, ý thức được rõ hơn về sự tồn tại của bản thân trong Tam Giới. Nhờ vậy, người tín giả sẽ thuận duyên hơn trong việc hồi hướng tu tâm dưỡng tánh, trở về cội Đạo.
(Huyền Quang Pháp Sư diễn nghĩa)
TGTT
Bạn đọc comment:
Thanh Tran nếu không nhầm thì mấy câu kinh ở trên được trích từ thiên đạo kinh của cao đài giáo?
TGTT Kinh này Đạo Gia dùng lâu rồi nè bạn, sau này Cao Đài có thỉnh từ Tam Tông Miếu về để trì tụng
Tunglinh Hoang Kinh Pháp hoa cũng có nói đến Đức phật Nhiên Đăng.nhưng Ngài vẫn chưa phải là Đức Phật cổ nhất
Đình Lộc Vậy đức nhiên đăng cổ phật có trước hay là chuẩn đề phật và tiếp dẫn phật có trước vậy ad!? Theo e dc bk thì 2 vị này cũng là cổ phật
TGTT Đức Nhiên Đăng có trước nè bạn
Vũ KimTra Đình Lộc Đức Nhiên Đăng là vị Phật Đầu Tiên á bạn
Phàm Tịnh Ấn Nhiên Đăng sao là vị đầu tiên được bạn ?
Đình Lộc Sao mình đọc nhìu truyện và phim thấy tiếp dẫn và chuẩn đề là ng sáng lập ra tây phương phật giáo nhĩ.
Cuco Hong TGTT Không đâu, hắc bì phật tổ là Thượng Đế vô cực, có thể tên khác là Nhiên Đăng cổ phật
TGTT Cuco Hong Bạn đọc ở đâu để có những thông tin như vậy he?
Trường Thảo Còn có tôn danh khác là : “Nhật Nguyệt Đăng Minh Quang Như Lai”
Thai Duong Nguyen Phật giáo bị suy diễn kéo dần về đạo giáo Trung hoa, để rồi cuối cùng lại cho rằng Phật giáo lại từ đạo giáo Trung hoa mà ra, một kiểu hướng dư luận và tẩy não của bọn trung hoa.
TGTT Tam giáo vốn cùng chung một nhà, vì tất cả đều từ một cội Đạo mà ra, chỉ có tà giáo mới dụ dỗ người ta phân biệt để hiềm khích lẫn nhau, còn vốn dĩ, dù quy về đạo Nho hay Phật thì cũng không quan trọng nè bạn.
Tử Tâm Tử Vậy rốt cuộc là thiên bao nhiêu tầng. Tam thập tam thiên? Cửu trùng thiên?
TGTT Bạn xem qua nhé Cửu Trùng Thiên
Xem thêm các bài viết của