Đức Quan Âm Bồ Tát
(Đức Shiva Phật – Đức Đại Tự Tại Thiên Vương – Đức Tự Tại Thiên Tử – Đức Từ Hàng Đạo Nhân)
* Nguồn gốc
– Thuở khởi nguyên vũ trụ, trước khi Thiên Địa Tam Giới hình thành, từ Hư Vô Chi Khí phát sinh ra khối Thái Cực Quang, khối Thái Cực Quang lại biến thành Lưỡng Nghi là Âm Quang và Dương Quang.
- – Hư Vô Chi Khí biến thân thành Đức Hồng Quân Lão Tổ – Đức Thái Thượng Đạo Quân – Đức Từ Tôn
- – Thái Cực Quang biến thân thành Đức Đại La Thiên Đế – Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế – Đức Từ Phụ
- – Thái Cực Quang khi biến sinh thành Lưỡng Nghi cũng xuất hiện Đức Cửu Thiên Huyền Mẫu – Đức Diêu Trì Kim Mẫu – Đức Từ Mẫu
– Cả ba Đấng tối cao tối trọng ấy được gọi với tôn danh là các Đấng Tam Tôn Khởi Nguyên hay Đấng Tam Tôn Đạo Nguyên.
– Khi âm dương lưỡng nghi kết hợp, xoay vần và sinh biến vạn vật thì các Đấng Tam Tôn cũng phân tánh, biến hóa nên muôn hình vạn trạng khác nhau hóa độ chúng sinh tinh tấn trong khắp Tam giới. Lúc bấy giờ, Đức Từ Phụ phân tánh hóa sinh thành Đức Brahma Phật, Đức Từ Mẫu phân tánh hóa hình nên Đức Shiva Phật, Đức Từ Tôn phân tánh hóa hình nên Đức Vishnu Phật.
- – Đức Brahma Phật còn được biết đến là Đức Đại Phạm Thiên Vương.
- – Đức Vishnu Phật được biết đến là Đức Na La Diên Thiên Vương hay Đức Biến Tịnh Thiên Vương.
- – Đức Shiva Phật còn được biết đến là Đức Đại Tự Tại Thiên Vương hay Đức Đại Tự Tại Thiên Tử.
….…………………………………..
* Hình dạng và tính cách đặc trưng
– Đức Đại Tự Tại Thiên Tử thường thị hiện thân ảnh nam nhân dạng, thân người vừa phải, độ tuổi chừng ba mươi ba tuổi, tóc dài hơi xoăn gợn sóng, có búi quả đào trên đỉnh đầu và đuôi tóc xõa ra sau lưng.
– Đôi khi Ngài cũng thị hiện thân ảnh nữ nhân tuổi chừng hai mươi tám.
– Tôn nhan dung mạo của Ngài thanh tú, vô ưu vô ngại, tuyệt mỹ, nghiêm trang, thong dong tự tại. Trên thân Ngài thường có phục sức mang hình ảnh Nhật Nguyệt Tinh, tượng trưng cho tâm nguyện cứu độ chúng sinh của Ngài theo năm tháng xoay vần, tinh tú lưu chuyển không bao giờ ngừng nghỉ. Những phục sức ấy có khi là vòng tay, hoa tai, vòng cổ, dây buộc tóc trên đỉnh đầu, mũ tóc, vòng chân, thắt lưng, pháp khí.
– Phục trang trên thân Ngài là những dải lụa mỏng trắng tinh khôi, có thêm mấy dải lụa nhẹ nhàng bồng bềnh trong gió khoác vòng phía sau cánh tay, cũng có khi Ngài thị hiện thân trên ngực trần.
– Trong một số hoàn cảnh đặc biệt, Ngài thị hiện thân ảnh Atula Dạng với nhiều đầu, nhiều mặt, nhiều tay, nhiều chân. Màu da xám, đen, nâu, đỏ cam. Trên mỗi tay đều có cầm pháp khí giúp tịnh hóa các sự hỗn loạn, ô uế, tà tính, ác trược.
– Các vị Linh Thú thường đi chung với Ngài là Huyền Long, Kim Mao Hẩu, Huyền Vũ, Giao Long, Cá Sấu, Linh Xà.
– Ngài thường mang theo bên mình các pháp khí như là Tam Tiêm Mâu, Trí Huệ Kiếm, Tịnh Bình, Hồ Tiên, Pháp Loa, Pháp Luân, Liên Hoa, Bảo Châu.
– Đại Tự Tại Thiên Tử là phân tánh hóa thân của Đức Từ Mẫu nên lòng từ bi, yêu thương chúng sinh khắp Tam Giới bao la vĩ đại vô Cùng vô tận như chính Đức Từ Mẫu đối với vạn linh sinh chúng.
….…………………………………..
* Phân tánh hóa thân thành Từ Hàng Đạo Nhân
– Cách đây khoảng 3200 năm, tại đất Trung Hoa, thời nhà Thương. Ngài phân tánh hóa sinh thành Từ Hàng Đạo Nhân, làm môn đệ của Xiển Giáo, do Đức Nguyên Thủy Thiên Tôn chấp chưởng.
Từ Hàng Đạo Nhân là một trong Thập Nhị Đại Tiên đức cao vọng trọng trong số chư Thần Tiên Xiển Giáo.
– Ngài tu luyện ở Phổ Đà Sơn.
– Ngài thu nhận đồ đệ là Long Cát Công Chúa, là vị Long Nữ con gái của Long Vương Ta Kiệt La.
– Trong Vạn Tiên Trận, Ngài thu phục được Kim Quang Tiên của Triệt Giáo. Kim Quang Tiên là một vị Linh Thú loài Kim Mao Hẩu có dáng dấp giống sư tử và kỳ lân, lông vàng óng ánh như ánh mặt trời, tu luyện nhiều năm đạt thần thông biến hóa nên thân ảnh nhân dạng.
– Từ đó về sau, hình tượng Đức Từ Hàng bên cạnh có Linh Thú Kim Mao Hẩu xuất hiện nhiều trong văn hóa Đạo Giáo lẫn Phật Giáo Á Đông.
* Thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, trong cửa Đạo Cao Đài
– Ngài có tôn danh là “Đức Tam Tông Chân Giáo Nhị Trấn Oai Nghiêm Thường Cư Nam Hải Quan Âm Như Lai”, là một trong Tam Trấn đại diện cho Tam Giáo Á Đông quy hiệp muôn sinh vạn Pháp về với Đại Đạo thời Tam Kỳ Phổ Độ.
– Hình tượng của Ngài là Đức Quan Âm Nữ Phật, thân khoác đạo bào màu vàng, có hoa văn lá trúc trên áo. Tay cầm Tịnh Bình có nhành dương liễu trong Tịnh Bình. Mái tóc dài búi quả đào trên đỉnh đầu, trên đầu là mũ vải chụp tóc, chân mang giày vô ưu, có hoa sen dưới chân đỡ gót.
….…………………………………..
* 12 hình tượng tiêu biểu của Đức Quan Âm Bồ Tát
* Đức Shiva Cổ Phật
Hình tượng Đức Shiva thân trần, quấn khố màu xanh đứng trên mình Giao Long màu vàng. Tượng của Ngài biểu trưng cho quyền năng chuyển sinh, hủy diệt cái cũ bất thiện tiêu cực, không hợp thời nên phải hoại diệt, nhằm tái tạo nên những điều mới mẻ hợp thời, tích cực và thiện lành.

* Đức Shiva Độ Khổ Hải
– Tranh vẽ về Đức Đại Tự Tại Thiên Tử trong văn hóa Ấn Giáo thường thấy là hình ảnh Ngài đang ngồi bên bờ biển, uống nước biển và nghĩ về sự khổ của chúng sinh mà tìm cách cứu độ muôn loài nơi khổ hải ấy.
– Việc Ngài uống nước ấy chính là Ngài chấp nhận hòa mình vào khổ hải với muôn sinh, để thấu hiểu sự khổ của các loài, từ đó có các phương thức phù hợp hóa độ nhân duyên cho chúng sinh các loài khác nhau vậy.
* Đức Quán Tự Tại Bồ Tát Hành Thâm Bát Nhã
– Hình tượng này miêu tả về một nam nhân đang nhắm mắt chiêm nghiệm, gương mặt an nhiên vô ưu trước phiền não thế gian. Có khi Ngài được mô tả dáng ngồi với pho kinh điển, hoặc là ngồi trên vầng trăng khuyết.
– Hình tượng này biểu thị về tính không của vô thường, vô khổ, vô ác, vô cầu. Thiện ác, khổ vui đều cũng chỉ là những biến hiện của lý sự một cách vô thường, thường biến. Mà vạn vật xoay vòng trong lý tự nhiên âm dương, cũng đều không khác với tính Không của vũ trụ tự nhiên.
– Quán Tự Tại là quán chiếu nội tâm bản thân để nhìn thấy ngũ uẩn đều không, thất tình lục dục cũng không, sắc tướng, thanh âm, hương vị, cảm xúc cũng đều là vô thường hư huyễn.
* Đức Từ Hàng Đạo Nhân
– Tôn danh Ngài có nghĩa là vị đạo đức cao trọng cứu độ chúng sinh trong khổ hải bằng con thuyền từ bi. Thường được mô tả trong hiện tướng dáng dấp nam nhân, áo lụa mỏng để hở ngực, cưỡi trên lưng Kim Mao Hẩu, tay cầm Định Phong Châu hoặc Trí Huệ Kiếm. Có khi mô tả Ngài ngồi trên cánh hoa sen hoặc đài sen, tay nâng Tịnh Bình rải nước từ bi độ chúng.
* Đức Quan Âm Cứu Độ Khổ Hải
– Hình tượng Ngài đứng trên lưng vị Long Thần, tay nâng Tịnh Bình chan rưới từ bi và Bảo Châu chiếu diệu Đạo Pháp soi sáng vô minh.
– Quan Âm Cứu Khổ có nghĩa là quan sát, lắng nghe các sự rung động của tâm tình chúng sinh trong Tam Giới, nơi nào có sự khổ, nơi nào cần Ngài cứu giúp, Ngài liền hóa hiện mà cứu khổ cứu nạn cho người biết sám hối, hữu duyên tu tập.
* Đức Quan Âm Tống Tử
– Tống Tử nghĩa là tiễn con.
– Hình tượng Đức Quan Âm được mô tả trong thân nữ nhân, mẹ hiền đang bế đứa trẻ trên tay tiễn đứa bé ấy đến người hữu duyên muốn có con mà bị hiếm muộn hay vô sinh.
* Đức Quan Âm Bạch Y
– Bạch Y là phục trang màu trắng tinh khôi.
– Hình tượng Đức Quan Âm có khi là nam nhân dạng, có khi là nữ nhân dạng toàn thân khoác áo trắng nhiều lớp. Hoặc là gương mặt không phân rõ giới tính nhưng để ngực trần khoác mảnh lụa trắng trên thân. Hình tượng này biểu trưng cho sự thuần khiết, thanh tĩnh của Ngài giữa dòng khổ hải hồng trần uế trược.
* Đức Quan Âm Ngư Lam
– Ngư Lam nghĩa là giỏ cá.
– Hình ảnh người phụ nữ khoảng chừng năm mươi tuổi, trên tay đeo một cái giỏ tre thường rảo bước dọc theo bờ biển hỏi mua cá của các ngư dân, rồi phóng sinh mấy chú cá ấy về lại với biển.
* Đức Quan Âm Kim Ngư hay Quan Âm Lý Ngư
– Kim Ngư là cá có thân sắc vàng óng ánh.
– Lý Ngư là cá chép.
– Hình ảnh Đức Quan Âm trên lưng chú cá chép vàng bơi lượn khắp mặt biển cứu độ chúng sinh trên khổ hải.
* Đức Quan Âm Phổ Đà
– Phổ Đà Sơn là nơi Đức Từ Hàng Đạo Nhân tu luyện đắc quả vị.
– Hình tượng Đức Quan Âm cùng với Tiên Đồng, Ngọc Nữ hay Long Nữ ở ảnh núi non với rừng trúc an nhiên tự tại, lắng nghe và nhìn thấu các sự khổ của chúng sinh mà tìm phương cứu độ.
* Đức Mã Đầu Quan Âm
– Trên đầu có hình một chú ngựa chiến.
– Hình tượng Đức Quan Âm trong hiện tướng toàn thân da đen hoặc xám, hoặc đỏ. Trên tay cầm trí huệ kiếm, hoặc cung hay trường mâu, trên đầu là mũ miện có hình đầu ngựa chiến.
– Ngài là vị thần bảo hộ cho bầy ngựa trên thảo nguyên, người nuôi ngựa có được lòng dũng cảm và trí tuệ đối diện với các chướng ngại trên thảo nguyên hay hoang mạc mà đoàn ngựa đi qua.
* Đức Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm
– Thiên Thủ Thiên Nhãn là ngàn mắt ngàn tay.
– Đức tánh của Ngài là quan sát và lắng nghe sự khổ của chúng sinh rồi tìm phương thức cứu độ cho phù hợp với từng loài chúng sinh. Vì thế biểu hiện tướng ngàn mắt ngàn tay nhắc cho chúng ta hiểu về hạnh nguyện tận độ chúng sinh thoát khỏi sự khổ và oai lực thần thông quảng đại bất khả tư nghị của Ngài. Ngài làm hàng hà sa số việc nên biến hiện tướng thiên thủ thiên nhãn vậy.
….…………………………………..
* Cơ bút của Đức Quán Âm Bồ Tát
Cơ bút của Đức Tự Tại Thiên Tử Quán Âm Bồ Tát trong Cửu Thiên Môn
Tự Tại an nhiên chốn tịnh không
Thiên Tử thương sinh chẳng cam lòng
Quán Âm cứu khổ nơi trần thế
Bồ Tát hóa duyên kẻ thiện lòng
Khổ là gì?
Chưa ai biết Khổ hay sao?
Bần Đạo nói cho chư hiền khá rõ.
Chúng sinh vừa sinh ra đã khổ, sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái khổ, ly biệt khổ, oán khổ, cầu bất đắc khổ, ngũ uẩn khổ, muôn nghìn sự khổ.
Tu là khổ hạnh, thương chư hiền gấm hoa phú quý đổi lấy nâu sòng. Chưa biết khổ thì học cho biết khổ. Chư Tiên Phật đều phải kinh qua sự khổ của vạn linh sanh chúng mới tường tận, mới biết cách hóa độ vạn loại. Cái khổ chung của chúng sanh lắm đỗi thường tình, học không xong thì chẳng đáng Đạo sĩ. Ngũ uẩn giai không mới tỏ tường Bát Nhã.
Thuyền Bát Nhã đưa linh khá giữ
Khéo tay chèo, vạn sự không không
Một lòng gắng sức nên công
Xây cơ tận độ khởi dòng thiện lương
Miền Cực Lạc soi đường dẫn bước
Đem hình hài đến trước Thiên Cung
Hồng ân Phật Thánh khoan dung
Độ linh khắp chốn về mừng Chí Tôn.
18.02. Canh Tý
Tự Tại Thiên Tử – Quan Âm Bồ Tát
….…………………………………..
* Thần chú Lục Tự Đại Minh
— Om mani padme hum —
– Câu chú gồm 6 chữ nên gọi Lục Tự Đại Minh. Tương truyền Đức Đại Tự Tại Thiên Tử khi du hành các cõi giới khác nhau trong Tam Giới cứu độ chúng sinh, Ngài lưu truyền câu mật chú này để chúng sinh có thể cảm ứng với thần lực của Ngài. Nhờ trì niệm thần chú và phát tâm hồi hướng, sám hối, giữ giới từ bi mà người hành trì được diệt trừ vô minh, tiêu trừ phiền não và tự giải thoát chính mình khỏi tất thảy ma chướng, tật bệnh khổ ách.
– Ý nghĩa câu chú có nghĩa là Gieo mầm hoa sen cát tường nở rộ khắp chốn. Ý nghĩa này nhắc cho hành giả hành trì luôn gieo hạt giống lành trong mọi hành tàng của mình giữa đời. Từ ý nghĩ vi tế cho đến lời nói, hành động cũng đều mang hạt giống thiện lành thanh thoát như đóa sen giữa đầm lầy. Thường làm những điều như vậy, tự nhiên đời sống an lạc thanh tịnh, khi mất đi thân mạng thì được giải thoát thong dong tự tại.
Xem thêm : Công dụng của thần chú Om Mani Padme Hum
* Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
– Đây là một bản kinh được dùng trì tụng hàng ngày, nhắc nhở hành giả thường quán chiếu thân tâm của mình, quán chiếu các lý sự xảy đến với mình hay giữa đời quanh mình đều là vô thường. Nhắc cho chúng sinh hiểu về tinh Không – Vô Thường – Vô Ngã – Vô Niệm.
…
Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Thị cố không trung vô sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.
Vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp
Vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới.
Vô vô minh, diệc vô vô minh tận
Nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.
Vô khổ, tập, diệt, đạo.
Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.
Bồ đề tát đỏa y Bát nhã Ba la mật đa cố
Tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố
Vô hữu khủng bố
Viễn ly điên đảo mộng tưởng
Cứu cánh Niết bàn.
Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.
Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.
Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:
— Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha —
….…………………………………..
* Kinh Cứu Khổ
Bản Kinh Cứu Khổ mà tín chúng Á Đông các tôn giáo có thờ Đức Quan Âm thường trì niệm mỗi ngày
Kinh Cứu Khổ
Nam mô Đại Từ, Đại Bi Quảng Đại Linh Quan Thế Âm Bồ Tát (3 lần).
Nam mô cứu khổ, cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát,
Bá thiên vạn ức Phật, hằng hà sa số Phật, vô lượng công đức Phật.
Phật cáo A Nan ngôn, thử kinh Đại Thánh,
Năng cứu ngục tù, năng cứu trọng bịnh, năng cứu tam tai bá nạn khổ.
Nhược hữu nhơn tụng đắc nhất thiên biến, nhứt thân ly khổ nạn,
Tụng đắc nhứt vạn biến, hiệp gia ly khổ nạn.
Nam mô Phật lực oai, Nam mô Phật lực hộ,
Sử nhơn vô ác tâm linh, nhơn thân đắc độ,
Hồi quang Bồ Tát, hồi thiện Bồ Tát,
A Nậu Đại Thiên Vương chánh điện Bồ Tát,
Ma kheo ma kheo thanh tịnh tỳ kheo,
Quan sự đắc tán, tụng sự đắc hưu,
Chư Đại Bồ Tát, ngũ bá A La Hán,
Cứu hộ đệ tử… nhứt thân ly khổ nạn.
(Cứu hộ đệ tử cả chúng sanh thoát ly khổ nạn.)
Tự ngôn Quan Thế Âm, anh lạc bất tu giải,
Cần độc thiên vạn biến tai nạn tự nhiên đắc giải thoát.
Tín thọ phụng hành, tức thuyết Chơn Ngôn viết:
Kim Ba Kim Ba Đế, Cầu Ha Cầu Ha Đế,
Đa La Ni Đế, Ni Ha La Đế,
Tì Lê Ni Đế, Ma Ha Dà Đế,
Chơn Lăng Càn Đế, Ta bà ha.
— Nam mô Thường Cư Nam Hải Quan Âm Như Lai — (Mật niệm 9 lần).
Xem bài : Công dụng khi trì tụng Kinh Cứu Khổ
….…………………………………..
* Các bài thơ và cơ bút dạy Đạo của Ngài:
Phần này trích từ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển – cơ bút Cao Đài Đại Đạo
Quang minh Nam Hải trấn thiền môn
Âm cảnh năng tri độ dẫn hồn
Bồ đoàn mạc hám liên huê thất
Tác thế tâm ưu khởi đạo tông.
…
Nam thành Chánh giáo cứu sanh linh
Hải đức dương chi cải thế tình
Quan niệm Thiên Ân tai ách giả
Âm phong nhựt tản chiếu đơn đình.
…
Làu soi gương hạnh rạng Nam hoa
Sau trước rồi đây cũng một nhà
Liễu yếu đem đường dìu liễu yếu
Tranh xưa thêm rỡ cảnh liên tòa.
…
Quang minh chánh đại lập tâm thành
Âm chất khả tu Ðạo khả minh
Bồ liễu nhứt thân sanh biến hóa
Tác thành kim thể đắc trường sanh
….
Ðạo quý là tại hòa.
Các em nghĩ thử mà coi, tạo Thiên lập Ðịa cũng bởi âm dương hòa hiệp sanh hóa muôn loài, cũng bởi một chữ hòa, đến đỗi như thân của người có tạng có phủ. Tạng phủ ấy, nếu chẳng hòa thì con người chẳng hề sống bao giờ. Kịp đến tâm hồn bất hòa thì thất tình lục dục đều phát khởi tranh ngôi với Thần Lương Tâm, nếu kém lực, thì con người ấy duy có sanh hoạt trong vòng vật dục chớ chẳng hề biết Thiên lý là gì?
Các em thử nghĩ cái phẩm giá của kẻ ấy cao hèn là thế nào, người chẳng có hòa là thế đó.
Còn gia đình chẳng hòa, thì cha con mích nhau, chồng vợ lìa tan, anh em ly tán.
Còn trong luân lý chẳng hòa, thì dân cư bất mục.
Nước chẳng hòa thì sanh ly loạn.
Còn cả thế giới bất hòa, thì nhơn loại đấu tranh.
Vì vậy Thiếp khuyên các em dĩ hòa vi tiên.
….
Thiếp chào các em. Các em có hiểu vì sao mà phải khai rộng lòng thương cho đến bác ái chăng?…
Vì vạn vật do Ðức Từ Bi mà sanh hóa trong cả thế gian, vậy vạn vật đồng nhứt thể. Tánh háo sanh của Ðức Ðại Từ Bi cũng nhân đó mà vô biên, vô giới. Còn chúng ta lại là một loài trong vạn vật, thì chúng ta cũng ở trong luật hóa sanh ấy. Vì vậy mà hễ giết một mạng sống thì đau lòng Ðức Ðại Từ Bi, mà hễ đau lòng Ðức Ðại Từ Bi, thì Thiên sầu Ðịa thảm.
Các em thử nghĩ, người tục có dám phạm đến oai Trời chăng?
Cứ do đó, thì ta đủ rõ rằng: Ta phải mở lòng bác ái, thương xuống đến các vật yếu hèn, một là tránh khỏi sa vào luật quả báo, vì luật Thiên điều chẳng hề vị ai. Tuy mắt thịt không bao giờ thấy được, chớ kỳ thiệt một mảy lành dữ không qua được.
Các em có lẽ hiểu câu:
“Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu.”
Ấy là một lẽ, còn một lẽ nữa là người sanh trong cõi trần, Ðức Ðại Từ Bi ban cho một tánh tối linh hơn vạn vật, là có ý thay thế cho Người mà dìu dắt loài yếu hèn hơn.
Các em thử xét, ở đời nếu cha phàm mà rủi có một đứa con bất hiếu, thì có phiền chăng?
Còn Ðức Ðại Từ Bi mà có con không lòng bác ái thì thế nào?
Mà người có nên trái lòng Trời là Ðức Ðại Từ Phụ chăng?
Hết phần trích dẫn từ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển
Tam Giới Toàn Thư
Xem thêm các bài viết về